Bao phủ của hệ thống an sinh xã hội (bảo hiểm y tế)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 104 - 123)

3 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

8. Khung lý thuyết

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi

2.3.4. bao phủ của hệ thống an sinh xã hội (bảo hiểm y tế)

Hệ thống an sinh xã hội cho NCT ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nhóm chắnh sách về bảo hiểm xã hội (cụ thể là hưu trắ và tử tuất), BHYT và trợ cấp xã hội. Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội cho NCT hiện nay lại khơng có tắnh hỗ trợ đối với phần lớn NCT, đặc biệt là nhóm NCT dễ tổn thương, vì họ khơng thể tham gia hệ thống hưu trắ do các quy định hiện hành hoặc nhận được mức trợ cấp xã hội quá thấp. Tỷ lệ NCT đang tham gia hệ thống hưu trắ và trợ cấp xã hội còn thấp và mức hưởng còn thấp và chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thu nhập của hộ gia đình cao tuổi. Tỉ lệ tham gia 22% hiện nay tương ứng với số lao động ăn lương trong khu vực chắnh thức nhưng còn cách xa tỉ lệ gộp 38% số người lao động ăn lương mọi hình thức được ghi nhận trong năm 2014 [30]. Hệ thống hưu trắ đóng góp vận hành theo cơ chế tài chắnh thực thanh thực chi như hiện nay được dự báo là sẽ nhanh chóng bất cân đối về tài chắnh và sự cân đối kiểu này này sẽ khiến cho quan hệ đóng - hưởng giữa các thế hệ và giữa nam và nữ trong các thành phần kinh tế khác nhau trở nên bất công bằng.

Mặt khác, Báo cáo Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực

trạng, dự báo và một số khuyến nghị chắnh sách. cũng chỉ ra rằng tỷ lệ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội đối với NCT còn rất hạn chế và chỉ tập trung vào một số nhóm NCT. Những nhóm dễ tổn thương hơn (tuổi cao hơn, nghèo, dân tộc thiểu số, sống ở nơng thơnẦ) có tỷ lệ nhận trợ cấp xã hội tăng lên và cao hơn các nhóm khác. Ngược lại với trợ cấp xã hội, mức độ tiếp cận với chế độ hưu trắ giữa các nhóm NCT có sự khác biệt rõ rệt, trong đó nhóm ắt tổn thương hơn lại có tỷ lệ hưởng hưu trắ cao hơn nhóm dễ tổn thương và điều này được duy trì theo thời gian.

Bên cạnh đó độ bao phủ của hệ thống BHYT cũng chưa rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc sức khỏe của NCT. Theo quy định của Luật Người cao tuổi và Luật BHYT, NCT từ đủ 80 tuổi trở lên được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT, đối tượng người từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi không thuộc diện ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT sẽ phải tự đóng kinh phắ mua thẻ BHYT. Trong khi đó Người cao tuổi chưa tham gia BHYT chủ yếu sống trong gia đình làm nơng nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ, điều kiện kinh tế cịn khó khăn. Rõ ràng độ tuổi NCT được hưởng BHYT từ ngân sách Nhà nước còn quá cao. Điều này làm hạn chế sự tham gia của NCT trong việc chăm sóc sức khỏe, trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Việc tổ chức triển khai chắnh sách BHYT cho người cao tuổi cịn nhiều hạn chế, trong đó nổi bật nhất là ở tuyến cơ sở với kinh phắ thấp nên cơ sở vật chất nghèo nàn, hầu như khơng có cán bộ chun ngành lão khoa và sự tham gia rất hạn chế của các dịch vụ y tế tư nhân tại các địa phương. Chưa có nơi khám chữa bệnh riêng và chắnh sách riêng về khám chữa bệnh cho người cao tuổi. Việc phải di chuyển đến những trung tâm y tế hoặc bệnh viện để khám bệnh bằng thẻ BHYT đối với những người cao tuổi có sức khỏe kém là một thách thức lớn. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chắnh quan trọng là Quỹ khám

chữa bệnh lại chưa được triển khai có hiệu quả do chất lượng dịch vụ y tế tuyến xã còn hạn chế, kiến thức về các vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của người dân còn chưa đầy đủ, và hạn chế trong các hoạt động truyền thơngẦ

