Gia đình trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 84 - 97)

3 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

8. Khung lý thuyết

2.2. Ngƣời cao tuổi và gia đình trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi

2.2.3. Gia đình trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Sức khỏe là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của NCT. Vậy, các gia đình hiện nay chăm sóc NCT như thế nào? Nhu cầu chăm sóc khi ốm đau bất kỳ ai cũng có nhưng đối với NCT, nhu cầu này có ý nghĩa quan trọng hơn. Trong điều kiện dịch vụ xã hội và khả năng hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cịn hạn chế thì vai trị hỗ trợ của gia đình là rất to lớn đối với NCT. Để tìm hiểu sự chăm sóc của gia đình đối với NCT, chúng tơi phân tắch qua hai khắa cạnh: người chăm sóc sức khỏe, hỗ NCT trong sinh hoạt hàng ngày và người chăm sóc sức khỏe, chi trả tiền thuốc men cho NCT khi ốm đau:

2.2.3.1. Chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ người cao tuổi trong sinh hoạt hằng ngày

Người Việt Nam có truyền thống Ộtrẻ cậy cha, già cậy conỢ. Truyền thống này vẫn đang được gìn giữ, đặc biệt là khi NCT ngày càng già yếu. Đa số NCT, khi về già thường sống chung với con cái, bởi vì nó đã đáp ứng được nhiều hơn cả những nhu cầu cơ bản trong đời sống vật chất và tinh thần nhiều NCT. Khi sống chung vói con cái thì cha mẹ già và con cái đều có những quan hệ hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế và tinh thần, tình cảmẦ trong cuộc sống hàng ngày.

Bảng 2.9. Ngƣời hỗ trợ ngƣời cao tuổi nhiều nhất trong sinh hoạt hàng ngày (%)

STT Ngƣời hỗ trợ ngƣời cao tuổi trong sinh hoạt hàng ngày Tần số Tần suất (%)

1 Vợ/chồng 54 45

2 Con gái/ trai chưa kết hôn 17 14.1

3 Con gái/ trai đã kết hôn 31 25.8

4 Con dâu/con rể 9 7.5

5 Anh chị em ruột/ cháu ruột 3 2.5

6 Tự chăm sóc 6 5.0

Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy gia đình vẫn là nguồn hỗ trợ chắnh trong chăm sóc sức khỏe cho NCT hàng ngày. Có tới 45% NCT cho biết vợ/ chồng ln là người chăm sóc chắnh cho họ trong sinh hoạt hàng ngày. Con gái/ con trai đã kết hôn cũng là một nguồn hỗ trợ chắnh cho NCT trong sinh hoạt hàng ngày với 25.8%; 14.1 NCT cho biết con gái/ trai chưa kết hôn cũng là nguồn hỗ trợ chắnh cho họ trong sinh hoạt hàng ngày. Có thể thấy dù có sự khác biệt giữa con trai, con gái; dù ở chung hay ở riêngẦ thì sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của con cái với cha mẹ là NCT vẫn là nguồn trợ giúp quan trọng để đáp ứng, ổn định đời sống về vật chất của họ. Tỷ lệ NCT cho biết con dâu/ con rể là người chăm sóc chắnh cho họ trong sinh hoạt hàng ngày chiếm tỷ lệ thấp với 7.5%. Bên cạnh đó, vẫn cịn 5% NCT tự chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Có sự khác biệt về độ tuổi trong người hỗ trợ chắnh cho NCT trong sinh hoạt hàng ngày.

