Cấu trúc chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2014-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 31 - 61)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)

e. Công thức áp dụng tính Chỉ số giá tiêu dùng

Theo Tổng cục Thống kê (2015) để tính được chỉ số giá tiêu dùng áp dụng công thức Laspeyres bình quân nhân để tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2014- 2019 (các chỉ số giá có quan hệ tích số với nhau):

                   n i w i n i w i t n i w i i t t i i i P P P P I 1 0 1 1 0 0 (1)

Trong đó: It0Chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0;

t

P Giá tiêu dùng kỳ báo cáo t;

0

P Giá tiêu dùng kỳ gốc 0;

n Là số mặt hàng;

Chỉ số giá tiêu dùng chung

Nhóm cấp 1Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Nhóm cấp 1 Đồ uống và thuốc lá Nhóm cấp 1 Các nhóm khác Nhóm cấp 2 Lương thực Nhóm cấp 2 Thực phẩm Nhóm cấp 2 Dịch vụ ăn uống ngoài gia đình Nhóm cấp 3 Gạo Nhóm cấp 3 Bột mỳ và ngũ cốc khác Nhóm cấp 3 Các nhóm khác Nhóm cấp 4 Gạo tẻ thường Nhóm cấp 4 Gạo tẻ ngon ...

   n i i i i i i q p q p W 1 0 0 0 0 Quyền số cố định kỳ gốc 0.

2.1.3. Nội dung nghiên cứu chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng

2.1.3.1. Chất lượng hoạt động thu thập sô liệu thống kê chỉ số giá tiêu dùng

Chất lượng hoạt động thu thập số liệu thống kê thể hiện qua các tiêu chí sau: Tính đầy đủ thể hiện trong các chỉ tiêu trong biểu mẫu theo từng kỳ báo cáo được ghi chép, thu thập một cách đầy đủ đối với tình hình thực tế trong địa bàn; Tính chính xác thể hiện các chỉ tiêu thể hiện trong biểu mẫu theo từng kỳ báo cáo được thu thập một cách chính xác. Tính chính xác trong khâu thu thập số liệu qua báo cáo thống kê là phải ghi chép một cách trung thực, không khai man số liệu thực tế; Tính kịp thời là thời hạn cuối cùng phải kết thúc thu thập số liệu theo kế hoạch để chuyển sang giai đoạn phân tích tổng hợp (Tổng cục thống kê, 2004).

Nếu như số liệu thu thập được có chính xác đến đâu mà không kịp thời thì cũng vô giá trị. Đặc thù của thu thập thống kê qua chế độ báo cáo là có tính hệ thống và nhiều cấp tổng hợp vì vậy nếu thu thập không kịp thời ở địa bàn nào sẽ dẫn đến khuyết thông tin ở địa bàn đó dẫn đến những sai lệch đáng tiếc về số liệu thống kê của toàn hệ thống (Tổng cục thống kê, 2004).

2.1.3.2. Chất lượng xử lý, tổng hợp thông tin

Tính đầy đủ: Tính đầy đủ trong xử lý và tổng hợp số liệu thể hiện hai nội dung. Thứ nhất, tính đầy đủ thể hiện ở các bước công việc xử lý và tổng hợp số liệu phải được thực hiện đầy đủ để đảm bảo chất lượng xử lý, tổng hợp số liệu. Thứ hai là xử lý số liệu phải đủ các chỉ tiêu. Nếu các chỉ tiêu chỉ được xử lý không đầy đủ thì sẽ không đảm bảo được chất lượng của toàn bộ các chỉ tiêu thống kê (Phạm Đức Thuận, 2015).

Tính chính xác của xử lý và tổng hợp số liệu là yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng xử lý và tổng hợp số liệu. Tính chính xác thể hiện ở chỗ các bước của xử lý và tổng hợp số liệu phải được tiến hành một cách hợp lý và chính xác. Sau khi tổng hợp số liệu thành các bảng đầu ra phải đảm bảo được số liệu phải logic và phản ánh được sát với thực tế về các đặc tính của sự vật, hiện tượng (Phạm Đức Thuận, 2015).

liệu đúng so với kế hoạch và theo phương án điều tra. Nếu hoạt động này không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành và chất lượng của các hoạt động sau như phân tích số liệu, công bố thông tin (Phạm Đức Thuận, 2015).