Tiểu kết: Ngồi những yếu tố đặc điểm nhân khẩu xã hội, sức khỏe,

mức sống, mơ hình sống Ầ ảnh hưởng nhất định đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT ngày càng tăng, nguồn lực tham gia chăm sóc sức khỏe NCT và kiểu hộ gia đình của NCT cũng ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Quá trình già hoá dân số đang diễn ra với tốc độ cao ở nước ta cũng

như ở xã ngoại thành như Hữu Hịa. Có thể nhận diện một số đặc điểm cơ

bản về NCT tại xã Hữu Hịa là: Những NCT có độ tuổi từ 60-64 được xem là Ộ nhóm trẻỢ của lớp NCT chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng số NCT.

Đa số NCT trong xã vẫn tham gia vào các hoạt động kinh tế với các loại hình cơng việc khác nhau làm nông nghiệp, buôn bán dịch vụ, làm thuê/ làm nghề tự do hoặc sinh hoạt, làm công tác cộng đồng tại địa phương nhằm cải thiện điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình. Khi bước sang độ tuổi ngồi 60, tình trạng sức khỏe của con người có sự suy giảm rõ rệt và ở độ tuổi càng cao, sức khỏe của NCT càng có sự suy giảm.

Trong điều kiện dịch vụ xã hội, hệ thống an sinh xã hội và khả năng hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cịn hạn chế thì việc tự chăm sóc cho bản thân có ý nghĩa tắch cực đối với phần lớn NCT. Tập thể dục, khám sức khỏe

định kỳ, mua thuốc bổ và tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh là những biện pháp cơ bản được phần lớn NCT tự chăm sóc sức khỏe của bản thân. Điều kiện kinh tế, mức sống cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn các biện pháp rèn luyện và nâng cao sức khỏe.

Phần lớn NCT có được sự quan tâm, chăm sóc (thăm hỏi, chăm sóc khi ốm đau, chi trả chi phắ khám chữa bệnhẦ) từ các thành viên trong gia đình, đặc biệt là từ ngườii bạn đời của họ và con cái. Tuy nhiên con cái họ cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động này. Theo NCT tự đánh giá, khó khăn lớn nhất của con cái khi chăm sóc NCT là khó khăn về kinh tế, thu xếp thời gian để chăm sóc cha mẹ cũng là yếu tố gây nhiều khó khăn cho con cái.

Hiện nay nhiều NCT vẫn mong muốn được sống cùng con cái qua đó các thế hệ trong gia đình hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài rất nhiều hoạt

động hỗ trợ con cháu của NCT về đời sống vật chất, hầu hết cả nam giới và nữ giới cao tuổi đều có sự chăm sóc trở lại đối với các thế hệ con cháu, nhất là việc dạy dỗ con cháu, giúp nội trợ gia đình và chăm nom cháu nhỏ. Bản thân những người con nhận được sự giúp đỡ của cha mẹ cao tuổi cũng khẳng định sự giúp đỡ của cha mẹ là quan trọng đối với họ. Đặc biệt, đối với các gia đình trẻ, có thu nhập thấp hoặc khơng ổn định thì sự hỗ trợ của cha mẹ được xem là rất quan trọng trong thời gian nuôi con nhỏ.

Những yếu tố đặc điểm nhân khẩu xã hội, sức khỏe, mức sống, nguồn lực tham gia chăm sóc sức khỏe NCT và kiểu hộ gia đình của NCT mơ hình sống Ầ ảnh hưởng nhất định đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

