Công tác thông tin tuyên truyền vềVSATTP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.3.Công tác thông tin tuyên truyền vềVSATTP

4.1. Tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

4.1.3.Công tác thông tin tuyên truyền vềVSATTP

Hàng năm, thực hiện các kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang về triển khai công tác đảm bảo VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp. Sở nông nghiệp Bắc Giang đã ban hành kế hoạch tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên Đài PTTH tỉnh.

Nhằm mục đích tăng cường tuyên truyền công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản cho người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản. Góp phần nâng cao nhận thức, hướng dẫn sản xuất nông lâm thủy sản an toàn; cách sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn; tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy phạm vệ sinh chế biến, phòng ngừa nguy cơ lây truyền các bệnh qua thực phẩm.

Bảng 4.2. Hoạt động truyền thông về vệ sinh ATTP trong sản xuất nông nghiệp huyện Yên Thế (2014 – 2016)

TT Hoạt động ĐVT Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ

1 Đài truyền thanh xã, thị trấn Tin, bài 30 33 40 110,00 121,21 115,47

2 Lễ phát động Buổi 01 01 01 100,00 100,00 100,00

3 Sản phẩm truyền thông

- Băng rôn, khẩu hiệu Cái 20 21 25 105,00 119,05 111,80

- Tờ gấp Tờ 43.400 45.000 45.500 103,69 101,11 102,39

- Tạp chí Bài 261 262 263 100,38 100,38 100,38

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế (2017)

4.1.3.1. Tuyên truyền về đảm bảo ATTP trong trồng trọt

Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc bốn đúng trên các loại cây trồng; Sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau an toàn; phòng trị sâu bệnh trên vải thiều đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu; liên kết bốn nhà trong tiêu thụ sản phẩm; phân tích giám sát dư lượng thuốc BVTV trên rau, củ, quả, hướng dẫn sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bảng 4.3. Thông tin được tuyền truyền đảm bảo ATTP trong sản xuất trồng trọt

STT Thông tin Hộ trồng Chè Hộ trồng Vải SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Sử dụng thuốc BVTV 28 93,33 30 100,00 2 Bón phân hợp lý 17 56,67 22 73,33 3 Phòng trừ sâu bệnh hại 25 83,33 19 63,33 4 Vệ sinh đồng ruộng 7 23,33 15 50,00

5 Bảo quản sau thu hoạch 14 46,67 12 40,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy hiện nay đối với các hộ sản xuất đại đa số cho rằng hiện nay hộ tiếp cận với thông tin tuyền truyền về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất là nhiều, với hộ trồng chè có 93,33% số hộ dân được điều tra cho rằng hộ có biết đến thông tin tuyền truyền về sử dụng thuốc bảo vệ trong trồng chè, hộ trồng vải có tới 100% số hộ được điều tra cho rằng hộ biết đến thông tin được tuyền truyền vè sử dụng thuôc bảo vệ thực vật. Ngoài những thông tin được đại đa số hộ dân biết tới trong tuyên truyền thì còn nhiều thông tin chưa được người dân sản xuất biết đến như vệ sinh đồng ruộng và công tác bảo quản sau thu hoạch.

Bảng 4.4. Đánh giá của người dân về nội dung tuyên truyền đảm bảo ATTP trong sản xuất trồng trọt trong sản xuất trồng trọt STT Nội dung Hộ trồng Chè Hộ trồng Vải SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Nội dung đầy đủ, dễ hiểu 15 50,00 18 60,00 2 Nội dung sơ sài, ít thông tin 7 23,33 9 30,00 3 Nội dung quá dài, khó hiểu 5 16,67 3 10,00

4 Nội dung không phù hợp 3 10,00 0 0,00

Qua nghiên cứu cho thấy với nhóm hộ trồng vải đánh giá nội dung tuyền truyền về đảm bảo vệ sinh ATTP trong sản xuất là đầy đủ và dễ hiểu chiếm 60% số hộ được điều tra cao hơn so với hộ trồng chè. Với 30% số hộ trồng vải đánh giá nội dung tuyên truyền sơ sài và ít thông tin, với hộ trồng chè có 23,33% số hộ được điều tra cho rằng nội dung tuyên truyền còn sơ sài, ít thông tin cần thiết. Với nhóm hộ trồng vải không có hộ nào cho rằng nội dung tuyên truyền không phù hợp còn với hộ trồng chè có tới 10% số hộ được điều tra cho rằng nội dung tuyên truyền không phù hợp với nguyên nhân do các nhóm hộ này quen với thói quen sản xuất cũ, không muốn áp dụng những quy chuẩn trong sản xuất.

