Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý VSATTP trong sản xuất nông nghiệp trên

4.3.5. Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông

Giáo dục truyền thông được coi là nhiệm vụ trung tâm, đi trước một bước và xuyên suốt trong các hoạt động quản lý vì chất lượng VSATTP. Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất , kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Bằng các hình thức trực tiếp hay gián tiếp, cơ quan quản lý nhà nước cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các hình thức trực tiếp hay gián tiếp truyền đạt cho cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp về nội dung chính sách pháp luật liên quan, đồng thời để các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp hiểu và triển khai thực hiện theo mục đích, nội dung quy định.

Tổ chức các buổi tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, học tập chuyên đề, hội thi tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức ở các hội như: Hội nông dân, phụ nữ và trường học qua nhiều hình thức đạt kết quả tốt, thu hút sự tham gia của người dân.

Duy trì tuyên truyền thường xuyên qua báo chí, đài truyền hình, đặt biệt là hệ thống phát thanh xã, phường. Huy động chiến dịch truyền thông trong “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” và những dịp nổi

cộm về chất lượng vệ sinh ATTP ở địa phương. Duy trì chương trình giáo dục trong nhà trường về chất lượng VSATTP. Nội dung tuyên truyền là các văn bản pháp quy và kiến thức thông thường về VSATTP. Đối tượng cần tập trung chủ yếu: Cán bộ lãnh đạo, chính quyền, những người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Xây dựng chiến lược thông tin, giáo dục truyền thông về VSATTP; xác định nhóm đối tượng theo vai trò nhiệm vụ trong chuỗi cung cấp thực phẩm, theo vùng sinh thái, dân tộc... để xây dựng thông điệp, cách tiếp cận thích hợp, xây dựng các sản phẩm truyền thông phù hợp các nhóm đối tượng. Huy động các kênh truyền thông và các lực lượng truyền thông về VSATTP; trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ tuyên truyền cơ động về VSATTP. Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý VSATTP.

4.3.6. Đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về ATTP trên địa bàn; ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cho công tác này; xác định việc bảo đảm ATTP là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa. Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP của cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Các địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP và hình thành hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; kết nối người tiêu dùng với thực phẩm an toàn. Các sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với ngành hàng được phân công, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP. Ngành Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vi phạm ATTP, điều tra, khởi tố một số vụ án điểm trong lĩnh vực ATTP theo quy định của Bộ luật Hình sự. Sớm có phương án kinh phí cho công tác quản lý ATTP theo hướng cho phép các địa phương chủ động sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi phạm ATTP và có kinh phí tăng cường từ ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác này, đặc biệt là kinh phí cho kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn.

4.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra

Kiểm tra, giám sát ô nhiễm sinh học và hoá chất độc hại trong nông sản, động vật. Thực hiện kiểm soát chất lượng VSATTP sử dụng thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, kiểm soát chất lượng phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao. Xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn, tập trung vào các vùng sản xuất rau, quả, chè và vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện chứng nhận đủ điều kiện sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP, hỗ trợ chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh thực phẩm trên thị trường, đặc biệt các nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, kiểm soát nhãn thực phẩm, thực phẩm giả. Tuyên truyền phổ biến cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh hiểu rõ và thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP. Có các biện pháp quản lý, cung ứng, vận chuyển thực phẩm an toàn; kiểm tra, kiểm soát thị trường chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng giả, hàng kém chất lượng, phụ gia không được phép sản xuất, chế biến. Phát triển mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn. Xây dựng và quy hoạch các mô hình chợ văn minh. Cần thống nhất tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng ATTP giữa các tỉnh, thành phố để trong quá trình đi vào hoạt động đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố và thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong vệ sinh ATTP vì chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm vì vậy kiến nghị cần phải gia tăng mức phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm vệ sinh ATTP. Tăng cường hoạt động chuyên ngành và liên ngành trong công tác bảo đảm VSATTP; Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra, truy xuất nguồn gốc hàng thực phẩm ra vào các chợ, v.v… trong đó chú trọng các thực phẩm có nguy cơ cao như nhóm hàng nông sản tươi sống. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh và khai thác chợ. Gắn trách nhiệm của Ban Quản lý các chợ phải chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc của hàng hóa ra vào chợ; Chú trọng kiểm tra tại nơi tập trung nguồn hàng và phát luồng hàng hóa; Gắn việc kiểm tra tình hình thực hiện quy định pháp luật về giá với kiểm tra tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đo lường, bảo đảm chất lượng hàng

hóa, chống sản xuất và kinh doanh hàng giả, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh tại các chợ. Xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật của tổ chức cá nhân tham gia kinh doanh; Tham mưu cho UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu giám định các mặt hàng thực phẩm kinh doanh tại các chợ định kỳ (tối thiểu một tháng 01/02 lần đối với chợ đầu mối, 01 tháng/01 lần đối với chợ dân sinh) hoặc sử dụng xe kiểm nghiệm ATTP của thành phố lấy mẫu giám định định kỳ hoặc đột xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)