2. Khuyến nghị

Về mặt vĩ mô, việc nâng cao nguồn lực con người (trình độ học vấn, kỹ năng chun mơn, sức khỏeẦ), mở rộng diện bao phủ của hệ thống BHXH, BHYT là những giải pháp cơ bản, bền vững để tăng cường chăm sóc NCT, trong q trình già hóa dân số. Cần tăng cường hỗ trợ hiệu quả việc bao phủ BHXH, BHYT trong khu vực phi chắnh thức, chú trọng khu vực nông thôn và vùng ven đô bằng tỷ lệ hỗ trự thắch hợp. Nên nghiên cứu sớm hạ tuổi trợ cấp xã hội từ 80 xuống 70 và nâng mức hưởng đang quá thấp hiện nay, đặc biệt ở khu vực nông thôn-con cái NCT đang di cư ngày càng nhiều, thiếu vắng trong việc chăm sóc sức khỏe của họ. Trong hệ thống y tế, nên đầu tư tăng cường hiệu quả của y tế cơ sở-nơi chăm sóc y tế ban đầu chủ yếu cho NCT cả về nhân lực, trình độ chuyên môn, trang thiết bị, thuốc men, năng lực quản lý...

Về mặt vi mô, từ kết quả nghiên cứu của đề tài cũng như nhiều nghiên cứu khác, cần có các giải pháp khuyến khắch NCT lao động cải thiện tình hình kinh tế, tự chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ gia đình, cộng đồng chăm sóc NCT trong điều kiện những nguồn lực chăm sóc nhóm xã hội đặc thù, ngày càng đơng đảo này còn nhiều hạn chế. Việc khuyến khắch một phong cách sống

lành mạnh (không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, lao động phù hợp với sức khỏe, tập thể dục thể thao, tắch cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động văn hóaẦ), tuyên truyền những tấm gương sáng của NCT và gia đình chăm sóc NCT Ầ là những giải pháp thực tiễn, phi kinh tế có hiệu quả.

Ngồi gia đình là một lực lượng thực hiện chắnh, có hai hướng cơ bản cần được khuyến khắch thực hiện nhằm hỗ trợ cho việc chăm sóc sức khỏe cho NCT. Một là, xã hội hố việc chăm sóc NCT nhằm giảm bớt gánh nặng

cho nhà nước như: buộc các doanh nghiệp phải nâng cao mức đóng góp bảo hiểm cho người lao động, khuyến khắch các tổ chức phi chắnh phủ đảm nhận một phần cơng việc chăm sóc NCT như xây dựng nhà dưỡng lão bằng các loại hình dịch vụ, từ thiện. NCT (có bảo hiểm), phải trả thêm một phần viện phắ cho một số dịch vụ y tế (như ở CHLB Đức Ầ). Hai là, nhà nước hố việc chăm sóc NCT ở một số cơ sở bảo trợ xã hội cho NCT.

Đặc điểm chung của NCT là mong muốn được chung sống với con cháu; gia đình được giao trách nhiệm chắnh và trên thực tế đang đóng vai trị chủ yếu phụng dưỡng, chăm sóc NCT. Điều này cũng góp phần đẩy NCT vào tình trạng phụ thuộc vào gia đình và con cháu mà khơng có một sự lựa chọn nào khác khi khơng cịn khả năng tự chăm sóc hoặc khơng có khả nãng tạo thu nhập bảo đảm cuộc sống hàng ngày và chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh. Bởi thế, một trong những yếu tố góp phần vào việc nâng cao điều kiện chãm sóc. Đa dạng hóa đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ xã hội chãm sóc, ni dưỡng người già như: chãm sóc, ni dưỡng tại nhà; dịch vụ chãm sóc theo u cầu và dịch vụ ni dưỡng tập trung như các Trung tâm bảo trợ xã hội hiện nay là điều cần thiết, phù hợp với nhiều đối tượng như với những NCT không nơi nương tựa, bị bỏ rơi ... và sự phát triển xã hội theo hưỡng chăm lo phúc lợi cho những nhóm yếu thế.

Hiện nay đã xuất hiện loại hình dịch vụ ni dưỡng NCT dưới hình thức đầu tư tư nhân, cổ phần ở một số địa phương. Loại hình này cịn ắt người biết đến, cần mở rộng tuyên truyền, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng cơ chế thắch hợp để nhân rộng, đáp ứng các nhu cầu thực tiễn của những nhóm xã hội nhất định. Bên cạnh đó, cũng cần có những hình thức khác được hỗ trợ xây dựng và sớm đi vào hoạt động như: cơ sở từ thiện (tư nhân) hay của các tổ chức tôn giáo...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thế Huệ, Phạm Minh Sơn, Pham Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Liệu, Nguyễn Tuấn Ngọc (2007), Người cao tuổi Việt Nam,

Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mac- Lenin, Nxb Chắnh trị quốc gia.

