Nội dung quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.5.Nội dung quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5.Nội dung quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

2.1.5.1. Công tác ban hành các văn bản quản lý

An toàn thực phẩm có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Một trong những nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm đó là thuốc BVTV, thành phần thuốc BVTV có chứa những hoạt chất độc gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người và môi trường sinh thái nên cần có những quy định về các loại thuốc được sử dụng. Do đặc điểm của ngành nông nghiệp, sản phẩm được tiêu

dùng và hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể con người. Các chính sách của Nhà nước về quản lý An toàn thực phẩm đã được đưa vào thực tiễn và triển khai, và nó không chỉ tập trung vào một ngành riêng biệt mà cần có sự phối hợp liên ngành, các cơ quan liên quan. Việc thực thi chính sách đã từng bước đồng bộ và hợp lý.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định về chứng nhận y tế trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm (Trần Thị Khúc, 2014).

2.1.5.2. Xây dựng bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP đến nay đã được xây dựng hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Bố trí nguồn lực cho bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP đảm bảo hoạt động có hiệu quả (Quốc Hội, 2010).

2.1.5.3. Công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm

Có nhiều kênh thông tin được truyền tải tới người sản xuất, các kênh thông tin tuyên truyền hiện nay được áp dụng phổ biến thường qua phát thanh địa phương và truyền hình. Những thông tin được truyền tải đến người dân đa dạng và phong phú về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chưa đi vào thực tiễn người dân đang sản xuất. Cần có những kênh thông tin lưu động hơn, thực tiễn hơn với nhu cầu về thông tin vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân (Trần Thị Khúc, 2014).

2.1.5.4. Công tác tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất và quản lý

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSTP theo các hình thức sau:

+ Đào tạo chứng chỉ; + Đào tạo thường xuyên;

+ Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ;

+ Đào tạo sau đại học về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đào tạo bồi dưỡng kiến thức sản xuất nông nghiệp sạch cho các hộ nông dân đảm bảo cho an toàn vệ sinh thực phẩm từ đầu vào cho sản xuất (Trần Thị Khúc, 2014).

2.1.5.5. Thực hiện quản lý vệ sinh ATTP trong sản xuất nông nghiệp

Trong quá trình quản lý, sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý, các ban ngành, đoàn thể để có sự phối hợp tốt nhất, tránh sự chồng chéo trong quản lý, sự đun đẩy trách nhiệm trong quá trình hoạt động. Nhà nước cần quy định chức năng, vai trò, nhiệm vụ cho từng bộ phận cụ thể trong quản lý nói chung và trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ quan chủ yếu là Bộ NN&PTNT, Cục BVTV, cơ quan Quản lý thị trường, Sở Tài nguyên và môi trường, cảnh sát Môi trường từ Trung ương đến địa phương đặc biệt là chính quyền cơ sở. Đồng thời việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện có tính hệ thống, logic sẽ giúp việc quản lý chủ động hơn.

Việc quản lý đòi hỏi nhiều cơ quan khác nhau, có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng hoạt động theo một mục tiêu nhất định. Sự phối hợp, điều hành chặt chẽ giữa cơ quan các cấp tạo điều kiện cho việc truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa các cơ quan quản lý một cách hiệu quả. Chính quyền địa phương là cơ quan gần gũi và tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp với người kinh doanh cũng như người sản xuất, giám sát người buôn bán, sử dụng trong quá trình thực hiện quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (Trần Thị Khúc, 2014).

Phối hợp cơ quan quản lý với chính quyền địa phương: chính quyền địa phương là nơi đầu tiên tiếp nhận được thông tin về tình hình kinh doanh, sử dụng thuốc hàng ngày của các cửa hàng kinh doanh và người nông dân. Thông tin này sẽ được chính quyền địa phương báo cáo lên các cơ quan chuyên môn để có biện pháp xử lý. Đây cũng là cầu nối, cung cấp thông tin thường xuyên giữa cơ quan chuyên môn đến người kinh doanh vật tư nông nghiệp, người sản xuất, trực tiếp giám sát quá trình thực hiện các quy định của cơ quan quản lý trên địa phương mình. Khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương thông tin sẽ được cập nhật nhanh hơn, công tác quản lý, giám sát của cơ quan cấp trên sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn. Phối hợp giữa cơ quan quản lý với cơ quan chuyên môn: cơ quan chuyên môn ở đây chủ yếu là Chi cục BVTV, Chi cục Khuyến nông. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan này giúp việc kiểm soát thực hiện một cách liên tục (Trần Thị Khúc, 2014).

2.1.5.6. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

Quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp: bao gồm việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận sản xuất, kinh doanh; quản lý về loại thuốc, loại phân bón, loại chế phẩm, nhãn mác, đảm bảo môi trường….của Chi cục BVTV cho cá nhân, tổ chức

tham gia sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV; việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp vi phạm…. (Quốc Hội, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 30)