Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.3.Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3.Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

3.1.3.1. Thuận lợi

Yên Thế liền kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (KTTĐBB) là nơi tập trung các ngành công nghiệp chế biến phát triển với công nghệ hiện đại, các công ty chăn nuôi, chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,… điều kiện này không chỉ thuận lợi đối với các yếu tố “đầu ra” cho ngành nông nghiệp mà cũng là thuận lợi lớn để giảm chi phí “đầu vào” như: con giống, thức ăn gia súc, kỹ thuật, công nghệ… và các yếu tố về đảm bảo VS ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp.

Yên Thế có lợi thế trong tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ, thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời là một đầu mối quan trọng để tác động, phổ biến, liên kết ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển nông nghiệp đảm bảo VSATTP.

Đặc điểm địa hình Yên Thế đa dạng: vùng núi, vùng đồi gò, đồng bằng, bãi ven sông. Tài nguyên đất đai đa dạng, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đảm bảo an toàn VSTP.

Yên Thế có hệ thống hồ, đập có trữ lượng nước khá lớn, hệ thống sông ngòi dày đặc bao bọc xung quanh và chảy dọc qua địa bàn, do đó rất thuận lợi trong việc điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp.

Là huyện đông dân, có lực lượng lao động nông nghiệp tương đối dồi dào, có truyền thống sản xuất nông nghiệp. Đây là yếu tố góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của các địa phương thuộc “Vùng ven Thủ đô Hà Nội”. Đồng thời cũng mang lại hiệu ứng tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường.

Yên Thế có quỹ đất phong phú với nhiều vùng nông nghiệp có truyền thống thâm canh, nhiều loại cây con đặc sản... là điều kiện thuận lợi cho phát triển vùng chăn nuôi tập trung có tính cạnh tranh cao và đảm bảo vệ sinh ATTP.

Cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, chợ,...) đã và đang được đầu tư, nâng cấp đáp ứng cơ bản cho sản xuất nông nghiệp sạch.

3.1.3.2. Khó khăn

đất, giao rừng,… làm thu hẹp vùng chăn nuôi. Giá thuê hoặc sang nhượng đất tăng, ảnh hưởng đến việc đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại sản xuất nông nghiệp theo hướng đảm bảo các tiêu chuẩn VS ATTP.

Ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện còn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ với trình độ khoa học công nghệ chưa cao, số lượng sản phẩm có thương hiệu chưa nhiều, giá thành sản phẩm và thị trường tiêu thụ còn chưa ổn định;

Lực lượng lao động trẻ, có kiến thức tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động công nghiệp và dịch vụ, lao động nông nghiệp ngày càng ít đi nên giá thuê mướn lao động tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi tăng, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu trên Sản phẩm nông nghiệp ngành trồng trọt: xã Canh Nậu, xã An Thương và xã Đồng Tâm. Đây là những địa phương thuộc huyện Yên thế có thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm như: Gà đồi, Chè xanh, Vải…

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơquan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học. Việc thu thập thông tin thứ cấp được liệt kê cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.5. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

Vấn đề

nghiên cứu Tài liệu

Nguồn thu thập Phương pháp thu thập - Cơ sở lý luận. - Cơ sở thực tiễn về quản lý VSATTP nói chung và VSATTP trong sản xuất nông nghiệp nói riêng.

- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài.

- Sách và giáo trình. - Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Internet. - Thư viện. - Sách.

- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại. - Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra - Tình hình phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang - Thực trạng quản lý VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh - Định hướng và giải pháp để tăng cường công tác quản lý VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp

- Báo cáo kết quả KT- XH của tỉnh qua các năm. - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp - Báo cáo tình hình VSATTP trên địa bàn tỉnh

- Chính sách về quản lý VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp

- Niên giám thống kê.