2.1.3.3. Chất lượng số liệu thống kê chỉ số giá tiêu dùng

Theo Nguyễn Văn Đoàn (2014) chất lượng số liệu thống kê được đánh giá qua 6 tiêu chí sau:

Tính phù hợp của số liệu thống kê được thể hiện qua mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng. Đánh giá mức độ phù hợp của số liệu thống kê phụ thuộc vào nhu cầu khác nhau và hay thay đổi của người dùng tin. Cơ quan Thống kê không thể đáp ứng tất cả nhu cầu của người dùng tin, mà phải xác định những loại số liệu nào cần biên soạn nhằm giải quyết bất cập giữa nhu cầu thông tin đa dạng với nguồn lực có hạn để sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng. Tính chính xác của số liệu thể hiện qua mức độ phản ánh sát thực các hiện tượng kinh tế, xã hội của các chỉ tiêu thống kê. Không thể đòi hỏi số liệu thống kê phản ánh đúng hiện tượng vì thông tin thống kê dùng để tính toán luôn chứa đựng sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Những sai số ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu thống kê diễn ra trong quá trình thu thập thông tin như: phạm vi thu thập, cách lấy mẫu và trong quá trình tính toán,v.v...

Tính kịp thời của số liệu thống kê biểu thị độ trễ về thời gian giữa thời kỳ hay thời điểm số liệu thống kê phản ánh với thời điểm công bố số liệu. Luôn có sự đánh đổi giữa tính chính xác và tính kịp thời của số liệu thống kê, yêu cầu số liệu càng nhanh thì độ chính xác của số liệu càng kém. Nói cách khác, tính kịp thời luôn ảnh hưởng tới tính chính xác của số liệu thống kê.

Khả năng tiếp cận của số liệu thống kê thể hiện mức độ dễ dàng để có được số liệu từ cơ quan Thống kê; Khả năng tiếp cận thể hiện ở hai khía cạnh: Mức độ dễ dàng để có thể xác minh số liệu thống kê cần có; tính phù hợp của các phương thức tiếp cận số liệu.

Khả năng giải thích của số liệu thống kê phản ánh mức độ sẵn có của những thông tin bổ sung và các bảng giải trình cần thiết để giúp cho người dùng tin hiểu và sử dụng số liệu một cách chính xác và hợp lý, bao gồm: khái niệm của chỉ tiêu, các phương pháp phân loại đang áp dụng; phương pháp thu thập và xử lý

thông tin, phương pháp luận dùng trong tính toán chỉ tiêu và chỉ rõ mức độ chính xác của số liệu và thông tin thống kê.

Tính chặt chẽ của số liệu thống kê phản ánh mức độ kết hợp số liệu từ các nguồn khác nhau để đưa vào cùng một lược đồ số liệu rộng hơn theo thời gian. Vì vậy tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan Thống kê phải sử dụng thống nhất các khái niệm, phân loại chuẩn và phương pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống kê. Sáu tiêu thức phản ánh chất lượng số liệu thống kê có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Cho đến nay các nhà Thống kê chưa tìm ra một mô hình hiệu quả để gộp tất cả những nét đặc trưng của sáu tiêu thức nêu trên vào một chỉ tiêu duy nhất.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tiêu dùng

2.1.4.1. Nguồn nhân lực hoạt động trong thống kê chỉ số giá tiêu dùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng thống kê vì nguồn nhân lực là yếu tố chính quyết định đến chất lượng thống kê. Nguồn nhân lực ở đây bao gồm các mặt: kinh nghiệm của Cán bộ thống kê thống kê giá càng có kinh nghiệm về công tác này thì chất lượng thống kê càng được nâng cao và ngược lại. Kinh nghiệm ở đây đồng nghĩa với số năm công tác trong lĩnh vực thống kê thống kê giá; Sự chuyên trách của cán bộ. Nếu một cán bộ chuyên trách lĩnh vực thống kê thống kê giá, họ sẽ toàn tâm toàn ý cho công việc và sự hiểu biết của họ về thống kê sâu sắc hơn. Điều đó sẽ làm cho chất lượng thống kê cao hơn và ngược lại; Độc lập chuyên môn về nghiệp vụ thống kê, người làm công tác thống kê có quyền và trách nhiệm độc lập, thực hiện đúng đắn và đầy đủ những quy định về chuyên môn, nghiệp vụ. Không một tổ chức, cá nhân nào vì bất kỳ lý do gì mà ép buộc tổ chức và người làm công tác thống kê vi phạm các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định (Lê Kim Dung, 2018).

