Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 43 - 45)

3.1.2.1. Dân số, lao động

Dân số tỉnh Hưng Yên năm 2016 khoảng gần 1,2 triệu người, mật độ dân số 1.252 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2009 đến nay luôn

duy trì ở mức dưới 1%/năm. Dân số thành thị chiếm khoảng 15% dân số toàn tỉnh. Là một tỉnh có tỷ lệ dân số cơ học chiếm cao bởi vì Hưng Yên có nhiều trường Cao đẳng, đại học và nhiều khu công nghiệp thu hút hàng ngàn sinh viên và công nhân từ các tỉnh bạn về cư trú, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh (Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, 2016).

Tỉnh có khoảng 67 vạn lao động, có sức khoẻ, có trình độ văn hoá. Lao động đang làm việc trong tất cả các ngành kinh tế chiếm khoảng 85-90% lao động trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ khỏe, giá cả sinh hoạt và mặt bằng tiền công, tiền lương, đặc biệt là ở khu vực công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp được đánh giá là tương đối thấp với các tỉnh và thành phố lân cận (Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, 2016).

3.1.2.2. Phát triển kinh tế - xã hội

Sau gần 20 năm, kinh tế của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu và tạo ra nhiều sự thay đổi sâu sắc, từ một tỉnh nghèo, thuần nông và độc canh cây lúa Hưng Yên đã vươn lên trở thành tỉnh khá trong khu vực và cả nước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm hàng năm được duy trì ở mức trên hai con số, cao hơn so với cả nước, nhất là các năm đầu mời tái lập tỉnh.

Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1997-2015

ĐVT:%

Gia đoạn Tổng số

Chia theo khu vực Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

1997 - 2000 112,32 104,59 133,30 115,77

2001 - 2005 112,27 104,49 120,45 115,17

2006 - 2010 111,75 102,51 116,62 113,92

2011 - 2015 107,85 101,54 109,55 108,30

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2016) Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chuyển từ kinh tế thuần nông, độc canh cây lúa sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Trong gần 20 năm qua, nền kinh tế của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao; các ngành, các lĩnh vực sản xuất then chốt phát triển mạnh với nhiều nội dung, hình thái mới; đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và kinh doanh dịch vụ đã hình thành nên các ngành kinh tế mới, kinh tế mũi nhọn đem lại

hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp mang tính quyết định đến nguồn thu ngân sách của tỉnh. Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá nhanh; xu hướng chuyển dịch tương đối rõ nét và phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện nước ta hiện nay (Cục Thống kê Hưng Yên, 2016).

3.1.3. Tình hình thu nhập, đời sống của người dân Hưng Yên

Đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt. các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố và tăng cường. Cũng như nhiều địa phương khác, đời sống của nhân dân Hưng Yên chủ yếu là nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh của nhiều ngành nghề mới như: Công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ khác... cùng với việc nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông thôn đều đã được cải thiện rõ rệt (Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, 2016).

Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình từ năm 2006 đến năm 2016 cho thấy: Thu nhập bình quân mỗi người 1 tháng của các hộ đã tăng từ 556 nghìn đồng năm 2006 lên 2.626 nghìn đồng năm 2016, tăng gấp hơn 4,72 lần. Tỷ lệ hộ nghèo trong những năm gần đây cũng liên tục giảm xuống, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 11,5% thì đến năm 2016 còn 4,2%. Bên cạnh việc thu nhập tăng lên, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư trong những năm trở lại đây được giữ ổn định. Năm 2006, chệnh lệch thu nhập giữa nhóm cao nhất và thấp nhất là 5,7 lần thì đến năm 2016 là 5,6 lần (Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 43 - 45)