Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện

Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không thể thay thế được, đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Đó là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai.

Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế, năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.125,15ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 30,93%, đất lâm nghiệp chiếm 48,53%, đất chuyên dùng chiếm 7,01%, đất thổ cư chiếm 4,8%, đất chưa sử dụng chiếm 3,66% và đất phi nông nghiệp khác chiếm 5,07%. Cụ thể số liệu qua bảng 3.1 có thể thấy tình hình sử dụng đất của huyện như sau:

Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm năm 2015 là 9.317,07 ha giảm 0,1% so với năm 2014 (tương ứng với 0,04 ha).

Diện tích đất nông nghiệp giảm do nguyên nhân chủ yếu là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất ở. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn (56% vào năm 2016, diện tích đất này có xu hướng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,17%. Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích cây hàng năm, đặc biệt là một số diện tích trũng cấy 1 vụ không ăn chắc được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh thì 3 năm trở lại đây đã có xu hướng giảm. Bình quân 3 năm diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện giảm 0,05%. Nguyên nhân của tình trạng này do sự đầu tư cho cây vải thiều trên các diện tích đất vườn và đồi một cách ồ ạt theo phong

trào trước đây làm diện tích đất trồng vải những năm trước đây chiếm khoảng 50% diện tích đất trồng cây lâu năm. Nhưng trong 2-3 năm trở lại đây, vải thiều khi được mùa thì mất giá, khi được giá thì lại mất mùa, đầu ra cho quả vải thiều huyện Yên Thế còn gặp nhiều khó khăn. Phần diện tích đất trồng cây lâu năm còn lại được thay thế bằng giống vải chín sớm hoặc chín muộn cho giá trị kinh tế cao hơn hoặc được tận dụng để lấy bóng mát chăn nuôi gà đồi.

Diện tích đất dùng cho nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, bình quân 3 năm tăng 2,12% (bảng 3.1), tập trung cho việc phát triển diện tích ao nuôi cá thịt các loại như Rô phi đơn tính, cá mè, trắm cỏ. Riêng diện tích đất nông nghiệp khác của huyện theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện qua 3 năm là không có nhiều thay đổi và chỉ chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá lớn, chiếm 48,53% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2016, tổng diện tích đất lâm nghiệp hầu như không thay đổi qua ba năm. Nguyên nhân của việc giữ được diện tích đất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng được giao quyền sử dụng và quản lý cho các hộ gia đình, công ty lâm nghiệp và cơ quan kiểm lâm làm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đặc biệt là năm 2015 huyện Yên Thế tiến hành quy hoạch và giao toàn bộ diện tích đất rừng thành đất sản xuất. Với các loại đất còn lại như đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp khác cũng có biến đổi qua từng năm nhưng nhìn chung qua 3 năm là khá ổn định. Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế, hầu hết diện tích đất đã được sử dụng với cơ cấu như sau:

Tóm lại, Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 30,93% năm 2016. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Yên Thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng toàn diện. Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển, nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế của huyện càng thêm khởi sắc. Đây cũng là điều kiện tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm như gà đồi, gỗ rừng...

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Thế qua 3 năm 2014 – 2016

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 15/14 16/15 BQ

DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%)

Tổng DT đất tự nhiên 30.125,15 100,00 30.125,15 100,00 30.125,15 100,00 - - -

1 Đất nông nghiệp 9.328,79 30,97 9.317,95 30,93 9.317,07 30,93 99,88 99,99 99,94

- Đất trồng cây hàng năm 5.236,26 17,38 5.223,95 17,34 5.218,83 17,32 99,99 99,90 99,83

- Đất trồng cây lâu năm 3.857,55 12,81 3.857,32 12,80 3.853,59 12,79 100,75 103,50 101,12

- Đất NTTS 225,72 0,75 227,41 0,75 235,38 0,78 100,00 100,00 100,00 - Đất khác 9,27 0,03 9,27 0,03 9,27 0,03 100,00 99,98 99,99 2 Đất lâm nghiệp 14.623,57 48,54 14.623,42 48,54 14.619,78 48,53 100,00 127,78 113,04 - Đất rừng sản xuất 11.441,19 37,98 11.441,04 37,98 14.619,78 48,53 10,00 0,00 0,00 - Đất rừng phòng hộ 3.097,98 10,28 3.097,98 10,28 0,00 0,00 100,0 0,00 0,00 - Đất rừng đặc dụng 84,40 0,28 84,40 0,28 0,00 0,00 100,0 0,00 0,00 3 Đất chuyên dung 2.116,30 7,03 2.113,80 7,02 2.112,20 7,01 99,88 99,92 99,99 4 Đất thổ cư 1.426,14 4,73 1.432,90 4,76 1.446,1 4,8 100,47 100,92 100,70 5 Đất chưa sử dụng 1.104,25 3,67 1.103,78 3,66 1.102,2 3,66 99,96 99,86 99,91 6 Đất phi NN khác 1.526,10 5,07 1.533,30 5,09 1.527,8 5,07 100,47 99,64 100,06 Một số chỉ tiêu BQ 1 Đất tự nhiên/người 0,32 - 0,32 - 0,32 - - - - 2 Đất NN/khẩu NN 0,12 - 0,12 - 0,12 - - - - 3 Đất NN/hộ NN 0,49 - 0,48 - 0,47 - - - - 4 Đất NN/LĐ NN 0,23 - 0,23 - 0,23 - - - -

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế (2017)

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hóa còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của huyện Yên Thế cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Giang.