2.1.4.2. Nguồn lực tài chính cho hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng

Nguồn lực tài chính luôn tỷ lệ thuận với chất lượng thống kê. Nếu nguồn lực tài chính đủ sẽ đảm bảo được tất cả các hoạt động thống kê được vận hành trơn tru và ngược lại.

Nguồn lực tài chính trong điều tra thống kê là kinh phí điều tra, nếu kinh phí điều tra đầy đủ sẽ đảm bảo được cỡ mẫu điều tra được đảm bảo, những chỉ

tiêu nào không thực hiện điều tra bằng chọn mẫu được sẽ phải điều tra toàn bộ, khi đó vai trò của nguồn lực tài chính là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó nguồn lực tài chính tác động đến tất cả các hoạt động khác của quá trình điều tra.

Nguồn lực tài chính trong báo cáo thống kê thống kê giá là nguồn lực một mặt chi trả lương và phụ cấp của cán bộ công tác thống kê giá. Mặt khác nó là nguồn quan trọng để mua sắm cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện hoạt động thống kê (Lê Kim Dung, 2018).

2.1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và phần mềm

Cở sở vật chất, kỹ thuật ở đây bao gồm cơ sở hạ tầng mạng internet, bao gồm máy chủ và đường truyền. Các phần mềm bao gồm phần mềm tổng hợp chỉ số giá, các phần mềm khác trong xử lý số liệu như excel, SPSS, STATA... có bản quyền và điện thoại, fax.... Những trang thiết bị vật chất này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thống kê (Tổng cục Thống kê, 2004).

2.1.4.4. Các văn bản, chính sách pháp luật về thống kê

Các văn bản chính sách pháp luật bao gồm các văn bản như Luật Thống kê, các văn bản dưới luật quy định, hỗ trợ cho việc thực hiện công tác thống kê. Đây là yếu tố rất quan trọng để hoạt động thống kê được thực hiện một cách hiệu quả. Nếu không có văn bản pháp luật, các cơ quan thống kê các cấp sẽ không bị ràng buộc trong việc phải báo cáo số liệu lên cấp cao hơn. Bên cạnh đó khi ban hành các quyết định như hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thì phải có các văn bản đi kèm hỗ trợ cho việc thực hiện các văn bản chính. Các chính sách hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động thống kê cũng rất quan trọng như chính sách hỗ trợ cho người làm thống kê cao nhất là 20% lương (Tổng cục Thống kê, 2004).

2.1.4.5. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng

Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng gồm nhiều yếu tố kết hợp lại với nhau, mỗi yếu tố đều có sự tác động không nhỏ đến chất lượng chỉ số giá tiêu dùng (Tổng cục Thống kê, 2015).

2.1.4.6. Sự hợp tác của các đối tượng cung cấp thông tin

Do một số đối tượng cung cấp thông tin thông kê chưa nhận thức được đúng tầm quan trọng của thông tin thống kê đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên chưa có sự phối hợp tốt trong việc cung cấp thông tin. Vẫn còn có tình trạng cung cấp thông tin không đúng với thực tế (Tổng cục Thống kê, 2004).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng của một số quốc gia trên thế giới một số quốc gia trên thế giới

2.2.1.1. Nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tại Hàn Quốc

Hệ thống Thống kê quốc gia Hàn Quốc được tổ chức theo mô hình phân tán. Cũng giống như tình trạng của nhiều nước khác, số liệu thống kê của Hàn Quốc có sự khác biệt rất lớn giữa các nguồn, độ tin cậy của số liệu cũng còn hạn chế, do vậy có những ý kiến cho rằng số liệu thống kê quốc gia có chất lượng thấp (Nguyễn Thái Hà, 2007).