- UBND tỉnh - Sở NN&PTNT - Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Chi cục an toàn VSTP

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn cho các đối tượng điều tra, phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý VSATTP trong sản xuất nông nghiệp từ tỉnh xuống huyện, cụ thể: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (các phòng nghiệp vụ), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (thanh tra sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thanh tra Chi cục bảo vệ thực vật, thanh tra Chi cục thú y), Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, để thấy thực trạng công tác quản lý về ATVSTP trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành thu thập số liệu từ Chi cục quản lý theo tỉnh thành, cán bộ các đơn vị quản lý nhiều tỉnh. Diễn biến ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến ở bếp ăn tập thể và các đối tượng điều tra là người tiêu dùng để biết được mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đề ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp, mối quan tâm của họ đến vấn đề

ATVSTP và mức độ an tâm (tin tưởng) của người tiêu dùng đến thực phẩm từ sản xuất nông nghiệp hiện nay như thế nào và việc đánh giá chủ quan của người tiêu dùng về công tác quản lý về ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay ở Bắc Giang.

Từ các phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp để có được các nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện quản lý nhà nước về ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Bảng 3.6. Nguồn thu thập thông tin sơ cấp

Loại mẫu Đối tượng phỏng vấn

Số

mẫu Nội dung thu thập

1. Cơ quan quản lý về VSATTP trong sản xuất nông nghiệp - Phòng NN&PTNT huyện - Cấp xã 10 10 - Số lượng, trình độ cán bộ quản lý

- Tình hình đảm bảo vệ sinh ATTP trong chăn nuôi

- Tình hình đảm bảo vệ sinh ATTP trong lĩnh vực trồng trọt

- Việc thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm, tuyên truyền…

- Công tác tập huấn, phổ biến kiến thức và các quy trình sản xuất nông nghiệp đảm bảo VSATTP - Tham mưu xây dựng văn bản, chế độ về VSATTP.

2. Người sản xuất

- Người sản xuất 90 - Kiến thức và thực hành về VSATTP

- Chấp hành quy định về VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP trong lĩnh vực NN.

3. Người kinh doanh vật tư nông nghiệp

Người kinh doanh 10 - Hiểu biết về Quy định VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Đánh giá về công tác Tuyên truyền, phố biến các quy định về VSATTP trong lĩnh vực NN.

- Ý thức - Thực hành - Thói quen

3.2.2.3. Phương pháp PRA

Phương pháp PRA bao gồm các nội dung: thảo luận về vấn đề VSATTP tại các điểm nghiên cứu, cây vấn đề xác định các khó khăn đối với người dân về VSATTP trong sản xuất nông nghiệp như thiếu hiểu biết về VSATTP trong sản xuất, thiếu kiến thức, hạn chế về trình độ sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn sạch. Cây mục tiêu, xác định các mục tiêu để đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để đạt được các mục tiêu nhằm sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VSATTP…Ngoài ra còn để phân tích thực trạng bộ máy quản lý, tìm hiểu các vấn đề tồn tại, nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó, qua đó nhận định các giải pháp tháo gỡ phù hợp.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin, số liệu thu thập được từ các báo cáo, kết quả điều tra, được tổng hợp, xử lý, hiệu chỉnh bằng cách thống kê, phân tổ, … trên cơ sở hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Thống kê mô tả

Mô tả về bộ máy quản lý về VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng cán bộ, kết quả hoạt động của cơ quan quản lý: kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, số lượng đơn vị vi phạm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và số vụ ngộ độc thực phẩm trong địa bàn tỉnh Bắc Giang.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh để làm rõ sự khác biệt của bộ máy quản lý, kết quả hoạt động của công tác quản lý VSATTP, nguồn nhân lực trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trong 3 năm 2014 – 2016. Cụ thể:

- Các cơ quan phối hợp quản lý VSATTP trong 3 năm, số lượng cán bộ tham gia phối hợp quản lý;

- Số buổi tuyên truyền về VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp qua các năm, so sánh giữa việc thực hiện và kế hoạch; các vụ vi phạm VSTTTP; kết quả xử lý; số cơ sở vi phạm, số tiền nộp phạt.