Bảng 2.10. Ngƣời hỗ trợ ngƣời cao tuổi nhiều nhất theo độ tuổi (%) Độ tuổi

Ngƣời chăm sóc 60-65 65- 70 70-75 75-80

Vợ/chồng 46.6 40.0 17.5 24.1

Con gái/ trai chưa kết hôn 15.8 11.6 10.0 5.0

Con gái/ trai đã kết hôn 26.6 32.5 44.1 45.8

Con dâu/con rể 7.5 10.0 15.0 13.3

Anh chị em ruột/ cháu ruột

0.83 1.6 5.8 2.5

Tự chăm sóc 2.5 5.0 7.5 9.1

(Nguồn: Khảo sát tại xã Hữu Hòa)

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy gia đình vẫn là chỗ dựa đáng tin cậy trong chăm sóc NCT hàng ngày, trong đó vợ/ chồng hoặc con cái là

những người trợ giúp nhiều nhất cho NCT và thấy được có sự khác biệt về người hỗ trợ NCT nhiều nhất trong sinh hoạt hàng ngày xét theo độ tuổi. Xét theo độ tuổi, tuổi càng cao các cụ càng cần đến sự chăm sóc của con cái hơn. Với những NCT ở độ tuổi trẻ từ 60-65 thì vợ/ chồng là người hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe nhiều nhất cho NCT trong sinh hoạt hàng ngày. Ở nhóm ngưởi cao tuổi trẻ từ 60-65 và 65-70 thì chúng ta có thể thấy ngưởi hỗ trộ, chăm sóc chắnh chọ họ trong sinh hoạt hàng ngày là vợ/ chồng NCT với 46.6% và 40%. Điều này cũng dễ hiểu khi những NCT trẻ có sức khỏe tốt thì vẫn có thể chăm sóc cho bạn đời của mình. ỘVợ chồng tơi lấy nhau do cha mẹ hứa gả chứ

không được tự do yêu đương như thời trẻ bây giờ. Thế mà khi về sống với nhau, cuộc sống không một lời cãi vã. Mới hồi năm ngối tơi bị tai biến, cũng nằm viện điều trị hơn tháng trời, giờ việc đi lại cũng khó khăn. Nên là mọi sinh hoạt hàng ngày bà nhà tơi đều giúp tơi. Con cái chúng nó cũng chỉ phần nào thơi, thi thoảng đến thăm bố, nói chuyện với bố một lúc, xong cũng phải về nhà cơm nước cho gia đình chồng nhà chúng nó, cịn con trai hay con dâu cũng thế, làm sao mà bằng vợ mình đượcỢ [Trắch PVS, nữ 61 tuổi, làm nơng

nghiệp]. Trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm NCT già hơn ở độ tuổi từ 70-75 và 75-80 lại giảm xuống mạnh với 17.5% và 24.1%. Ở độ tuổi càng cao thì sức khỏe của NCT càng suy giảm và ở độ tuổi này thì tỷ lệ góa vợ/ chồng cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm NCT ở độ tuổi trẻ, vì vậy ở độ tuổi này tỷ lệ vợ/ chồng là ngưởi hỗ trợ chắnh cho NCT là thấp. Khi càng về già thì con cái càng là chỗ dựa tin cậy trong chăm sóc NCT hàng ngày. Vì vậy, tuổi càng cao thì con cái càng là nguồn hỗ trợ, chăm sóc chủ yếu cho NCT trong sinh hoạt hàng ngày. Có tới 44.1% và 45.8% NCT ở độ tuổi từ 70-75 và 75-80 cho biết con trai/gái đã kết hơn là ngưởi chăm sóc chắnh cho họ trong sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó tỷ lệ này thấp hơn ở nhóm tuổi trẻ từ 60-65 và 65-70 với 26.6% và 32.5%. Tỷ lệ con trai/gái chưa kết hơn là người chăm sóc chắnh cho

cha mẹ trong sinh hoạt hàng ngày cũng giảm dần theo độ tuổi tăng dần của NCT từ 15.8% ở độ tuổi từ 60-65 xuống 5% ở độ tuổi cao từ 75-80. Khi về sống chung với con cái thì con dâu/con rể cũng là nguồn chăm sóc chắnh cho NCT, tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi tăng dần ở người cao tuổi từ 7.5% ở độ tuổi từ 60-65 đến 13.3% ở độ tuổi từ 75-80%. ỘTừ hồi ông nhà tôi mất, sức

khỏe tôi cũng kém đi nhiều, huyết áp rồi xương khớp, nên thằng cả đón tơi về nhà để tiện chăm sóc, nói là nó chăm sóc chứ cịn tồn vợ nó cơm nước, giặt giũ, mua bán ăn uống hàng ngày cho tôi. Con trai thương mẹ thì thương nhưng nó khơng biết cách chăm mình bằng phụ nữ đượcỢ [Trắch PVS, số 8,

nữ, 70 tuổi, nghỉ ngơi khơng làm gì].

