Kiểu hộ gia đình của người cao tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 101 - 104)

3 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

8. Khung lý thuyết

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi

2.3.3. Kiểu hộ gia đình của người cao tuổi

Kiểu hộ gia đình của NCT có ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe cho NCT. Kiểu hộ gia đình của NCT quyết định việc lựa chọn hình thức chăm sóc và nguồn lực chăm sóc phù hợp.

Ở độ tuổi càng cao, sức khỏe của NCT sẽ ngày càng yếu và giảm dần khả năng tự chăm sóc trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đó là một q trình tự nhiên. Thêm vào đó là hệ thống chăm sóc sức khỏe và trợ giúp cho NCT chưa phát triển, đa số người cao tuổi vẫn phải nhờ cậy thường xuyên vào sự giúp đỡ, chăm sóc của con cháu. Trước đây NCT thường sống chung với cháu con trong gia đình mở rộng. Điều này đã trở thành thuần phong mỹ tục ở các gia đình Việt Nam. Tắnh ưu việt của mơ hình truyền thống này thể hiện ở chỗ, sống trong gia đình mở rộng, một mặt NCT rất dễ dàng nhận được sự chăm sóc trực tiếp của con cháu, và mặt khác họ cũng có thể giúp đỡ trở lại với con cháu bằng các việc làm cụ thể như nội trợ, trông coi cháu nhỏ, dạy dỗ và truyền đạt kinh nghiệm cho các thế hệ tương lai. Có hơn 60,8% NCT lựa chọn mơ hình sống chung và ăn chung với gia đình của

con cái. Tuy nhiên, các nghiên cứu về NCT cũng chỉ ra rằng, hiện nay do q trình hạt nhân hóa gia đình tăng lên, cũng như do sự lựa chọn mơ hình sống của NCT đa dạng hơn, nên mơ hình quen thuộc là NCT sống chung cùng con cháu đang giảm dần. Có tới 30,8% NCT lựa chọn mơ hình sống riêng hai ơng bà hoặc sống riêng một mình. Sự lựa chọn mơ hình Ộ sống riêng, ăn riêngỢ ở NCT đã tạo ra những tiền đề để cho con cái có thể tự trưởng thành, khơng ỷ lại, dựa dẫm và lệ thuộc quá nhiều vào cha mẹ già, và đảm bảo cho từng gia đình tự phát triền. Ngược lại, cha mẹ già cũng không quá bị lệ thuộc vào con, bảo đảm cho NCT có được sự tự do, độc lập tương đối nhiều hơn trong việc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của họ. Tuy nhiên, khi sống tách riêng với con cái, sẽ làm hạn chế sự tham gia của con cái trong việc chăm sóc sức khỏe cho NCT, nó ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho NCT.

Bảng 2.13 Mối liên hệ giữa mơ hình sắp xếp cuộc sống với mức độ chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi (%)

Mơ hình sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi

Mức độ chăm sóc của con cái Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên

Sống chung với gia đình người

con trai (ăn chung) N= 48 0.0 8.3 31.2 60.0

Sống chung với gia đình người

con trai (ăn riêng) N=22 9.0 9.0 63.6 18.0

Sống với gia đình con gái (ăn

chung) N= 7 0.0 0.0 42.8 57.1

Sống riêng hai ông bà già N=34 0.0 67.6 52.9 8.8

Sống riêng một mình N=9 0.0 66.6 22.2 11.1

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rõ ràng có sự khác biệt về mức độ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giữa các mơ hình sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi. Ở nhóm người cao tuổi có mơ hình sắp xếp cuộc sống là Ộsống chung với gia đình một người con trai hoặc con gáiỢcó mức độ được chăm sóc thường xuyên chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm người cao tuổi có mơ hình sắp xếp cuộc sống là Ộsống riêng hai ơng bà già hoặc sống một

mìnhỢ. Ở nhóm người cao tuổi có mơ hình sắp xếp cuộc sống là sống chung

với gia đình một người con trai ( ăn chung) thì được con cái chăm sóc thường xuyên hơn với 60%, thỉnh thoảng là 31.25% và chỉ có 8.3% người cao tuổi hiếm khi được con cái chăm sóc sức khỏe. Ở nhóm người cao tuổi có mơ hình sắp xếp cuộc sống là Ộ sống chung với gia đình người con gáiỢ thì tỷ lệ được con cái chăm sóc thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất với 57.1%; thỉnh thoảng là 42.8%. Trong khi đó ở nhóm người cao tuổi có mơ hình sắp xếp cuộc sống là sống riêng hai ơng bà già hoặc sống riêng một mình thì tỷ lệ được con cái chăm sóc thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp với 8.8% và 11.1%. Rõ ràng chúng ta thấy được có sự khác biệt giữa các nhóm mơ hình sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Sống riêng hai ông bà và sống riêng một mình đã làm hạn chế sự chăm sóc của con cái đối với cha mẹ trong sinh hoạt hàng ngày và khi ốm đau. Khi sống tách riêng với con cái, sẽ làm hạn chế sự tham gia của con cái trong việc chăm sóc sức khỏe cho NCT, nó ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho NCT. ỘỞ riêng nhiều khi hai bên đều thoải mái, thế nhưng mà việc chăm sóc sức

khỏe của bản thân bị ảnh hưởng nhiều. Ở gần con cái lúc ốm lúc đau nó tiện, con cái quây quần chăm sóc thuốc thang, cơm nước cho cha mẹ. Chứ ở riêng trừ phi là ốm nặng, chứ cịn ốm vặt bình thường thì tồn hai ơng bà chăm nhau. [Trắch PVS, nữ, nghỉ hưu, 64 tuổi].

Sự thu hẹp quy mơ gia đình với sự suy giảm đáng kể tỷ lệ phụ thuộc trẻ em một mặt giảm gánh nặng tài chắnh cho gia đình, song nó lại đặt vấn đề

chăm sóc người già trước một nguy cơ mới. Đó là sự thiếu hụt lực lượng chăm sóc người già trong gia đình, khi mà số lượng NCT có xu hướng gia tăng. Sự giảm số con trong gia đình một mặt có thể sẽ làm giảm nguồn hỗ trợ của cha mẹ khi tuổi già, đồng thời làm tăng nghĩa vụ của con cái trong việc chăm sóc cha mẹ, đặc biệt về mặt kinh tế. Bởi ắt con, cơ hội để những người con này san sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau phụng dưỡng cha mẹ già sẽ ắt hơn. Cấu trúc gia đình thay đổi (quy mơ gia đình giảm), việc thu hẹp của hình thái gia đình mở rộng làm suy yếu hình thức chăm sóc khơng chắnh thức, sẽ địi hỏi tăng cường sự chăm sóc chắnh thức của Nhà nước và xã hội, cũng như các dịch vụ thị trường (người giúp việc, viên dưỡng lão, điều dưỡng viên, các tổ chức NGO...)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 101 - 104)