Tình hình sức khỏe của người cao tuổi tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 73 - 81)

3 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

8. Khung lý thuyết

2.2. Ngƣời cao tuổi và gia đình trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi

2.2.1. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi tại địa phương

Như một quy luật của tự nhiên, chu trình sống của mỗi đời người là Ộsinh-lão-bệnh-tửỢ, Ộkhi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng yếuỢ. Ông cha ta cũng từng đúc kết Ộkhôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới giàỢ. Già là một quá trình suy giảm từ từ và âm ỉ mọi chức năng sinh lý cơ thể và tất yếu sức khoẻ giảm sút so với lúc trẻ. Già tuy không phải là bênh nhưng già tạo điều kiên cho bệnh phát sinh và phát triển. Hạn chế quá trình lão hố, kéo dài cuộc sống khoẻ mạnh, hữu ắch luôn là ước vọng của con người. Từ thời xa xưa con người đã đấu tranh để sinh tổn, phát triển, đã đúc kết từ kinh nghiêm thực tế tìm ra nhiều phương pháp để giữ gìn, nâng cao sức khoẻ. Nhờ những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong mấy thập kỷ qua làm cho tuổi thọ con người ngày càng cao, số người già ngày càng nhiều với tốc độ chưa từng thấy. Khảo sát và đánh giá tình hình sức khỏe của NCT để xây dựng những chắnh sách hỗ trợ phù hợp vừa là trách nhiệm đền ơn, báo hiếu đối với lớp NCT với cả cuộc đời đã cống hiến của họ, vừa là thể hiện sự quan tâm chăm sóc của gia đình, cộng đồng và xã hội đến lớp người này, qua đó cũng là để phát huy vai trị, những đóng góp mới của họ phù hợp với khả năng và sức khỏe và điều kiện của mỗi người.

2.2.1.1. Người cao tuổi tự đánh giá về tình trạng sức khỏe

Sức khỏe bao giờ cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của NCT. Mong muốn được khoẻ mạnh và khi có bệnh được chữa khỏi bệnh là

nhu cầu cơ bản và thường xuyên của mỗi NCT. Cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội, với những thành tựu trong kinh tế, giáo dục, y tế... con người có dinh dưỡng đầy đủ hơn, có ý thức giữ gìn vệ sinh và đươc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn nên tuổi thọ cao hơn. Khi được yêu cầu tự đánh giá sức khỏe của mình, thì đa số (71,7%) NCT trong xã đánh giá sức khỏe của mình ở mức bình thường, vẫn làm được phần lớn các cơng việc cần thiết.

Bảng 2.5. Tình trạng sức khỏe thể chất của ngƣời cao tuổi (%) STT Tình trạng sức khỏe của NCT Tần số Tần suất (%)

1 Tốt, khỏe mạnh và tự làm được mọi việc 32 26.7

2 Bình thường, tự làm đuợc phần lớn cơng việc cần thiết

54 45.0

3 Kém, phải nhờ người khác giúp đỡ đa số việc

29 24.0

4 Rất yếu, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác

5 4.1

(Nguồn: Khảo sát từ cuộc điều tra)

Theo kết quả điều tra cho thấy có 26.7% NCT tự đánh giá sức khỏe của mình tốt, khỏe mạnh và tự làm được mọi việc; Có tới 45% NCT cho biết sức khỏe của mình ở mức bình thường, vẫn làm được hầu hết mọi công việc. Ộ

Sức khỏe của tơi cũng bình thường, thấy cũng khơng đau ốm gì trong người, việc nhà rồi mọi việc tôi vẫn làm đượcỢ [Trắch PVS,nữ, 64 tuổi, nghỉ hưu].

Trong khi đó vẫn cịn 24% NCT cho biết sức khỏe của họ kém, phải nhở người khác giúp đỡ đa số việc, và có 4.1% NCT cho biết sức khỏe của họ rất yếu, phải phu thuộc hồn tồn vào người khác.

ỘCơ cũng thấy rồi đấy, tơi cũng ngồi 70 rồi, hồi đầu năm ngối tơi

cũng bị đột quỵ, cũng phải nằm viện mất một tháng, về nhà phải châm cứu mất hơn hai tháng mới đi lại được, nhưng giờ đi lại vẫn phải có nạng mới vững. [Trắch PVS, số 10, nam, 72 tuổi].

Rõ ràng chúng ta thấy là sức khỏe của NCT có liên quan mật thiết với độ tuổi của NCT. Ở độ tuổi càng cao thì sức khỏe của NCT càng có sự suy giảm hơn so với ở độ tuổi trẻ.

