Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.3.Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý VSATTP trong sản xuất nông nghiệp trên

4.3.3.Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra

Xây dựng và nâng cao năng lực của hệ thống tổ chức quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến từng địa phương, cơ sở. Đào tạo, tập huấn, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về quản lý, kiểm nghiệm và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra VSATTP; thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về VSATTP và đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm là hết sức cần thiết. Tư

vấn hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng quản lý chất lượng VSATTP theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (HHP), cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc 10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao. Tiến hành xây dựng mô hình tiên tiến về VSATTP và tổ chức duy trì hoạt động hệ thống cộng tác viên ở các xã, phường, thị trấn.

- Chuẩn hoá các chức danh, kiện toàn bộ máy tổ chức của các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, theo hướng dẫn thông tư số 12/TTLT-BNV-BYT, mỗi chi cục có 01 Chi cục trưởng và 02 phó chi cục trưởng.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý cấp huyện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nhanh chóng kiện toàn và ổn định tổ chức thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về VSATTP.

- Công tác thanh kiểm tra cần được xây dựng kế hoạch cụ thể, khi triển khai cần thực hiện theo nguyên tắc:

+ Tăng cường kiểm tra cơ sở thực hiện không tốt, cơ sở vi phạm, cả về tần suất/ năm, và kiểm tra toàn diện, chi tiết, các cơ sở thực hiện tốt sẽ ít kiểm tra hơn.

+ Đối với cơ sở kinh doanh, trang trại, hộ sản xuất cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên.

+ Đối với các lễ hội có ăn uống … cần có cán bộ theo dõi, kiểm tra trong cả giai đoạn từ khâu chuẩn bị đến lúc ăn uống.

- Các đơn vị quản lý phải thiết lập hồ sơ cơ sở thực phẩm trên địa bàn phụ trách và xác định tần suất thanh, kiểm tra đối với mỗi cơ sở.

+ Đối với thanh, kiểm tra liên ngành cần tập trung vào các cơ sở thực phẩm chưa được quản lý VSATTP; đưa các cơ sở này vào diện quản lý về VSATTP.

+ Cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng VSATTP của thực phẩm chế biến đưa từ tỉnh ngoài vào thị trường trong huyện Yên Thế, đặc biệt là sản phẩm của cơ sở nhỏ, chưa có thương hiệu.

- Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP. Hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong trường hợp xảy ra NĐTP nhằm báo cáo nhanh và tìm ra nguyên nhân chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 89)