Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Trong thời gian qua, vấn đề VSATTP nói chung và vấn đề VSATTP trong sản xuất nông nghiệp nói riêng đã thu hút sự quan tâm chú ý của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học đi trước, tôi nhận thấy có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:
Nguyễn Thị Giang, Bùi Thị Thu Hương (2009), đề tài nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp trong quản lý Nhà nước đối với vấn đề VSATTP tại các chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy’’.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát vấn đề VSATTP tại một số chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy như chợ Đồng Xa, chợ Nhà Xanh, chợ Nghĩa Tân. Từ đó chỉ ra được thực trạng tình hình vi phạm VSATTP, vấn đề QLNN về VSATTP tại các chợ này. Trên cơ sở quan điểm định hướng của Nhà nước về vấn đề VSATTP, đề tài đã đưa ra giải pháp, kiến nghị với cơ quan quản lý nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý VSATTP ở các chợ.
Trần Thị Khúc (2014), Luận văn thạc sĩ, Học viện nông nghiệp Việt Nam
nghiên cứu đề tài: “Quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh”.
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý VSATTP tại tỉnh Bắc Ninh chỉ ra: tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng hệ thống chính sách phục vụ QLNN về VSATTP, đầu tư CSVC cũng như nguồn vốn vào công tác quản lý, công tác thanh tra kiểm tra đạt kết quả tốt; tiến hành giám sát nguy cơ ô nhiễm NĐTP thường xuyên; tích cực trong công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức vềVSATTP. Tuy nhiên, còn tình trạng chồng chéo về chính sách và tổ chức thực hiện; công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm chưa có hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh như cơ chế chính sách chồng chéo; nguồn lực con người và nguồn lực CSVC, tài chính có hạn; thiếu sự phối hợp của các cơ quan trong QL, thanh kiểm tra về ATTP.
Đề tài đã đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý VSATTP: Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách; Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra; Nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thống phòng kiểm nghiệm; Huy động nguồn lực từ bên ngoài tham gia quản lý chất lượng ATVSTP; Tăng cường thông tin giáo dục truyền thông.