Tập huấn nâng cao trình độ quản lý và sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 73 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.4.Tập huấn nâng cao trình độ quản lý và sản xuất

4.1. Tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

4.1.4.Tập huấn nâng cao trình độ quản lý và sản xuất

4.1.4.1. Công tác tập huấn cho cán bộ quản lý

Hoạt động đào tạo, tập huấn được tổ chức hàng năm chủ yếu hướng tới hai đối tượng, cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước ATVSTP và các nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh và các hộ sản xuất trên địa bàn. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSTP còn thiếu và yếu nên việc nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hiểu biết về kỹ năng quản lý, giám sát VSATTP rất cần thiết. Nhằm trang bị kiến thức cho các nhân viên ở đây theo quy định của Nhà nước, nhưng hiện nay với sự tăng lên nhanh chóng của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đang tạo sự quá tải trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý VSATTP. Các lớp tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết chuyên môn, và kỹ năng quản lý, giám sát VSATTP là rất cần thiết, tuy nhiên sự đầu tư kinh phí cho hình thức tập huấn này còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tuy nhiên, với sự tăng lên nhanh chóng của các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp đang tạo sự quá tải trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý VSATTP.

Bảng 4.13. Tình hình chung về trình độ của cán bộ quản lý vệ sinh ATTP trên địa bàn huyện Yên Thế trên địa bàn huyện Yên Thế

STT Nội dung Số lượng

(n=20) Cơ cấu (%) 1 Trình độ chuyên môn Trung cấp 5 25,00 Cao đẳng 12 60,00 Đại học 3 15,00 2 Trình độ lý luận chính trị Sơ cấp 16 80,00 Trung cấp 3 15,00 Cao cấp 1 5,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý vệ sinh ATTP đại đa số có trình độ chuyên môn cao đẳng với 60% số cán bộ quản lý được khảo sát, 15% có trình độ đại học. Với trình độ lý luận chính trị cho thấy đại đa số với 80% số cán bộ được điều tra có trình độ chính trị sơ cấp chỉ có 5% có trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ quản lý vệ sinh ATTP về tình hình tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nâng cao năng lực chuyên môn

STT Nội dung Số lượng

(n=20)

Cơ cấu (%) 1 Tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ 20 100,00 2 Năng lực giảng viên

Tốt 15 75,00

Trung bình 4 20,00

Thấp 1 5,00

3 Thời lượng giảng dạy

Phù hợp 17 85,00

Quá dài 1 5,00

Ngắn 2 10,00

Qua điều tra nghiên cứu cho thấy có 100% số cán bộ được khảo sát có tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực trong quản lý vệ sinh ATTP. Có 75% cán bộ đánh giá năng lực giảng viên tốt, có 5% đánh giá năng lực thấp. Có 85% số cán bộ được nghiên cứu cho biết thời gian tập huấn phù hợp, có 10% cho rằng quá dài. Như vậy để nâng cao năng lực quản lý cần có những biện pháp phù hợp hơn nữa giúp cho các cán bộ được tiếp cận và nâng cao năng lực bản thân trong quản lý vệ sinh ATTP.

4.1.4.2. Công tác tập huấn cho người dân

Bên cạnh việc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thông vào các dịp cao điểm như Tết nguyên đán, Tháng hành động vì chất lượng VSATTP, tết Trung thu, thì hình thức tổ chức phát thanh truyền hình theo chuyên đề và hệ thống phát thanh xã được tổ chức thường kỳ, đều đặn. Hàng năm, tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp quy định về điều kiện VSATTP cho các nhóm đối tượng sản xuất. Hiện nay, hình thức tuyên truyền thông qua phát thanh và sử dụng cac tờ rơi, tờ gấp đang phát huy hiệu quả tốt nhất do nhiều người có khả năng tiếp cận đồng thời chi phí thấp hơn nên có thể thực hiện với mức độ thường xuyên hơn.

