Phân nhóm và phân bổ số liệu phiếu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 50 - 57)

Tên địa bàn điều tra Tổng số phiếu

Loại phiếu điều tra

Phiếu dành cho điều tra viên Phiếu cho người cung cấp thông tin thống kê Phiếu cho CB lãnh đạo quản lý, CB phụ trách, xử lý, tổng hợp chỉ số giá TP Hưng Yên 24 7 15 2 Huyện Mỹ Hào 19 7 10 2

Huyện Khoái Châu 19 7 10 2

Huyện Ân Thi 19 7 10 2

Cục Thống kê Hưng Yên 3 3

Tổng 84 28 45 11

Tổng hợp từ tác giả (2018) Bên cạnh đó số liệu sơ cấp còn được thu thập dựa trên việc điều tra giá của 640 hàng hóa, dịch vụ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những hộ, cửa hàng, trung tâm siêu thị kinh doanh bán lẻ các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng; các trường học bệnh viện,… cung cấp các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ổn định tại 4 huyện thành phố như trên. Đây đồng thời là các địa bàn điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình và điều tra quyền số năm 2014 để phục vụ tính toán chỉ số giá tiêu dùng tại tỉnh Hưng Yên. Mẫu phiếu điều tra cũng là mẫu phiếu do Tổng cục Thống kê quy định trong Phương án Điều tra giá tiêu dùng theo Quyết định số 31/QĐ- TCTK ngày 13 tháng 01 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

+ Đối tượng tra là giá của các loại hàng hóa dịch vụ phổ biến được quy định trong phiếu điều tra.

+ Đơn vị điều tra được chọn là các sạp hàng, quầy hàng, điểm bán hàng (chuyên bán lẻ), cơ sở kinh doanh dịch vụ, đơn vị sự nghiệp, trường học, cơ sở

khám chữa bệnh, … có địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các thành phần kinh tế nằm trong khu vực điều tra đã được chọn.

+ Nội dung điều tra:

Để thu thập được giá, mỗi mặt hàng hoá và dịch vụ trong danh mục điều tra đều phải mô tả chi tiết về quy cách, phẩm cấp, nhãn mác cụ thể.

Để tính chỉ số giá tiêu dùng, Cục Thống kê thu thập giá của các loại hàng hoá và dịch vụ đại diện, tiêu dùng phổ biến của dân cư trong một giai đoạn nhất định. Danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện sử dụng trong đề tài nghiên cứu là Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện cho giai đoạn 2014 - 2019 bao gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư.

+ Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp các hộ, của hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, trường học, cơ sở ý tế,... kinh doanh hàng hóa dịch vụ tiêu dùng phổ biến.

3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Phương pháp này được sử dụng để sau khi số liệu đã được tổng hợp, tác giả sẽ phân tích để tìm ra mối tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối của các chỉ tiêu đánh giá để mô tả thực trạng, đặc điểm liên quan đến chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích tác giả sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hoá thông qua hệ thống chỉ tiêu.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người đại diện trong lĩnh vực thống kê giá từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp.

3.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.4.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của hoạt động thu thập số liệu thống kê giá qua điều tra thống kê thống kê giá qua điều tra thống kê

- Tính chính xác trong hoạt động thu thập - Tính kịp thời trong hoạt động thu thập.

3.4.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng xử lý, tổng hợp chỉ số giá tiêu dùng tiêu dùng

- Tính đầy đủ trong hoạt động xử lý, tổng hợp - Tính chính xác trong hoạt động xử lý, tổng hợp - Tính kịp thời trong hoạt động xử lý, tổng hợp.

3.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng số liệu thống kê giá tiêu dùng

- Tính phù hợp của số liệu thống kê - Độ tin cậy của số liệu thống kê - Tính kịp thời của số liệu thống kê - Khả năng tiếp cận của số liệu thống kê - Tính đầy đủ của số liệu thống kê.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG TỈNH HƯNG YÊN TỈNH HƯNG YÊN

4.1.1. Thực trạng hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng Yên

Điều tra thống kê: Cục Thống kê Hưng Yên tiếp nhận Quyết định điều tra, phương án điều tra và các tài liệu có liên quan, tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra do Trung ương tổ chức; tổ chức, chỉ đạo toàn diện cuộc điều tra theo phương án điều tra tại các địa bàn điều tra đã được chọn từ bước rà soát địa bàn, danh mục mặt hàng đại điện cho cả tỉnh; tuyển chọn; tập huấn cho điều tra viên và giám sát viên; điều tra thực địa; giám sát, kiểm tra việc tập huấn và thu thập thông tin tại địa bàn; nghiệm thu, bàn giao phiếu; nhập tin phiếu điều tra, truyền dữ liệu về Tổng cục Thống kê.