Tiểu kết: Như vậy gia đình vẫn là chỗ dựa đáng tin cậy trong chăm sóc NCT trong sinh hoạt hàng ngày, thể hiện rõ truyền thống Ộuống nước nhớ

nguồnỢ của dân tộc ta. Sự chăm sóc của gia đình đối với NCT trong sinh hoạt

hàng ngày được thể hiện ở những nội dung gắn với sinh hoạt hàng ngày của bản thân người cao tuổi như: chuẩn bị cơm nước, lau dọn nhà cửa, giặt giũ, chăm cho cha mẹ ăn uống. Những nội dung chăm sóc này tuy mang tắnh chất đơn giản nhưng có ý nghĩa to lớn đối với NCT, nó là những hành động thể hiện tấm lòng, sự yêu thương của con cái đối với cha mẹ, và của người vợ/ chồng đối với bạn đời của mình.

2.2.3.2. Chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ người cao tuổi khi ốm đau

Sức khỏe là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của NCT. Vậy, các gia đình hiện nay chăm sóc NCT như thế nào? Nhu cầu chăm sóc khi ốm đau bất kỳ ai cũng có nhưng đối với NCT, nhu cầu này có ý nghĩa quan trọng hơn. Trong điều kiện dịch vụ xã hội và khả năng hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cịn hạn chế thì vai trị hỗ trợ của gia đình là rất to lớn đối với NCT. Để tìm hiểu sự chăm sóc của gia đình đối với NCT, chúng tôi phân tắch qua hai khắa cạnh: người chăm sóc chủ yếu và người trả tiền

thuốc men chủ yếu cho NCT khi ốm đau. Truyền thống Ộtrẻ cậy cha, già cậy conỢ vẫn đang được gìn giữ, đặc biệt là khi NCT ốm đau. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên chăm sóc khi NCT khi ốm đau không ai khác là các thành viên trong gia đình mà chủ yếu là người vợ / chồng hoặc con cái của NCT. Có tới 44.1% NCT cho biết vợ/ chồng là người chăm sóc chắnh cho NCT khi ốm đau, 33.3% NCT cho biết con gái/ trai đã kết hơn là người chăm sóc chắnh cho họ. Chỉ có 8.3% NCT cho biết con dâu/con rể là người hỗ trợ, chăm sóc cho NCT khi ốm đau. Tỷ lệ NCT tự chăm sóc chiếm tỷ lệ khá cao với 9.1%.

Bảng 2.11. Ngƣời chăm sóc chắnh cho ngƣời cao tuổi khi ốm đau (%) Vợ/ chồng Con gái/trai đã kết hôn Con dâu/con rể Anh chị em ruột/ cháu ruột Tự chăm sóc Chung 44.1 33.3 8.3 3.3 9.1 Độ tuổi 60 -65 tuổi 51.6 24.1 9.1 0.83 14.1 66 -70 tuổi 26.6 53.3 8.3 1.6 5.8 71-75 tuổi 25.8 55.8 12.5 0.83 5.0 75-80 tuổi 20.0 60.0 15.8 2.5 3.3 Giới tắnh Nam 57.5 25.8 5.0 0.83 10.8 Nữ 26.6 56.6 13.3 0.0 3.3

(Nguồn: Khảo sát từ cuộc điều tra)