Tổng dân số của huyện năm 2016 là 97.796 người, tăng 1,29 % so với năm 2015 và 1,38% so với năm 2014 (bảng 3.2). Bình quân ba năm, dân số của huyện tăng 1,33%. Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm (bình quân giảm 1,31%/năm) và số nhân khẩu phi nông nghiệp liên tục tăng (bình quân tăng 1,44%/năm). Tuy nhiên, số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao 79,89% trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2016. Năm 2016, toàn huyện có 25.836 hộ, trong đó có 77,19% là hộ nông nghiệp. Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 3,68%, số hộ nông nghiệp tăng chậm 1,17%, số hộ phi nông nghiệp tăng 5,49%.

Cùng với sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng lực lượng lao động, qua ba năm chỉ tiêu này tăng 0,87%. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao (88,88% năm 2016) và lao động phi nông nghiệp đã tăng liên tục qua ba năm bình quân tăng 21,14%. Số nhân khẩu/lao động ở mức 2,22 năm 2016, bình quân 3 năm tăng 0,46%.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm (2014 -2016)

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Phát triển

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ I. Tổng số nhân khẩu 95.241 100 96.465 100 97.796 100,00 101,29 101,38 101,33 1 Khẩu NN khẩu 76.132 79,94 77.208 80,04 78.132 79,89 101,41 101,20 101,31

2 Khẩu phi NN khẩu 19.109 20,06 19.257 19,33 19.664 20,11 100,77 102,11 101,44

II. Tổng số hộ hộ 24.036 100 24.981 100 25.836 100,00 103,93 103,42 103,68 1 Hộ NN hộ 19.642 78,14 18.088 72,41 19.942 77,19 92,09 110,25 101,17 2 Hộ phi NN hộ 5.494 21,86 6.893 19,62 5.894 22,81 125,46 85,51 105,49 III. Tổng số lao động 43.289 100 43.829 100 44.049 100,00 101,25 100,50 100,87 1 LĐ NN lđ 39.950 81,12 39.732 90,65 39.150 88,88 99,45 98,54 98,99 2 LĐ phi NN lđ 3.339 18,88 4.097 9,35 4.899 11,12 122,70 119,58 121,14

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1 Nhân khẩu/hộ khẩu/hộ 3,96 3,86 3,79 - 97,45 98,02 97,74

2 LĐ/hộ lđ/hộ 1,80 1,75 1,70 - 97,42 97,18 97,30

3 Nhân khẩu/LĐ khẩu/lđ 2,20 2,20 2,22 - 100,04 100,87 100,46

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Thế (2017)

3.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật a. Hệ thống giao thông

Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã và đang được quan tâm đầu tư, phát triển.

Bảng 3.3. Hiện trạng hệ thống giao thông huyện Yên Thế

STT Chỉ tiêu Chiều dài (km)

2014 2015 2016

1 Đường do TW, tỉnh quản lý 56 56 56

- Mới nâng cấp hoặc sửa chữa 23 27 30

- Đường xấu, xuống cấp 33 29 26

2 Đường do huyện quản lý 61,7 61,7 61,7

- Đã được trải nhựa 53,06 55,8 57

- Chưa được trải nhựa 8,64 5,9 4,7

3 Giao thông nông thôn 320 320 320

- Trải nhựa 8 12 15

- Đổ bêtông 192 200 245

- Lát gạch 50 58 20

- Chưa cứng hóa 70 50 40

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Thế (2017)

Tính đến năm 2016, huyện có 56km đường tỉnh lộ chạy qua, đường liên huyện là 61,7km, đường liên xã là 320km. Trong đó 100% đường tỉnh lộ đã được rải Appan, 86% đường liên huyện đã được trải nhựa và bê tông và 60% đường liên xã đã được cứng hóa. Đây là điều kiện quan trong giúp Yên Thế đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm những năm tới.