Xây dựng kế hoạch xử lý thông tin của cuộc điều tra để đưa vào Kế hoạch công nghệ thông tin năm 2017 của Cục Thống kê.

Hướng dẫn kinh phí cho cuộc điều tra; hướng dẫn định mức chi tiêu cho các đơn vị sử dụng kinh phí cuộc điều; cấp phát kinh phí; hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được cấp và duyệt báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị.

Cục trưởng Cục Thống kê cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về chất lượng thông tin điều tra và quản lý, sử dụng kinh phí điều tra thuộc địa phương mình.

Trong thời gian điều tra, Cục Thống kê cấp tỉnh phân công người đã được tập huấn nghiệp vụ trực tiếp xuống từng địa bàn để kiểm tra, giám sát điều tra viên. Cục Thống kê cấp tỉnh chịu trách nhiệm đánh giá, nghiệm thu toàn bộ phiếu trước khi nhập tin và gửi dữ liệu cho Tổng cục Thống kê.

Để tạo sự ủng hộ của các cấp, các ngành và người dân đối với cuộc điều tra, Cục Thống kê cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên, tranh thủ sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân các cấp, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng điều tra tại các địa bàn điều tra.

Chi Cục Thống kê cấp huyện có nhiệm vụ hướng dẫn điều tra viên thực hiện nhiệm vụ; tham gia giám sát công tác điều tra ở địa bàn theo phân công của

Cục Thống kê cấp tỉnh; nghiệm thu phiếu điều tra và gửi về Cục Thống kê theo thời gian quy định.

Hiện nay công tác thống kê chỉ số giá tiêu dùng được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Với tỉnh Hưng Yên được thực hiện trên 4 huyện, thành phố đại diện cho hai khu vực thành thị và nông thôn. Các địa bàn được chọn trùng với các địa bàn khảo sát mức sống dân cư năm 2014. Danh mục mặt hàng thu thập giá gồm 640 mặt hàng, tỉnh Hưng Yên được phân bổ 28 điều tra viên, 10 giám sát viên, 01 đồng chí phụ trách công tác nhập tin tổng hợp và phân tích kết quả chỉ số giá tiêu dùng, cùng với đội ngũ lãnh đạo phụ trách của 04 huyện thành phố thực hiện điều tra và tại Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên. Điều tra giá tiêu dùng được thực hiện một tháng ba kỳ theo đúng thời gian quy định. Với số lượng điều tra viên, giám sát viên, cán bộ phụ trách công tác giá và lãnh đạo phụ trách như vậy về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của cuộc điều tra. Tuy nhiên, do yêu cầu của phương án điều tra giá tiêu dùng là phải lấy giá ở cùng một điểm trong các tháng, có nhiều điểm ở xa nhưng chỉ có rất ít mặt hàng, điều tra viên rất mất công đi lại, nhiều khi khai thác thông tin qua hình thức gián tiếp phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nguồn thông tin. Hơn nữa thời gian từ khi cán bộ phụ trách giá nhận phiếu điều tra đến khi tổng hợp số liệu gửi trung ương rất ngắn mà chỉ có 01 cán bộ nên công việc quá tải ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chỉ số giá.

Công tác chuẩn bị cho việc thu thập thông tin giá tiêu dùng được tiến hành đầy đủ từ cấp trung ương đến địa phương: xây dựng phương án; tập huấn điều tra giá tại trung ương; Cục Thống kê Hưng Yên xây dựng mạng lưới, danh mục mặt hàng phổ biến đại diện cho tỉnh; tuyển chọn điều tra viên; tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên và các giám sát viên cấp tỉnh, huyện; in phiếu điều tra và các tài liệu hướng dẫn liên quan. Tất cả các khâu công việc trên hiện đều được thực hiện đầy đủ và đúng theo trình tự. Để có thể thu thập và tính toán được thông tin về chỉ số giá tiêu dùng, Cục Thống kê Hưng Yên đã tiến hành lập Danh mục hàng hóa gồm 625 mặt hàng, dịch vụ phổ biến đại diện chung cho toàn tỉnh được mô tả chi tiết về tên, quy cách phẩm cấp đóng gói, xuất xứ của mặt hàng, khối lượng quan sát,.... Đồng thời thiết lập mạng lưới điều tra gồm các điểm điều tra thuộc 4 huyện thành phố trong tỉnh, sau đó tiến hành điều tra giá của 625 mặt hàng trong 12 tháng của năm 2014 để tính giá của năm lấy làm năm gốc. Cập nhật quyền số

tính toán chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê cung cấp được tính toán từ kết quả cuộc điều tra Khảo sát mức sống năm 2014.