Bảng 2.6. Tình trạng sức khỏe thể chất của ngƣời cao tuổi theo độ tuổi (%) Tốt, khỏe mạnh và tự làm đƣợc mọi việc Bình thƣờng, tự làm đƣợc phần lớn công việc Kém, phải nhờ ngƣời khác giúp đỡ Rất yếu, hoàn toàn phụ thuộc vào ngƣời khác Độ tuổi 60 -65 tuổi 59.1 33.3 3.3 4.16 66 -70 tuổi 34.1 44.1 12.5 9.16 71-75 tuổi 27.5 32.5 24.1 15.8 75-80 tuổi 24.1 25.8 30 13.3 Mức sống Khá giả 50.8 35 6.6 7.5 Trung bình 35.8 34.1 10.8 15.8 Nghèo 29.1 30.8 22.5 17.5

(Nguồn: khảo sát từ cuộc điều tra)

Tình trạng sức khỏe của NCT có mối quan hệ mật thiết với các nhóm tuổi. Khi bước sang độ tuổi ngồi 60, tình trạng sức khỏe của con người có sự suy giảm rõ rệt và ở độ tuổi càng cao, sức khỏe của NCT càng có sự suy giảm. Những người ở độ tuổi từ 60-65 và độ tuổi từ 65-70 có sức khỏe tốt cao hơn so với nhóm tuổi từ 70-75 và 75-80 với tỷ lệ lần lượt là 59.1%; 34.1%; 27.5% và 24.1%. Rõ ràng chúng ta thấy là ở độ tuổi càng cao thì sức khỏe của NCT càng kém đi. Cụ thể là tỷ lệ NCT có sức khỏe kém, rất yếu tăng dần theo độ tuổi của NCT. Nếu như ở nhóm tuổi từ 60-65 tỷ lệ NCT có sức khỏe kém và rất yếu chỉ ở 3.3% và 4.16% thì đến nhóm tuổi cao từ 71-75 đã tăng lên

đến 24.1% và 15.8%, đến nhóm tuổi từ 75-80 thì tỷ lệ NCT có sức khỏe kém là cao nhất với 30%. Như vậy, đối với các nhóm tuổi cao hơn, việc chăm sóc sức khỏe cho NCT cần phải được quan tâm hơn. Mức sống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của NCT. Mức sống càng cao thì sức khỏe của NCT càng tốt hơn. Có 7.5% NCT có mức sống khá giá cho biết tình trạng sức khỏe yếu, phải phụ thuộc vào người khác trong khi tỷ lệ này ở nhóm mức sống trung bình và nghèo lần lượt là 15.8% và 17.5%.

Sức khỏe tinh thần của NCT là lĩnh vực còn ắt được nghiên cứu. Trắ nhớ và khả năng hồi tưởng của NCT là một trong những biến số phản ánh về sức khỏe tinh thần của NCT. Các nhà khoa học nghiên cứu hoạt động tinh thần của những NCT thấy, sự suy giảm khả năng trắ tuệ ở họ chủ yếu là do bệnh tật, những khó khăn về kinh tế, sự tách biệt về mặt xã hội chứ không phải do mức độ lão hóa. Bộ não càng được làm việc, càng thêm linh hoạt. Từ xa xưa, loài người vẫn quan niệm tuổi già là giai đoạn thông thái, trắ tuệ, mà trên một phương diện nào đó, chắnh những người trẻ tuổi có khi lại gặp bất lợi hơn vì họ chỉ có một đầu óc nhanh nhẹn, trong khi đó, lại thiếu hụt những thơng tin sống, kinh nghiệm và trắ khơn như những bậc lão thành. Với những NCT có trạng thái tinh thần khỏe mạnh hơn đồng nghĩa với việc họ có trắ nhớ tốt và khả năng hồi tưởng tốt hơn.

Bảng 2.7. Tình trạng sức khỏe tinh thần của ngƣời cao tuổi theo độ tuổi (%)

Khỏe mạnh, minh mẫn, trắ

nhớ tốt

Đôi khi hay bị

quên Lúc nhớ, lúc quên Bị lẫn nhiều, thiếu minh mẫn 60 -65 tuổi 53.3 31.6 10.8 4.1 65 -70 tuổi 35.0 34.1 16.6 6.6 70-75 tuổi 19.1 27.5 35.8 17.5 75-80 tuổi 11.6 25.8 38.3 24.1

Theo kết quả khảo sát, chúng ta thấy là sự minh mẫn về trắ óc của NCT ngày càng giảm đi theo độ tuổi. Ở nhóm NCT có độ tuổi trẻ từ 60-65 và từ 65-70 tuổi thì tỷ lệ có trắ nhớ tốt, khỏe mạnh, minh mẫn cao với 53,3% và 35%. Trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm người cao tuổi ở độ tuổi cao hơn từ 70- 75 và từ 75-80 lại chỉ ở mức 19.1% và 11.6%. Những NCT ở độ tuổi cao từ 70-75 và từ 75-80 tuổi có tỷ lệ bị lẫn, thiếu minh mẫn là cao với 17.5% và 24.1%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm tuổi trẻ lại thấp với 4.1% và 6.6%. Tuổi càng cao, trắ nhớ gần về người và các sự việc mới xảy ra có phần giảm xuống, nhưng những trắ nhớ xa về các chuyện đã qua, bao gồm cả kinh nghiệm cuộc sống từng trải.

