Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 40 - 44)

3 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

8. Khung lý thuyết

1.2. Các lý thuyết tiếp cận

1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Tiếp cận theo lý thuyết nhu cầu là một trong những hướng tiếp cận thuộc trường phái hiện sinh. Theo quan điểm này, con người được nhìn nhận và đánh giá cao về khả năng của họ, bản thân họ có thể tự quyết định được cuộc sống của mình. Đối với cách tiếp cận của lý thuyết nhu cầu của Maslow, con người cần được đáp ứng những nhu cầu theo từng thang bậc từ thấp đến cao mà trước hết là những nhu cầu cơ bản. Việc đáp ứng nhu cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng cá nhân. Nếu nhu cầu không được đáp ứng, ắt sẽ nảy sinh những vấn đề liên quan đến sự tồn tại của cá nhân đó, cũng như những cá nhân khác xung quanh. [14]

Khi nghiên cứu các yếu tố cấu thành nhu cầu của con người cho thấy các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau, phát triển từ thấp tới cao. Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow, về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chắnh: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự địi hỏi cơng bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân...Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng. Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phắa đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phắa đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao ở tầng trên. Các tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow. [14]

Sơ đồ 1.1. Tháp bậc thang nhu cầu của Maslow

Tầng 1: Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): Các nhu cầu về căn

bản nhất thuộc thể chất và sinh lý như thức ăn, nước uống, bài tiết, thở, nơi ở, tình dục, nghỉ ngơi. Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt v́ nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này , thì họ sẽ không tồn tại được, nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại cuộc sống hàng ngày. [14]

Tầng 2 Nhu cầu an toàn (Safety Needs): Khi các nhu cầu về căn bản

nhất thuộc thể chất và sinh lý dược đảm bảo sẽ nảy sinh ra những nhu cầu được an toàn, cảm giác yên tâm, được đảm bảo về an tồn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản và bảo vệ cá nhân và gia đình khỏi các nguy hiểm trong cuộc sống. Nhu cầu này được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được yên tâm về những chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ hýu trắ, đýợc sống trong các khu phố an ninh, trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ởẦ Tóm lại, cá nhân cần có cảm giác yên tâm khi có được an ninh thân thể, được đảm bảo việc làm, hưởng thụ các dịch vụ y tế xã hội và tài sản cá nhân được bảo vệ. Họ tìm đến tơn giáoẦ để thỏa mãn các nhu cầu

này về mặt tinh thần. Những chế độ về ASXH, BHXH chắnh là để đáp ứng các nhu cầu này.

Tầng 3 Nhu cầu giao lưu tình cảm và được trực thuộc: Nhu cầu được

giao lưu tình cảm và được trực thuộc, tham gia nhóm cộng đồng, tổ chức nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn sẽ nảy sinh ra các bệnh trầm cảm, thần kinh. [14]

Tầng 4 Nhu cầu cần được tôn trọng (Needs for Esteem): Khi ba loại

nhu cầu đầu tiên được thỏa mãn, nhu cầu lịng tự trọng có thể phát sinh. Điều này liên quan đến lòng tự trọng mà con người tạo cho mình và cả sự tơn trọng mà họ nhận được từ người khác. Con người ln cần có nhu cầu về lịng tự trọng được duy trì, vững chắc, ở mức độ cao, và cần có sự tơn trọng từ người khác nữa, thông qua các thành quả, thành công của bản thân. Nếu không được như thế, khi những nhu cầu này mất đi, con người cảm thấy kém cỏi, yếu đuối, bất lực và vơ giá trị. Nhu cầu này cịn được gọi là nhu cầu tự trọng, vì nó thể hiện mong muốn được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, về sự cảm nhận, q trọng chắnh bản thân, danh tiếng của mình, có lịng tự trọng, sự coi trọng khả năng của bản thân. [14]