Tuy nhiên, việc triển khai thường rất gấp, thời gian từ khi tập huấn đến khi thực hiện điều tra thường rất ngắn, phương án và các hướng dẫn có liên quan được Trung ương gửi về khá muộn dẫn đến nhiều khâu công việc không được nghiên cứu kỹ trước khi làm hoặc làm không cẩn thận. Đặc biệt chưa có hướng dẫn chi tiết trong việc lựa chọn khu vực điều tra, điểm điều tra. Theo phương án yêu cầu chọn khu vực điều tra phải trùng với khu vực có điều tra Khảo sát mức sống dân cư, tuy nhiên trong thực tế nếu chỉ lựa chọn mạng lưới là các địa bàn có điều tra Khảo sát mức sống dân cư thì không thể thu thập thông tin của nhiều mặt hàng phổ biến do tại các nơi này không có đầy đủ các mặt hàng.

Chỉ số giá tiêu dùng được hình thành từ các nguồn thông tin cơ bản: - Qui định điểm điều tra đối với các mặt hàng là cố định trong các kỳ điều tra trừ trường hợp điểm điều tra không còn tồn tại hoặc mặt hàng được điều tra không còn xuất hiện tại điểm điều tra. Thời điểm điều tra giá tiêu dùng là 3 kỳ vào các ngày ngày 01, 11 và 21 hàng tháng; những mặt hàng điều tra 1 kỳ/tháng được tiến hành thu thập giá vào ngày 11 hàng tháng. Điều tra viên phải trực tiếp đến các điểm điều tra để thu thập giá và ngành Thống kê phải thường xuyên kiểm tra, phúc tra, giám sát công việc điều tra thực tế của điều tra viên.

- Chi tiêu của hàng nghìn hộ gia đình trên toàn quốc, thông qua việc khảo sát thị trường để nắm tình hình lưu thông hàng hoá, tập quán tiêu dùng và chi tiêu của dân cư để tính tỷ trọng tiêu dùng của từng nhóm hàng hoá dịch vụ chủ yếu trong tổng số chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân gọi là Quyền số giá tiêu dùng. Bao gồm hai loại: Quyền số dọc là tỷ trọng chi tiêu từng nhóm hàng so với tổng chi tiêu của dân cư. Quyền số ngang là tỷ trọng chi tiêu của từng khu vực thành thị và nông thôn.

- Rổ hàng hoá dịch vụ được sử dụng để tính gồm 640 mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng có đầy đủ các loại hàng hoá, dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày của người dân (với mức thu nhập trung bình) cũng là những hàng hoá, dịch vụ đại diện, được nhân dân ưa chuộng, đang tiêu dùng phổ biến và có khả năng tồn tại trong cả thời kỳ thu thập giá và tương đối phù hợp với danh mục điều tra của các nước khác để đảm bảo tính so sánh quốc tế của chỉ số giá. Ngoài ra, trong danh

mục điều tra giá còn có hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ được sử dụng để tính chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ.

4.1.2. Kết quả chỉ số giá tỉnh Hưng Yên năm 2017

Thị trường tiêu dùng tỉnh Hưng năm 2017 khá sôi động, thu nhập của người dân có sự khởi sắc hơn nên mức độ chi tiêu cho các loại hàng hóa dịch vụ cũng lớn hơn. Thời gian qua, Hưng Yên đã triển khai thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành phố trong cả nước như: Tham gia hội chợ thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; hội chợ nông nghiệp quốc tế Agroviet; Hội nghị kết nối cung cầu Thành phố Hồ Chí Minh...

Cùng với các hoạt động xúc tiến thương mại, tỉnh cũng đã hỗ trợ, xây dựng thành công các mô hình liên kết sản xuất cung ứng thực phẩm an toàn được quản lý theo chuỗi như: Chuỗi sản phẩm rau an toàn; chuỗi sản phẩm thịt an toàn, chuỗi sản phẩm cá an toàn…

Nhiều hoạt động ký kết giữa các doanh nghiệp trong hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã được diễn ra. Mục tiêu hướng tới khuyến khích người tiêu dùng biết đến và ưu tiên sử dụng hàng hóa Việt Nam, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, xuất khẩu, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp và sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với những diễn biến về thị trường như vậy, tình hình giá cả trong năm 2017 cũng có những biến động nhất định theo các xu hướng khác nhau trong từng tháng của năm 2017 và được thể hiện qua các chỉ số giá tiêu dùng như sau:

4.1.2.1. Chỉ số giá các tháng năm 2017 so với tháng trước

Kết quả trên cho thấy mỗi tháng trong năm có xu hướng biến động khác nhau, có thể do điều hành của Chính phủ, cũng có thể do tác động từ các yếu tố thị trường trong và ngoài tỉnh. Nhìn chung chỉ số giá các tháng trong năm 2017 cơ bản là tăng nhẹ hoặc có chiều hướng giảm. Chỉ số tháng tăng cao nhất là tháng 3 (tăng 3,76%), tháng 10 (tăng 1,38%) nhưng chủ yếu là do việc tăng giá dịch vụ y tế theo thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 50 - 57)