Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về thƣ̣c hiê ̣n chính sách chăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 49 - 53)

3 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

8. Khung lý thuyết

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về thƣ̣c hiê ̣n chính sách chăm

chăm sóc sƣ́c khỏe đối với ngƣời cao tuổi

Chăm sóc sức khỏe NCT khơng chỉ nhằm kéo dài tuổi thọ mà cịn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp NCT tiếp tục sống khỏe, sống vui và sống có ắch cho gia đình và xã hội. Đồng thời, đó cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thể hiện tinh thần Ộuống nước nhớ nguồnỢ và sự văn minh tiến bộ xã hội. Nhận rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề đó, Đảng và Nhà nước ta coi việc chăm sóc sức khỏe NCT là đạo lý của dân tộc, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và các cấp chắnh quyền.

Ngay từ ngày lập nước, trong Hiến pháp năm 1946, Điều 14 quy định: ỘNhững công dân già cả hoặc tàn tật khơng làm được việc thì được giúp đỡỢ. Tinh thần này được tiếp tục khẳng định trong các bản Hiến pháp tiếp theo (1959,1980,1992). Quan điểm xây dựng chắnh sách chăm sóc sức khỏe NCT tiếp tục được thể hiện ở các văn bản Luật và dưới luật khác. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) (chương VII, Điều 41); Chỉ thị số 117/1996/CT-TTg của Chắnh phủ ngày 27/2/1996 về chăm sóc người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động cho Hội người cao tuổi Việt Nam; Chỉ thị số 34/1998/CT-TTg của

Chắnh phủ ngày 30/9/1998 về tổ chức hoạt động năm quốc tế Người cao tuổi; Pháp lệnh người cao tuổi (2000); Nghị định số 30/CP năm 2002 về quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi; Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chắnh phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chắnh phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi; Thông tư số 24/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 120/2003/NĐ-CP; Thông tư số 02/ 2004/TT- BYT hướng dẫn thực hiện cơng tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; Luật Người cao tuổi 2009.

Nhìn chung, các chắnh sách chăm sóc sức khỏe NCT hiện có tập trung vào một số điểm sau:

- NCT được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm theo dõi, quản lý và trực tiếp chăm sóc sức khỏe, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương; kinh phắ do ngân sách địa phương hỗ trợ (Điều 14 Pháp lệnh người cao tuổi). Tổ chức khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho NCT. Việc khám sức khỏe định kỳ được thực hiện một năm một lần, từng bước tổ chức mạng lưới bác sỹ gia định và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho NCT (Mục 2,

phần II, Thơng tư 02/2004/TT-BYT). Tổ chức mạng lưới tình nguyện viên để

chăm sóc sức khỏe cho NCT tại nhà, nhất là người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa. Khuyến khắch cán bộ y tế nghỉ hưu tham gia tình nguyện viên hoặc tham gia tập huấn cho tình nguyện viên về những kiến thức cần thiết trong chăm sóc sức khỏe NCT như: Các hoạt động tự chăm sóc trong sinh hoạt cá nhân đặc biệt là những người bệnh bị di chứng sau các bệnh tim mạch, tai nạn, các hoạt động giao tiếp trong xã hội và tự chăm sóc y tế (Mục

5, phần II, Thơng tư 02/2004/TT-BYT).

Bên cạnh việc được quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ngay tại tuyến xă, người cao tuổi được ưu tiên trong khám chữa bệnh ở tuyến trên. Cụ

thể: NCT được ưu tiên khám, chữa bệnh, được hướng dẫn phương pháp rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi và giải trắ để phòng, chống các bệnh người già (Điều

14 Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989; Điều 13 Pháp lệnh người cao tuổi 2000; Nghị định số 30/CP 2002; Thông tư số 02/2004/TT-BYT); Các cơ sở

khám, chữa bệnh phải thực hiện việc ưu tiên khám trước cho người bệnh cao tuổi-sau trường hợp cấp cứu (Thông tư 02/2004/TT-BYT). Luật người cao tuổi, khoản 1, Điều 12 còn qui định rõ ỘNgười từ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám bệnh trước người bệnh khác trừ trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặngỢ.

- Về chi phắ khám chữa bệnh cho NCT, người có nghĩa vụ phụng dưỡng

phải chu cấp chi phắ điều trị khi người cao tuổi ốm đau (khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh người cao tuổi). NCT không nơi nương tựa, khơng có nguồn thu

nhập được khám chữa bệnh miễn phắ (Khoản 2, Điều 12 Pháp lệnh người cao

tuổi). NCT từ đủ 90 tuổi trở lên được cấp miễn phắ thẻ bảo hiểm y tế với

mệnh giá 50.000 đồng/ người/ năm hoặc khám chữa bệnh miễn phắ theo cơ chế thực thanh, thực chi tại các cơ sở y tế quy định tại Điều 1 của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chắnh phủ ngày 15/10/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo (Thông tư số 24/2003/TT-BLĐTBXH). Năm 2002, theo Nghị định số 30/2002/NĐ-CP, người cao tuổi trên 100 tuổi được cấp BHYT miễn phắ.

-Việc truyền thông về các nội dung chăm sóc sức khỏe cho NCT cũng như tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt cho NCT được Nhà nước chú trọng. Mục 1, phần II, Thông tư 02/2004/TT-BYT qui định ỘTổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh nhất là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi để NCT tự phòng bệnhỢ. ỘTổ chức các câu lạc bộ NCT như: Câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. Tùy điều kiện và yêu cầu của người cao tuổi, từng địa phương có

thể tổ chức các câu lạc bộ của những người mắc bệnh mãn tắnh như bệnh tiểu đường, hen, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận, tiết niệu, đục thủy tinh thểỢ (Mục 3, phần II, Thông tư 02/2004/TT-BYT).

- Nhà nước cũng có chắnh sách hình thành và phát triển mạng lưới y tế chuyên sâu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Điều 15 Pháp lệnh người

cao tuổi ỘCác bệnh viện của Nhà nước phải có khoa lão khoa hoặc dành một

số giường để điều trị bệnh nhân là người cao tuổi và tổ chức nghiên cứu về chuyên môn, kỹ thuật điều trị cho người cao tuổiỢ. Thông tư số 02/2004/TT-

BYT qui định rõ về tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh cho người cao tuổi. Ngoài những nội dung liên quan đến chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho NCT, các chắnh sách cũng chú ý đến việc nghiêm cấm tình trạng bóc lột sức lao động của NCT, cũng như tình trạng bạo lực đối với NCT. Luật Lao động quy định tại Điều 124: ỘNgười sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm... ảnh hưởng sức khoẻỢ. Điều 151 của Bộ luật hình sự quy định: ỘTội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mìnhỢ và

Điều 152 quy định ỘTội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡngỢ. Ngoài ra, người cao tuổi còn được hưởng một số các chế độ ưu tiên, ưu đãi khác như miễn các khoản đóng góp xã hội (Theo Thơng tư số 16/2002/TT-BLĐTBXH

ngày 09/12/2002 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi, người cao tuổi được miễn các khoản đóng góp các hoạt động xã hội).

Như vậy, về mặt chắnh sách, NCT được tạo điều kiện để tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bản thân. Nhìn chung, sự ra đời Luật người cao tuổi năm 2009 là bước đi quan trọng trong việc xây dựng khung chắnh sách phụng dưỡng và phát huy vai trò NCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)