Bảng 4.5. Tiếp cận phương tiện tuyên truyền đảm bảo ATTP trong sản xuất trồng trọt của người dân trồng trọt của người dân

STT Kênh thông tin

Hộ trồng Chè Hộ trồng Vải SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Đài truyền thanh xã 26 86,67 29 96,67 2 Truyền hình địa phương 15 50,00 12 40,00 3 Tạp chí, tời rơi khuyến nông 2 6,67 1 3,33

4 Lớp tập huấn 17 56,67 21 70,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Thông tin tuyên truyền được người dân đón nhận dưới nhiều hình thức. Nghiên cứu cho thấy phương tiện truyền thanh tại xã, thị trấn là phương tiện đem lại hiệu quả tuyên truyền cao nhất với nhóm hộ trồng chè có 86,67%, nhóm hộ trồng vải có 96,67% số hộ được điều tra biết đến những thông tin tuyên truyền thông qua kênh phát thanh xã. Kênh thông tin qua tờ rơi khuyến nông, tạp chí khuyến nông được ít người đón nhận hơn và chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các kênh được điều tra.

Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về thời điểm tuyên truyền đảm bảo ATTP trong sản xuất trồng trọt trong sản xuất trồng trọt STT Nội dung Hộ trồng Chè Hộ trồng Vải SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) I Thời điểm tuyên truyền

1 Phù hợp 22 73,33 25 83,33 2 Không phù hợp 8 26,67 5 16,67 II Số lần tuyên truyền 1 Nhiều 6 20,00 9 30,00 2 Bình thường 17 56,67 13 43,33 3 Ít 7 23,33 8 26,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Thời điểm tuyên truyền có đúng, có kịp thời thì mới đem lại hiệu quả tuyên truyền cao, người dân có thể áp dụng những thông tin tuyên truyền vào sản xuất kịp thời. Nghiên cứu cho thấy hiện ny tại địa bàn huyện yên Thế có nhiều thông tin được tuyên truyền đến người dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong đó thời điểm tuyên truyền được đại đa số các hộ được điều tra cho rằng phù hợp, kịp thời trong đó có 73,33% hộ trồng chè và 83,33% hộ trồng vải được điều tra đánh giá. Mỗi một nội dung tuyên truyền để đến được người dân cần qua nhiều kênh thông tin và cũng như số lần tuyên truyền về nội dung đó, nghiên cứu cho thấy nhóm hộ trồng chè có 56,67% còn nhóm hộ trồng vải có 43,33% số hộ được điều tra đánh giá số lần tuyên truyền bình thường. Có 20% số hộ trồng chè và 30% số hộ trồng vải đánh giá số lần tuyên truyền hiện nay về nội dung cần tuyên truyền là nhiều.

4.1.3.2. Tuyên truyền về đảm bảo ATTP trong chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi gà đồi Yên Thế theo hướng ATTP; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, thực trạng và giải pháp; phòng chống dịch động vật; chăn nuôi an toàn hướng thực hành chăn nuôi tốt; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật. Chuyên đề đánh giá, xếp loại cơ sở chăn nuôi; ký cam kết đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản; sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi cá; sử dụng thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản.

Bảng 4.7. Thông tin được tuyền truyền đảm bảo ATTP trong chăn nuôi STT Nội dung STT Nội dung Hộ chăn nuôi SL (hộ) CC (%) 1 Sử dụng thuốc thú y 13 43,33 2 Phòng trừ bệnh 30 100,00

3 Vệ sinh chuồng, khu chăn nuôi 23 76,67

4 Xử lý khi có dịch bệnh 25 83,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Đối với những hộ chăn nuôi trong đó có nuôi gà qua điều tra cho thấy hiện nay các thông tin được tuyên truyền chủ yếu về phòng trừ bệnh cho vật nuôi có 100% số hộ được điều tra cho rằng hộ có nhận được thông tin tuyền truyền về nội dung này. Tuyên truyền về sử dụng thuốc thú y còn chưa được rộng rãi, có 43,33% số hộ được điều tra cho rằng họ biết về thông tin tuyên truyền với nội dung sử dụng thuốc thú y, còn lại những hộ khác không biết thông tin tuyên truyền này cho thấy hiện nay quản lý sử dụng thuốc thú y còn chưa được chặt chẽ.

Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về nội dung tuyên truyền đảm bảo ATTP trong chăn nuôi

STT Nội dung Hộ chăn nuôi SL (hộ) CC (%)

1 Nội dung đầy đủ, dễ hiểu 21 70,00

2 Nội dung sơ sài, ít thông tin 5 16,67

3 Nội dung quá dài, khó hiểu 1 3,33

4 Nội dung không phù hợp 3 10,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy qua điều tra những hộ dân chăn nuôi gà đồi có 70% số hộ dân được điều tra cho biết nội dung và thông tin tuyên truyền về vệ sinh ATTP trong chăn nuôi đầy đủ và dễ hiểu. Có 3,33% số hộ được điều tra cho biết thông tin quá dài, khó hiểu, có 10% số hộ được điều tra cho biết nội dung không phù hợp, hầu hết những hộ cho biết nội dung tuyên truyền không phù hợp là những hộ nuôi lâu năm thường dựa vào kinh nghiệm bản thân để chăn nuôi, không tin vào những thông tin do các cơ quan tuyên truyền.

