Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơquan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học. Việc thu thập thông tin thứ cấp được liệt kê cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.5. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

Vấn đề

nghiên cứu Tài liệu

Nguồn thu thập Phương pháp thu thập - Cơ sở lý luận. - Cơ sở thực tiễn về quản lý VSATTP nói chung và VSATTP trong sản xuất nông nghiệp nói riêng.

- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài.

- Sách và giáo trình. - Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Internet. - Thư viện. - Sách.

- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại. - Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra - Tình hình phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang - Thực trạng quản lý VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh - Định hướng và giải pháp để tăng cường công tác quản lý VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp

- Báo cáo kết quả KT- XH của tỉnh qua các năm. - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp - Báo cáo tình hình VSATTP trên địa bàn tỉnh

- Chính sách về quản lý VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp

- Niên giám thống kê.

- UBND tỉnh - Sở NN&PTNT - Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Chi cục an toàn VSTP

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn cho các đối tượng điều tra, phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý VSATTP trong sản xuất nông nghiệp từ tỉnh xuống huyện, cụ thể: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (các phòng nghiệp vụ), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (thanh tra sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thanh tra Chi cục bảo vệ thực vật, thanh tra Chi cục thú y), Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, để thấy thực trạng công tác quản lý về ATVSTP trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành thu thập số liệu từ Chi cục quản lý theo tỉnh thành, cán bộ các đơn vị quản lý nhiều tỉnh. Diễn biến ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến ở bếp ăn tập thể và các đối tượng điều tra là người tiêu dùng để biết được mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đề ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp, mối quan tâm của họ đến vấn đề

ATVSTP và mức độ an tâm (tin tưởng) của người tiêu dùng đến thực phẩm từ sản xuất nông nghiệp hiện nay như thế nào và việc đánh giá chủ quan của người tiêu dùng về công tác quản lý về ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay ở Bắc Giang.

Từ các phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp để có được các nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện quản lý nhà nước về ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Bảng 3.6. Nguồn thu thập thông tin sơ cấp

Loại mẫu Đối tượng phỏng vấn

Số

mẫu Nội dung thu thập

1. Cơ quan quản lý về VSATTP trong sản xuất nông nghiệp - Phòng NN&PTNT huyện - Cấp xã 10 10 - Số lượng, trình độ cán bộ quản lý

- Tình hình đảm bảo vệ sinh ATTP trong chăn nuôi

- Tình hình đảm bảo vệ sinh ATTP trong lĩnh vực trồng trọt

- Việc thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm, tuyên truyền…

- Công tác tập huấn, phổ biến kiến thức và các quy trình sản xuất nông nghiệp đảm bảo VSATTP - Tham mưu xây dựng văn bản, chế độ về VSATTP.

2. Người sản xuất

- Người sản xuất 90 - Kiến thức và thực hành về VSATTP

- Chấp hành quy định về VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP trong lĩnh vực NN.

3. Người kinh doanh vật tư nông nghiệp

Người kinh doanh 10 - Hiểu biết về Quy định VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP trong lĩnh vực NN.

- Ý thức - Thực hành - Thói quen

3.2.2.3. Phương pháp PRA

Phương pháp PRA bao gồm các nội dung: thảo luận về vấn đề VSATTP tại các điểm nghiên cứu, cây vấn đề xác định các khó khăn đối với người dân về VSATTP trong sản xuất nông nghiệp như thiếu hiểu biết về VSATTP trong sản xuất, thiếu kiến thức, hạn chế về trình độ sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn sạch. Cây mục tiêu, xác định các mục tiêu để đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để đạt được các mục tiêu nhằm sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VSATTP…Ngoài ra còn để phân tích thực trạng bộ máy quản lý, tìm hiểu các vấn đề tồn tại, nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó, qua đó nhận định các giải pháp tháo gỡ phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)