Qua bảng số liệu trên thì chúng ta có thể thấy được có sự khác biệt trong các đối tượng chăm sóc chắnh cho NCT khi ốm đau. Tuổi càng cao, NCT càng cần đến sự chăm sóc của con cái lúc ốm đau nhiều hơn. Cụ thể có

tới 60% những người ở độ tuổi từ 75-80 và 55.8% những NCT ở độ tuổi từ 71-75 phải dựa vào con cái khi ốm đau. Con cái vẫn là người chăm sóc chắnh họ khi ốm đau. ỘTơi năm nay cũng ngồi 70 rồi, trước sức khỏe cũng ổn định,

từ ngày ông nhà mất nên hay lo nghĩ, sức khỏe cũng yếu hơn. Giờ cịn có một mình, nên là những lúc ốm đau thì tồn là con cái chăm sóc mẹ. Tơi thì ở với thằng cả, nhưng những lúc mẹ ốm thì cơ con gái vẫn xuống chăm sóc mẹ ln. Cịn thực ra thằng cả nó là đàn ơng, nhiều khi cũng không biết cơm cháo cho mẹ thế nàoỢ [Trắch PVS số1, nữ, 71 tuổi, nghỉ ngơi khơng làm gì].

Trong khi đó những người ở độ tuổi 60-65 ắt phải dựa vào sự chăm sóc của con cái lúc ốm hơn những người ở độ tuổi cao hơn. Chỉ có 24.1% những NCT ở độ tuổi này cho biết con trai/con gái đã kết hơn là người chăm sóc chắnh cho họ. Thay vào đó, tỷ lệ người ở nhóm tuổi 60-65 có khả năng tự chăm sóc cao hơn hoặc được chồng/vợ chăm sóc nhiều hơn. Có tới 51.6% NCT ở nhóm tuổi trẻ từ 60-65 cho biết bạn đời ln là người chăm sóc chắnh khi họ ốm đau. Ộ

Nhà có hai ơng bà ở chung với nhau, con cái thì chúng nó cũng có vợ có chồng, con cái hết rồi, cũng khơng muốn phiền đến chúng nó. Những lúc ốm đau thì hai ơng bà tự chăm sóc nhau là chắnh, cơ bản mình cịn sức khỏe, vẫn chăm sóc được ơng nhà được.Ợ [Trắch PVS, nữ, 64 tuổi, nghỉ hưu]. Điều này

cũng phù hợp với quan niệm truyền thống của người Việt Nam cho rằng Ộcon

chăm cha, không bằng bà chăm ôngỢ. Như vậy, ngay cả khi đã về già, một tỷ

lệ không nhỏ các cụ bà vẫn thực hiện chức năng chăm sóc các thành viên trong gia đình Ờ một chức năng vốn vẫn được coi như thiên chức của người phụ nữ. Tỷ lệ NCT tự chăm sóc sức khỏe theo xu hướng giảm dần ở những nhóm tuổi càng cao. Tỷ lệ này tương ứng ở nhóm 60-64 là 14.1%, so với nhóm 66-70 - 5.8%) và nhóm 71-75: 5% và ở nhóm tuổi cao nhât 75-80 là 3.3%. Điều này có thể giải thắch là do tuổi càng cao thì sức khỏe của các cụ cũng như người bạn đời đều suy giảm nên khả năng tự chăm sóc giảm hoặc

việc chăm nhau lúc ốm đau, nhất là khi đi viện cũng hạn chế hơn. Vì vậy, sự chăm sóc của con cái trở nên rất quan trọng đối với các cụ. Chúng ta thấy cũng có sự khác biệt về giới trong chăm sóc cho NCT khi ốm đau. Nghiên cứu cho thấy các cụ bà được con cái chăm sóc lúc ốm đau nhiều hơn các cụ ơng (tỷ lệ tương ứng là 56.6% và 25.8%). Tỷ lệ các cụ ơng được người bạn đời chăm sóc là 57.5% cao hơn gấp 2 lần so với tỷ lệ này ở các cụ bà (26.6%). Điều này cũng phù hợp với quan niệm truyền thống của người Việt Nam cho rằng Ộcon chăm cha không bằng bà chăm ôngỢ. Như vậy, ngay cả khi đã về già, một tỷ lệ không nhỏ các cụ bà vẫn thực hiện chức năng chăm sóc các thành viên trong gia đình Ờ một chức năng vốn vẫn được coi như thiên chức của người phụ nữ. Bên cạnh đó, sự chênh lệch tuổi thọ giữa nam và nữ cũng kéo giảm tỷ lệ các cụ bà được bạn đời chăm sóc. Khơng chỉ có con cái, các cháu tuổi vị thành niên trong gia đình cũng quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe cho NCT. Sự chăm sóc này được thể hiện qua các hoạt động chăm sóc khi ốm đau ỘCon của thằng út nhà tơi thì vẫn nhỏ, cịn con của thăng cả cũng