Để nâng cao chất lượng thống kê, họ đã tiến hành đánh giá các cuộc điều tra. Mục đích của việc đánh giá là để xây dựng các chiến lược cải thiện chất lượng số liệu thống kê quốc gia trên cơ sở Sổ tay hướng dẫn về tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Nâng cấp chất lượng chung của thống kê quốc gia bằng việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hoàn thiện chất lượng. Mục tiêu cuối cùng là để tăng độ tin cậy của số liệu thống kê quốc gia (Nguyễn Thái Hà, 2007).

Theo Nguyễn Thái Hà (2007) việc đánh giá chất lượng dựa trên cơ sở 6 tiêu chuẩn:

- Môi trường sản xuất số liệu thống kê - Qui trình sản xuất số liệu thống kê

- Mức độ chính xác về thu thập số liệu tại địa bàn - Mức độ hoàn chỉnh về công bố số liệu và dịch vụ - Mức độ thoả mãn của người sử dụng

- Nỗ lực cải thiện chất lượng số liệu thống kê.

2.2.1.2. Nâng cao chất lượng thống kê của Châu Âu

Đối với các nước Châu Âu, quan điểm về chất lượng thống kê được đánh giá bằng các tiêu chí sau: Tính phù hợp; Độ chính xác và tin cậy; Tính kịp thời và đúng hạn; Tính chặt chẽ và khả năng so sánh; Khả năng dễ tiếp cận và minh bạch. Từ đó họ đặt ra các tiêu chuẩn để thực hiện bằng cách xây dựng 15 nguyên tắc với 82 chỉ tiêu thực hiện giúp tuân thủ ở một mức độ nào đó các tiêu chuẩn đã đề ra. Sản phẩm lõi của thống kê là số liệu thống kê chất lượng “tốt” là số liệu thống kê được sản xuất theo những tiêu chuẩn này.

Bảng 2.2. Các nguyên tắc và chỉ tiêu thực hiện thống kê Châu Âu

STT Nguyên tắc Chỉ tiêu thực hiện

I

Môi trường thể chế

Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ 8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệm vụ thu thập thông tin 3

Đủ các nguồn lực 4

Cam kết về chất lượng 4

Bảo mật thông tin thống kê 6

Trung thực và khách quan 8

II

Quy trình thống kê

Phương pháp luận tốt 7

Quy trình thống kê phù hợp 9

Không đặt gánh nặng lên người cung cấp thông tin 6

Hiệu quả chi phí 4

III Sản phẩm thống kê Phù hợp 3 Chính xác và tin cậy 3 Kịp thời và đúng hạn 5 Tính chặt chẽ và khả năng so sánh 5

Khả năng tiếp cận và minh bạch 7

Tổng 82

Nguồn: Nguyễn Văn Đoàn (2014)

2.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Nâng cao chất lượng thống kê ở tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm qua, ngành Thống kê Vĩnh Phúc đã bám sát nhiệm vụ được giao, đảm bảo thông tin thống kê chính xác, đầy đủ phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và của từng địa phương. Để nâng cao chất lượng chỉ số giá tiêu dùng, phản ánh đầy đủ mức tăng giảm của các loại hàng hóa, giúp cho cấp ủy Đảng và chính quyền có cái nhìn chân thực mức sống của người dân và đề ra các giải pháp, những năm qua, ngành Thống kê Vĩnh Phúc luôn đặt ra giải pháp hàng đầu là phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản, hàng năm, ngành cử cán bộ tham gia các khóa học đào tạo bổ sung kiến thức do Tổng cục Thống kê tổ chức; phân công cán bộ có nhiều kinh nghiệm, chuyên

môn vững đào tạo và giúp đỡ cán bộ mới, cán bộ chưa quen với công việc. Hiện nay, phần lớn cán bộ có trình độ từ Đại học trở lên, Cục Thống kê Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những đơn vị có đội ngũ cán bộ chuẩn về trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (Cục thống kê tỉnh Vĩnh phúc, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 31 - 61)