3. Bùi Thế Cường (2005), Trong miền an sinh xã hội- Nghiên cứu về tuổi già

Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Nguyễn Khánh Phương, Trần Văn Tiến, Vũ Thị Minh Hạnh, Phan Hồng Vân và cộng sự. (2007), Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại năm

tỉnh miền núi phắa Bắc và Tây Nguyên.

5. Chắnh phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số

30/2002/NĐ-CP về quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi.

6. Chắnh phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số

120/2003/NĐ-CP về việc sửa đổi Điều 9 Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chắnh phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều cuả Pháp lệnh người cao tuổi.

7. Chắnh phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Thủ tướng

Chắnh phủ đã ban hành Quyết định số 301/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005-2010.

8. Chắnh phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định 06/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi.

9. Đào Văn Dũng, Phạm Thị Thu Hằng (2009), Phát huy hiệu quả các mơ hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam, Tạp chắ Tuyên giáo số 2.

10. Đàm Hữu Đắc (2010), Chắnh sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã

hội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.

11. Trương Thị Điểm (2014), Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội, Luận văn ThS.

Công tác xã hội.

12. Phạm Vũ Hoàng (2013), Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc

người cao tuổi Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế

quốc dân.

13. Nguyễn Thế Huệ (2004), Thực trạng sức khỏe và đời sống người cao tuổi

ở Hải Dương, Quảng Bình và Đắk Lắk, Tạp chắ DS&PT, số 10/2004

14. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Giang Thanh Long (2011), Gìa hóa dân số và người cao tuổi Việt Nam: Thực trạng dự báo và một số khuyến nghị chắnh sách, Qũy Dân số Liên

Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam

16. Võ Nam,(2002), Giúp người già sống với hiện tại. Địa chỉ

http://www.nutifood.com.vn/Default.aspx?pageid=122&mid=296&breadc rumb=319&intSetItemId=319&action=docdetailview&intDocId=6071 17. Đồng Thị Minh Phúc (2014), Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại

cộng đồng, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành công tác xã hội.

18. Đỗ Nguyên Phương (1999), Tình trạng sức khoẻ hiện nay của người cao tuổi Việt Nam, Người cao tuổi Việt Nam thực trạng và giải pháp , Nxb Lao

động Ờ Xã hội, Hà Nội.

19. Quốc hội (2009), Luật Người cao tuổi, Nxb Lao động Ờ Xã hội, Hà Nội. 20. Quốc hội (2000), Pháp lệnh người cao tuổi

21. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y

22. Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1979, 1989,

1999, 2009.

23. Tổng cục Thống kê, Điều tra mức sống hộ gia đình năm hàng năm 2006,

2008, 2010.

24. Tổng cục Thống kê (2010), Báo cáo điều tra lao động việc làm Việt Nam 2009, 2011.

25. Tổng cục Thống kê (2012), Điều tra biến động dân số kế hoạch hóa gia

đình 2011.

26. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê hàng năm 2008, 2010, 2011. 27. Tổng cục Dân số KHHGĐ (2015), Khái niệm người cao tuổi và các cách

tiếp cận khác nhau trong chăm sóc người cao tuổi

28. Vũ Phạm Nguyên Thanh (1993), Về cơ sở lý thuyết cho những nghiên cứu

sức khỏe và bệnh tật, Tạp chắ xã hội học số 2

29. Dương Chắ Thiện (1993), Một số vấn đề chăm sóc sức khỏe người già hiện

nay ở Hải Hưng, Tạp chắ xã hội học số 4.

30. Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển (2009), Người cao tuổi và các

mơ hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam, Nxb Dân Trắ, Hà Nội.

31. Viện Nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam (2009), Báo cáo kết quả Điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe và bệnh tật của NCT Việt Nam.

32. WB (7/2016). Điểm lại: cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 104 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)