b. Hệ thống điện và thông tin liên lạc

Tính đến cuối năm 2016, toàn huyện có 173 trạm biến áp với tổng công suất là 23.455KVA. Hiện nay, đã có 100% số hộ trong toàn huyện được sử dụng điện lưới quốc gia. Điều đó đã góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân toàn huyện, tạo điều kiện để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Về hệ thống thông tin liên lạc: đài truyền thanh, truyền hình huyện với công suất 1000HZ và 21/21 xã thị trấn trên địa bàn huyện đã có đài

truyền thanh cơ sở, có hệ thống loa truyền thanh đến các thôn, bản. Đến nay, trong toàn huyện có 92.000 thuê bao điện thoại đưa bình quân lên 91,5 số thuê bao/100 dân. Trong toàn huyện có 107 trạm BTS của hầu hết các mạng điện thoại trong nước. Hệ thống điện và thông tin liên lạc phát triển đã tạo điều kiện cho việc tuyên truyền và thực hiện các hoạt động, các chương phát triển kinh tế

- xã hội trên địa bàn huyện (Chi cục thống kê huyện Yên Thế, 2017).

c. Hệ thống thủy lợi

Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào mùa mưa, các xã ven sông (Đông Sơn, Đồng Kỳ, Bố Hạ, Tân Sỏi và thị trấn Bố Hạ...) thường xuyên xảy ra tình trạng úng lụt do nước không thoát kịp thời. Ngược lại, vào mùa khô thì một số xã trong huyện xảy ra tình trạng thiếu nước tưới, hạn hán cục bộ xảy ra với mức độ khác nhau (Đông Sơn, Hương Vĩ, Đồng Lạc...). Vì vậy mà việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi của huyện Yên Thế trở nên hết sức quan trọng. Vài năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước và Dự án, chương trình mục tiêu..., hệ thống kênh mương dùng cho việc tưới tiêu của huyện đã cơ bản được kiên cố hóa. Tình trạng hạn hán vào mùa khô và úng lụt vào mùa mưa đã được hạn chế, mùa màng đã và đang được đảm bảo khá tốt về khâu nước tưới.

Toàn huyện có 35 trạm bơm các loại, hệ thống mương kiên cố đạt 183/200km kênh mương. Trên toàn huyện có 96 hồ đập có dun tích nước tưới đạt trên 100ha. Hiện nay, huyện Yên Thế đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi sông Sỏi, công suất thiết kế đáp ứng tưới cho 3.200ha, với số vốn đầu tư trên 538 tỷ đồng. Với hệ thống thủy lợi như vậy, nếu được khai thác một các khoa học và hợp lý thì chắc chắn sẽ là điểm nhấn và góp phần tạo sự phát triển mạnh về kinh tế của huyện trong những năm tới (Chi cục thống kê huyện Yên Thế, 2017).

d. Hệ thống chợ và các cơ sở chế biến

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 10 chợ và một số chợ cóc, chợ tạm và một số lượng nhỏ các hộ gia đình buôn bán nhỏ lẻ, có một cơ sở giết mổ gia súc gia cầm (cơ sở Giang Sơn) công suất 2.400 - 2.500 con/ngày đêm, có một cơ sở đã hoàn thiện đầu tư, và đi vào hoạt động từ tháng 12/2013 với công suất 4.000.con/ngày đêm.

3.1.2.4. Cơ cấu kinh tế của huyện

Qua bảng 3.4 ta thấy, nhìn chung kinh tế huyện Yên Thế đã có sự tăng trưởng khá nhưng không đồng đều. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của huyện Yên Thế là tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng giá trị thu được là 4.325,01 tỷ đồng năm 2016.

Trong những năm qua, kinh tế của huyện luôn tăng trưởng ở mức trên 10%/năm, cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và giảm cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của huyện.

Bảng 3.4. Kết quả giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Yên Thế qua 3 năm 2014 – 2016

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Giá trị (tỉ đồng) CC (%) Giá trị (tỉ đồng) CC (%) Giá trị (tỉ đồng) CC (%) 15/14 16/15 BQ Tổng giá trị sản xuất 2.797,45 100,00 3.666,81 100,00 4.325,01 100,00 131,08 117,95 124,34

1 Ngành Nông -lâm -ngư 1.514,45 54,14 2.205,41 60,15 2.394,41 55,36 145,62 108,57 125,74

- Nông nghiệp 1.414,8 93,42 2.040,68 92,53 2.192,4 91,56 144,24 107,43 124,48 - Lâm nghiệp 57,81 3,82 102,88 4,66 122,22 5,10 177,96 118,80 145,40 - Thủy sản 41,84 2,76 61,85 2,80 79,79 3,33 147,83 129,01 138,10 2 Ngành CN-TTCN-XD 688,0 24,59 841,4 22,95 1.106,6 25,59 122,30 131,52 126,82 - Công nghiệp 78,8 11,45 70,4 8,37 335,35 30,30 89,34 476,35 206,29 - Tiểu thủ CN 156,0 22,67 176,4 20,97 240,0 21,69 113,08 136,05 124,03 - Xây dựng 453,2 65,87 594,6 70,67 531,25 48,01 131,20 89,35 108,27 3 Ngành TM - DV 595 21,27 620,0 16,91 824,0 19,05 104,20 132,90 117,68

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Thế (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 55)