- Số lượng, chủng loại sản phẩm nông nghiệp đạt quy định về VSATTP…

3.2.4.3. Phân tích thể chế

Đánh giá chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

3.2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Đi sâu đánh giá điển hình về kiến thức, thực hành của cán bộ làm công tác quản lý ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp và người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng ở các điểm nghiên cứu, qua đó nhận định vấn đề nổi cộm, điển hình đi sâu phân tích tìm ưu điểm và tồn tại, nhận định nguyên nhân để có giải pháp thích hợp.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về số lượng và trình độ cán bộ làm công tác VSATTP trong sản xuất nông nghiệp

+ Số lượng cán bộ + Trình độ cán bộ

+ Hiệu quả công việc của cán bộ

- Nhóm phản ánh về quy mô trong quản lý

+ Cơ chế chính sách: Các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Nguồn lực: Số lượng kinh phí đầu tư cho ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng cán bộ làm công tác quản lý qua các năm

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý về VSATTP trong sản xuất nông nghiệp.

+ Đào tạo, bồi dưỡng: Số lượng cán bộ được đào tạo, số lớp tập huấn được tổ chức.

+ Thông tin, truyền thông: Số lượng kênh thông tin tuyên truyền, số lượng bài viết, tin đưa

+ Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm: Số đoàn thanh kiểm tra được thành lập, số cơ sở được kiểm tra, số cơ sở vi phạm, số cơ sở bị xử lý xử phạt, số lần thanh kiểm tra

+ Cấp phép về VSATTP trong sản xuất nông nghiệp: Số cơ sở được cấp phép đủ điều kiện VSATTP, tiếp nhận công bố hợp quy.

+ Công tác xét nghiệm: Số phòng xét nghiệm đạt chuẩn, số lượng chỉ tiêu làm xét nghiệm, số lượng mẫu làm xét nghiệm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONGSẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ

4.1.1. Tổ chức quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh là cơ quan đầu mối tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Các chi cục: Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản; Chăn nuôi và thú y; Trồng trọt và BVTV; Trung tâm khuyến nông là các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở NN&PTNT có chức năng và nhiệm vụ tham mưu trực tiếp về chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp, giúp cho Sở NN&PTNT trong quản lý VSATTP trong sản xuất.

Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản là đấu mối tham mưu, tổng hợp giúp Giám đốc sở NN&PTNT quản lý Nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Sở NN&PTNT; Thực hiện quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; Thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo quy định;

Chi cục Chăn nuôi thú y có trách nhiệm hướng dẫn sản xuất chăn nuôi đảm bảo VSATTP; Quản lý giống vật nuôi; Quản lý thức ăn và môi trường chăn nuôi; Phòng, chống dịch bệnh động vật; Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; Quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật.

Chi cục Trồng trọt và BVTV có trách nhiệm quản lý sản xuất trồng trọt đảm bảo VSATTP; Quản lý phân bón; Quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; Bảo vệ thực vật; Kiểm dịch thực vật; Quản lý thuốc bảo vệ thực vật; Tổ chức, thực hiện công tác quản lý ATTP, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật; Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Khuyến nông chủ trì xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn khuyến nông; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông các cấp và nông dân; Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông;

Sở Nông nghiệp & PTNT Chi cục quản lý chất lượng NLTS Chi cục Chăn nuôi và Thú Y Chi cục trồng trọt và BVTV Trung tâm khuyến nông Chi cục phát triển nông thôn Trung tâm giống cây trồng Phòng NN&PTNT cấp huyện Ban Nông nghiệp cấp xã

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý VSATTP trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang

Nguồn: Sở nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Giang (2017)

Phòng Nông nghiệp và PTNT cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình, kế hoạch về sản xuất nông nghiệp đảm bảo VSATTP do cấp trên yêu cầu và hướng dẫn, chỉ đạo các xã thực hiện các nội dung về đảm bảo VSATTP trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Để đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý chất lượng VSATTP trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ làm công tác quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã. Kết quả như sau:

Bảng 4.1. Ý kiến đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý VSATTP trên địa bàn huyện Yên Thế huyện Yên Thế TT Chỉ tiêu Ý kiến (n=20)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 55)