lớn hết rồi . Khơng ở với gia đình thằng cả , nhưng mà bọn trẻ nó cũng t́nh cảm. Là con gái thành ra cũng t́nh cảm . Thấy bà ôm, mà hai đứa đi học về cũng rẽ vào hỏi thăm rồi đấm lưng, bóp tay, chân cho bàỢ [Trắch PVS số 5,

nữ, 69 tuổi, nghỉ hưu]. Chăm sóc NCT lúc ốm đau, tuy có sự khác biệt về giới tắnh và độ tuổi nhưng nhìn chung, gia đình vẫn là đối tượng chăm sóc chủ yếu. Trên thực tế, việc thăm hỏi, chăm sóc giữa con cái và NCT ở các gia đình là việc làm thường xuyên, thể hiện mối quan hệ ruột thịt, gắn bó giữa các thế hệ dù sống chung hay sống riêng.

Chi trả cho điều trị và thuốc men là một trong những trách nhiệm của vợ/ chồng, con cái trong chăm sóc sức khỏe cho NCT khi ốm đau. Trong các gia đình tại xã Hữu Hịa, con cái vẫn là người chủ yếu trả tiền khi các cụ phải điều trị (42.5%). Tuy nhiên NCT vẫn cố gắng chủ động trong kinh tế và hạn

chế bớt việc phụ thuộc vào con cái, giảm bớt gánh nặng cho con cái (32.5%). Có 19.1% NCT cho biết vợ/ chồng là người chi trả tiền thuốc men chủ yếu khi ốm đau. Tỷ lệ NCT được anh chị em ruột/ cháu ruột/ họ hàng chi trả tiền thuốc men thấp với 5.8%.

Bảng 2.12. Ngƣời chi trả tiền điều trị/ thuốc men chủ yếu theo trình độ học vấn và giới tắnh của ngƣời cao tuổi (%)

Tự trang

trải Vợ/chồng Con cái

Anh chị em ruột/ cháu ruột/ họ hang Chung 32.5 19.1 42.5 5.8 Trình độ học vấn Tiểu học 21.6 15 57.5 5.8 Trung học cơ sở 28.3 20.8 47.5 3.3 Trung học phổ thông 30.0 20.0 43.3 6.6 Trung cấp 34.1 26.6 31.6 7.5 CĐ,ĐH 50 19.1 25.8 5.0 Sau đại học 67.5 14.1 15.8 2.5 Giới tắnh Nam 32.5 16.6 42.5 8.3 Nữ 20.0 10.0 64.1 5.8

(Nguồn: Khảo sát từ cuộc điều tra)

Qua bảng trên, chúng ta thấy trình độ học vấn cũng là yếu tố có quan hệ chặt chẽ với người chủ yếu chi trả tiền thuốc men. Trình độ học vấn càng cao,

NCT càng ắt phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh phắ điều trị của con cái hơn.

Theo kết quả điều tra cho thấy, có 67.5%; 50% NCT được hỏi có trình độ học vấn là Sau đại học và Cao Đẳng- Đại học tự trang trải chi phắ điều trị, cao hơn

tỷ lệ này ở những người có trình độ học vấn là Tiểu học, THCS và THPT với 21.6%; 28.3% và 30%. Ngược lại, những người có trình độ học vấn thấp hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 84 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)