Tẩng 5 Nhu cầu tự chứng tỏ mình (Needs for Self-Actualization): Bậc

cuối cùng và cao nhất trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow có sự tác động lớn nhất đến sự hồn chỉnh nhân cách. Đó là nhu cầu được tự khẳng định mình, nhu cầu cho sự trưởng thành cá nhân, cơ hội của sự phát triển và học hỏi cá nhân để tự hồn thiện mình. Nhu cầu này thể hiện ở việc muốn được sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, được trình diện mình và được cơng nhận thành đạt. Khi tất cả các nhu cầu nói trên được thỏa mãn, thì nhu cầu muốn hiện thực hóa, tự chứng tỏ bản thân xuất hiện. Maslow mơ tả việc tự chứng tỏ bản thân như là nhu cầu vốn dĩ của con người và họ có khả năng làm được điều đó, có nghĩa họ được Ộsinh ra là để thể hiện chắnh mình.Ợ Maslow nói, ỘMột nhạc sĩ phải sáng tác âm nhạc, một nghệ sĩ phải biết

vẽ, và một nhà thơ phải làm thơ.Ợ Các nhu cầu này làm cho con cảm thấy luôn trăn trở làm sao cho mình thể hiện được chắnh mình. Con người có nhu cầu tự hiện thực bản thân mình Ờ nghĩa là làm sao cho những khả năng của mình phát triển và đạt được nhiều kết quả. [14]

Thông qua lý thuyết và tháp nhu cầu của Maslow, các hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT được khái quát hóa và tổng hợp tương tự như các bậc thang trên, đó là chăm sóc sức khỏe về mặt thể chất tinh thần và về mặt quan hệ xã hội. Chất lượng chăm sóc sức khỏe NCT cũng phát triển để đáp ứng các nhu cầu từ thấp đến cao và ngày càng phát triển của NCT. Khi điều kiện kinh tế cịn yếu kém thì việc chăm sóc sức khỏe , đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT chỉ dừng lại ở việc chăm sóc khi ốm đau, bệnh tật, ln quan hệ chan hịa, vui vẻ với hàng xóm, láng giềng, bạn bè và cộng đồng. Khi điều kiện kinh tế khá lên, địi hỏi việc chăm sóc sức khỏe NCT đáp ứng các nhu cầu lớn hơn về giao tiếp, quan hệ xã hội. Cụ thể là:

Dựa trên những nội dung về nhu cầu của Maslow, ứng dụng với lứa tuổi NCT. Cũng như mọi lứa tuổi, NCT cần phải được đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần cần thiết. Song bên cạnh đó cịn có những nhu cầu đặc biệt cần quan tâm hơn như:

+ Nhu cầu về chế độ ăn uống, ở phù hợp thuận tiện,an toàn.. (chẳng hạn NCT nên có phịng tắm thuận tiện, chống trơn, kắn gió, thức ăn hợp khẩu vị và mềmẦ)

+ Nhu cầu an toàn cho cuộc sống: Đây là nhu cầu quan trọng của NCT lúc này họ đang trong giai đoạn cuối của cuộc đời - giai đoạn của sự thối hóa tự nhiên của con người. Sự thối hóa này khơng những chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất mà cả về mặt tâm lý. Vì vậy đối với những NCT, việc chăm sóc sức khỏe là vơ cùng cần thiết, từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, đi lại, khám chữa bệnh, phòng bệnh đến môi trường sống lành mạnh, ắt căng thẳngẦ

+ Một nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất ở NCT là được tôn trọng và được mọi người chấp nhận, q mến. Cho dù phần lớn họ khơng cịn trực tiếp

đóng góp cho xã hội, nhưng họ vẫn cần có sự chấp nhận của xã hội, của gia đình về những kinh nghiệm của họ, về khả năng, tắnh tự lập. Họ không phải là những người vô ắch trong xã hội, mà ngươc lại vẫn đóng vai trị quan trọng đối với xã hội, cộng đồng, nhất là đối với những người thân. Hơn bao giờ hết, NCT rất cần mối quan hệ mật thiết với những người thân trong gia đình và cộng đồng như: vợ chồng, con cháu, họ hàng, xóm giềng...

Do sức khỏe yếu và gánh nặng bệnh tật nên nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, y tế của NCT là rất lớn. Nhu cầu của con người đương nhiên là khác nhau về lứa tuổi. Nhu cầu nổi trội của thanh niên, thiếu niên là học tập, trung niên là việc làm, nhu cầu của NCT là nhu cầu có sức khỏe. Nhu cầu có sức khỏe đối với NCT ln được xếp thứ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)