Bảng 4.9. Tiếp cận phương tiện tuyên truyền đảm bảo ATTP trong chăn nuôi của người dân nuôi của người dân

STT Nội dung Hộ chăn nuôi SL (hộ) CC (%)

1 Đài truyền thanh xã 27 90,00

2 Truyền hình địa phương 13 43,33

3 Tạp chí, tời rơi khuyến nông 2 6,67

4 Lớp tập huấn 22 73,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Thông tin tuyên truyền được người dân đón nhận dưới nhiều hình thức. Nghiên cứu cho thấy phương tiện truyền thanh tại xã, thị trấn là phương tiện đem lại hiệu quả tuyên truyền cao nhất với 90% số hộ được điều tra biết đến những thông tin tuyên truyền thông qua kênh phát thanh xã. Kênh thông tin qua tờ rơi khuyến nông, tạp chí khuyến nông được ít người đón nhận hơn và chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các kênh được điều tra.

Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về thời điểm tuyên truyền đảm bảo ATTP trong chăn nuôi ATTP trong chăn nuôi

STT Nội dung Hộ trồng Chè

SL (hộ) CC (%) I Thời điểm tuyên truyền

1 Phù hợp 24 80,00 2 Không phù hợp 6 20,00 II Số lần tuyên truyền 1 Nhiều 12 40,00 2 Bình thường 10 33,33 3 Ít 8 26,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy hiện nay tại địa bàn huyện yên Thế có nhiều thông tin được tuyên truyền đến người dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong đó thời điểm tuyên truyền được đại đa số các hộ được điều tra cho rằng phù hợp, kịp thời trong đó có 80% hộ được điều tra đánh giá. Mỗi một nội dung tuyên truyền để đến được người dân cần qua nhiều kênh thông tin và cũng như số lần tuyên truyền về nội dung đó, nghiên cứu cho thấy 33,33 số hộ được điều tra đánh giá số

lần tuyên truyền bình thường. Có 40% đánh giá số lần tuyên truyền hiện nay về nội dung cần tuyên truyền là nhiều.

4.1.3.3. Tuyên truyền quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp

Quản lý thuốc thú y và chế phẩm dùng trong chăn nuôi; quản lý thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Người lãnh đạo quản lý, các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến, kinh doanh hàng nông sản, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm, trứng; cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và người tiêu dùng thực phẩm. Các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý ATTP, an toàn dịch bệnh sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản; Các quy phạm thực hành, các hệ thống VietGAP, HACCP, trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo ATTP; Phổ biến, hướng dẫn sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn; quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau; sử dụng chất cấm; thuốc kháng sinh trong chăn nuôi; phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm rau do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “bốn đúng”.

Bảng 4.11. Thông tin chung về nhóm hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp

STT Nội dung ĐVT Giá trị

(n=10) 1 Tuổi Tuổi 43,5 2 Trình độ chuyên môn - Sơ cấp % 20,00 - Trung câp % 30,00 - Cao đẳng % 40,00 - Đại học % 10,00

3 Có giấy phép kinh doanh % 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua nghiên cứu cho thấy hiện nay các chủ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp còn ở độ tuổi khá trẻ, năng lực chuyên môn chủ yếu là cao đẳng và trung cấp nghề cho thấy việc áp dụng những quy trình quản lý về đảm bảo cho sản xuất an toàn khá khả quan. Qua khảo sát cho thấy hiện nay 100% số cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp có giấy phép kinh doanh đúng theo quy định.

Bảng 4.12. Đánh giá của hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp về công tác tuyên truyền vệ sinh ATTP trong sản xuất nông nghiệp truyền vệ sinh ATTP trong sản xuất nông nghiệp

STT Nội dung Số lượng

(n=10)

Cơ cấu (%) 1 Nội dung tuyên truyền

Nội dung đầy đủ, dễ hiểu 8 80,00

Nội dung sơ sài, ít thông tin 1 10,00

Nội dung quá dài, khó hiểu 1 10,00

2 Thời điểm tuyên truyền

Phù hợp 9 90,00 Không phù hợp 1 10,00 3 Số lần tuyên truyền Nhiều 6 60,00 Bình thường 3 30,00 Ít 1 10,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu cho thấy với 80% số cửa hàng kinh doanh được điều tra đánh giá các nội dung tuyên truyền về vệ sinh ATTP khá đầy đủ và dễ hiểu ngoài ra còn một số ít cho rằng nội dung quá sơ sài và dài làm cho những người tiếp nhận thông tin khó nắm bắt. có 90% số hộ kinh doanh cho rằng thời điểm tuyên truyền là phù hợp và 60% cho rằng số lần tuyên truyền nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 73)