Ộ Bây giờ cô thấy đấy, già rồi, cũng hay quên lắm, có khi đang đi xuống

bếp, bảo lấy cái này cái kia, xuống đến nơi là quên chả nhớ lấy cái gì, mãi sau mới nhớ. Chắc do già rồi, nên nó cũng khơng minh mẫn như trướcỢ

[Trắch PVS, số 4, nữ, 72 tuổi].

Mặc dù chúng ta thấy là sự minh mẫn về trắ óc của NCT ngày càng giảm đi theo độ tuổi, nhưng NCT vẫn ln có thái độ lạc quan và tinh thần sảng khối. Họ lúc nào cũng rèn luyện và duy trì được một triết lý sống thanh thản, tắch cực, biết phát hiện và tận hưởng mọi niềm vui ở ngay xung quanh mình.

Tiểu kết: Như vậy, qua việc phân tắch trên chúng ta đã có cái nhìn khái

quát hơn về tình hình sức khỏe thể chất và tinh thần của NCT tại xã Hữu Hịa.Tình trạng sức khỏe thể chất vè tinh thần của người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độ tuổi, mức sống. Khi bước sang độ tuổi ngồi 60, tình trạng sức khỏe của con người có sự suy giảm rõ rệt và ở độ tuổi càng cao, sức khỏe của NCT càng có sự suy giảm. Sự minh mẫn về trắ óc của NCT ngày càng giảm đi theo độ tuổi. Tuổi càng cao, trắ nhớ gần về người và các sự việc mới xảy ra có phần giảm xuống, nhưng những trắ nhớ xa về các chuyện đã qua, bao gồm cả kinh nghiệm cuộc sống từng trải.

2.2.1.2. Tình trạng bệnh tật của người cao tuổi

NCT và bệnh tật có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi tuổi cao, sức chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều. Đó chắnh là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát sinh và phát triển. Ở NCT, bệnh thường phát triển âm thầm khó phát hiện và thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng. Cùng với sự phát triển về kinh tế và mức sống tăng cao, lối sống hiện đại, ngoài những bệnh thường gặp nhất ở NCT thì ngày nay những căn bệnh như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch... đang có xu hướng phát triển mạnh. Phân tắch sâu về tình trạng bệnh tật ở NCT trong kết quả điều tra tại xã cũng cho thấy tỷ lệ NCT mắc ắt nhất một bệnh chiếm tỷ lệ khá cao. Có 65% NCT được khảo sát mắc ắt nhất một bệnh và có 16,7% người mắc trên 2 bệnh, và 18.3% NCT cho biết họ không mắc bệnh nào. Như vậy qua đây chúng ta thấy là hầu hết NCT tại xã đều ắt nhất là mắc một bệnh, tỷ lệ NCT không mắc bệnh nào rất thấp. Khi tuổi tác càng cao, sức khỏe của NCT càng giảm sút và tình trạng bệnh tật càng trở lên nghiêm trọng hơn. Như vậy, đối với các nhóm tuổi cao hơn, việc chăm sóc sức khỏe cho NCT cần phải được quan tâm hơn. Khu vực sinh sống là một yếu tố quan hệ với tình trạng bệnh tật của NCT. Dường như môi trường sống ở khu vực đơ thị tuy được coi là có điều kiện sống tốt hơn, hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế phát triển hơn nhưng lại ồn ào, náo nhiệt có ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe của NCT. Như vậy, kết quả nghiên cứu này tiếp tục khẳng định ảnh hưởng của yếu tố nơi cư trú đến sức khỏe của NCT. Nhìn chung, tình trạng sức khỏe của các cụ ông tốt hơn các cụ bà và các cụ bà thường dễ bị mắc bệnh hơn cụ ông. Khoảng 1/5 số cụ bà được hỏi có 3 bệnh trong khi tỷ lệ này ở cụ ông thấp hơn với 21%. Các cụ bà có xu hướng mắc nhiều bệnh hơn các cụ ông nhưng số bệnh tật mắc phải ở mỗi người dường như không phụ thuộc vào độ tuổi.

Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người thường không giống nhau. Nhưng có một điều thường giống nhau ở NCT là tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh và bệnh mạn tắnh cũng thường hay bị tái phát. Bởi vì trong vơ số các chức năng sinh lý của NCT bị suy giảm thì chức năng đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm, các loại bệnh cũng theo đó mà phát sinh. NCT thường mắc các bệnh lão khoa, như các bệnh liên quan đến tim mạch (xơ vữa động mạch, thiểu năng động mạch vànhẦ), hô hấp (viêm phế quản, hen Ầ), tiêu hoá, tiết niệu (u xơ tiền liệt tuyến,Ầ), xương khớp (vôi hóa, lỗng xươngẦ), rối loạn chuyển hoá máu (tăng gluco, CholesterolẦ), thần kinh (Parkinson, Alzheimer, trầm cảmẦ). Theo khảo sát, trong số các loại bệnh trên, NCT dễ bị mắc nhất các bệnh về xương khớp, bệnh huyết áp.

Bảng 2.8. Các loại bệnh thƣờng gặp của ngƣời cao tuổi (%) STT Các loại bệnh thƣờng gặp Tần số Tần suất

(%)

1 Xương khớp 42 35

2 Huyết áp cao/thấp 31 25.8

3 Tiểu đường 12 18.3

4 Thiếu mãu não, xuất huyết não, đột quỵ 3 2.5

5 Bệnh hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi, hen, xuyễn

11 9.1

6 Bệnh tiêu hóa, dạ dày, đại tràng 6 5.0

7 Bệnh mắt: mờ, đục, giảm thị lực 15 12.5

Do yếu tố tuổi già và một số yếu tố bên ngoài nên NCT dễ mắc các bệnh về xương khớp như đau lưng, đau khớp, nhức gốiẦvà bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp Qua bảng trên chúng ta có thể thấy được có tới 35% NCT mắc bệnh xương khớp và bệnh huyết áp là 25.8%. Đây là hai bệnh phổ biến nhất mà NCT dễ mắc nhất. Do yếu tố tuổi già và một số yếu tố bên ngoài nên NCT dễ mắc các bệnh về xương khớp như đau lưng, đau khớp, nhức gốiẦvà bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp. Cao huyết áp được mệnh danh là Ộkẻ giết người thầm lặngỢ vì thường khơng có triệu chứng rõ ràng mà thường chỉ được phát hiện khi đã gây những tai biến nghiêm trọng làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động ).

Tuổi cao rồi, nên hầu như là toàn bệnh người già, huyết áp cao, bệnh này tôi bị lâu lắm rồi, ngày nào cũng phải uống thuốc. Thấy bảo bệnh này ai cũng bị, trẻ cũng bịỢ [Trắch PVS, nữ 72 tuổi).

Đau xương khớp cũng là một trong những bệnh mà NCT thường gặp nhất.. ỘTôi cũng bị khớp. Thi thoảng trở trời là hay bị đau, nhức. Mà hôm đấy

là chỉ nằm thơi khơng làm được gì. Bệnh khớp là bệnh tuổi già. Lại bệnh đau dạ dày nữa, bị cũng hơn chục năm rồi, mà thỉnh thoảng ăn uống không đúng bữa, hay bỏ một bữa thôi là lại âm ỉ đau. Tuổi già nhiều bệnh không kể hết được. Đề kháng tôi kém nên cũng hay bị cúm, hắt hơi sổ mũi liên tục. Trước khỏe bao nhiều thì già nhiều bệnh bấy nhiêu. Nghĩ lại trước mình khỏe thậtỢ

[Trắch PVS, số 1, nữ 71 tuổi]. Đau xương, khớp, thối hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối làm cho người bệnh lo lắng, buồn chán nhất là khi thay đổi thời tiết. Thối hóa khớp gối gây biến chứng cứng khớp, gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương là loại tương đối phổ biến ở NCT đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.

Ngoài hai loại bệnh phổ biến trên, NCT còn dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tiểu đường và các bệnh về mắt. Theo kết quả điều tra cho thấy có 18.3% NCT mắc bệnh tiểu đường, 12.5% về mắt, và các bệnh về hô hấp và tiêu hóa chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với các loại bệnh khác với 9.1% và 5%. Từ độ tuổi 60 trở đi, sức khỏe của NCT đã bắt đầu suy giảm và sự gia tăng các loại bệnh tật nguy hiểm nên cơng tác chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT cần phải được đặc biệt quan tâm chú ý.

Tiểu kết: Như vậy, qua đây chúng ta thấy mô hình bệnh tật của

người cao tuổi Việt Nam là mơ hình chuyển từ bệnh lây nhiễm sang bệnh mãn tắnh, không lây nhiễm. Đây đang là một thách thức lớn vì các bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)