Bảng 4.15. Tình hình chung về các hộ sản xuất nông nghiệp

STT Nội dung ĐVT Giá trị

1 Tuổi Tuổi 54,2

2 Giới tính

Nam % 82,22

Nữ % 17,78

3 Số lượng nhân khẩu Người 4,5

4 Số lượng lao động Người 3,2

5 Thu nhập TB năm 2016 Triệu đồng 140

6 Thu nhập từ nông nghiệp Triệu đồng 105

7 Trình độ văn hóa

Cấp I % 41,11

Cấp II % 26,67

Cấp III % 32,22

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy hiện nay trung bình các chủ hộ tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên Thế có độ tuổi trung bình đạt 54,2 tuổi. Trong 90 hộ nghiên cứu có 82,22 chủ hộ là Nam ngoài ra còn có 17,78 chủ hộ là nữ. Số

nhân khẩu bình quân mỗi hộ là 4,5 người trong đó số lao động bình quân đạt 3,2 người, thu nhập bình quân năm của mỗi hộ đạt 140 triệu đồng/hộ ngoài ra thu nhập từ nông nghiệp đạt 105 triệu đồng/hộ chiếm 75% tổng thu nhập của hộ. Trình độ văn hóa của hộ trung bình tập trung ở cấp I với 41,11% số hộ được điều tra cho trình độ văn hóa chỉ ở bậc tiểu học.

Qua đánh giá của người dân sản xuất về tình hình tập huấn nâng cao năng lực sản xuất cho thấy có 66,67% số hộ có tham gia vào tập huấn trong đó 70% số hộ có tham gia tập huấn đánh giá năng lực giảng viên trong tập huấn tốt ngoài ra còn có 5% số hộ tham gia tập huấn đánh giá năng lực giảng viên kém, không có nhiều kỹ năng. Có 68,33% số hộ có tham gia tập huấn đánh giá thời gian tập huấn phù hợp với thời gian sản xuất của hộ, có 13,33% số hộ có tham gia tập huấn đánh giá thời gian tập huấn ngắn. Qua đây cho thấy hiện nay công tác tập huấn còn nhiều bất cập.

Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về tình hình tập huấn vệ sinh ATTP trong sản xuất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp

STT Nội dung

Hộ sản xuất chè Hộ sản xuất Vải Hộ sản xuất gà SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Tham gia lớp tập huấn 17 56,67 21 70,00 22 73,33

2 Năng lực giảng viên

Tốt 10 58,82 16 76,19 16 72,73

Trung bình 5 29,41 4 19,05 6 27,27

Thấp 2 11,76 1 4,76 0 0,00

3 Thời lượng giảng dạy

Phù hợp 14 82,35 12 57,14 15 68,18

Quá dài 2 11,76 5 23,81 4 18,18

Ngắn 1 5,88 4 19,05 3 13,64

4 Nội dung tập huấn

Đúng chủ đề, dễ hiểu 12 70,59 15 71,43 20 90,91 Đúng chủ đề, khó hiểu 4 23,53 1 4,76 2 9,09 Khó hiểu, không đúng

chủ đề 1 5,88 5 23,81 0 0,00

Hàng năm huyện và tỉnh có nhiều hoạt động đào tạo tập huấn cho người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm các lớp tập huấn có số lượng tăng 6,9%. Các buổi hộ thảo bình quân mỗi năm tăng 15,47%. Như vậy cho thấy hiện nay qua các năm công tác quản lý tập trung vào việc tập huấn và hội thảo nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh ATTP.

Bảng 4.17. Hoạt động đào tạo, tập huấn về vệ sinh ATTP trong lĩnh vực Nông nghiệp (2014 – 2016)

TT Nội dung ĐVT Năm So sánh

2014 2015 2016 16/15 15/14 BQ 1 Tập huấn Lớp 350 368 400 108,70 105,14 106,90 1.1 Trồng trọt 180 192 201 104,69 106,67 105,67 1.2 Chăn nuôi 170 176 199 113,07 103,53 108,19 2 Hội thảo Buổi 120 140 160 114,29 116,67 115,47 2.1 Trồng trọt 68 66 70 106,06 97,06 101,46 2.2 Chăn nuôi 52 74 90 121,62 142,31 131,56 Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 73 - 77)