Các đặc điểm nhân khẩu xã hội, thu nhập và mức sống của người cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 97 - 99)

3 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

8. Khung lý thuyết

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi

2.3.1. Các đặc điểm nhân khẩu xã hội, thu nhập và mức sống của người cao

chăm sóc cha mẹ. Vì vậy, để thực hiện tốt hơn việc chăm sóc NCT, các gia đình cần có thêm sự hỗ trợ của nhà nước, xã hội. Điều này đặt ra vấn đề cần phân nhóm đối tượng NCT, để có các chắnh sách phù hợp, cũng như xây dựng các biện pháp hỗ trợ tương thắch, giảm dần các khó khăn cho các gia đình hiện nay trong chăm sóc, hỗ trợ NCT. Như vậy giả thuyết thứ nhất: người cao tuổi và gia đình họ đóng vai trị chủ đạo và chủ động trong chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên họ cũng gặp nhiều khó khăn đã được chứng minh.

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi

2.3.1. Các đặc điểm nhân khẩu xã hội, thu nhập và mức sống của người cao tuổi người cao tuổi

Trình độ học vấn của NCT là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe của họ. Theo số liệu tìm hiểu về trình độ học vấn của NCT cho thấy, phần lớn NCT có mức học vấn phổ cập. Có tới 39.1% NCT có trình độ học vấn là Trung học cơ sở, 30% NCT có trình độ học vấn là Tiều học, có 18.3% người cao tuổi có trình độ học vấn là trung học phổ thơng.

Tỷ lệ NCT có trình độ học vấn là Cao đẳng khá thấp với 2.5%, 4.6% NCT có trình độ học vấn là trung cấp,và chỉ có 0,83% NCT có học vấn trên Đại học. Trình độ học vấn càng cao thì NCT càng có xu hướng quan tâm hơn tới các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Đồng thời những NCT có trình độ học vấn cao thì càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cũng như các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Trong khi đó, những NCT có trình độ học vấn thấp hơn, họ ắt quan tâm hơn tới việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Những người có trình độ học vấn cao thường làm những cơng việc có thu nhập cao hơn hoặc làm việc trong khu vực kinh tế chắnh thức hay công chức, viên chức và có BHXH, BHYT, họ có khả năng tự chủ về tài chắnh cao hơn so với những NCT có trình độ học vấn thấp, do đó cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của những NCT có trình độ học vấn cao thường lớn hơn.

Tình trạng hơn nhân của NCT cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe của họ. Kết quả khảo sát tình trạng hơn nhân của NCT cho thấy có 64,1% NCT sống với vợ/ chồng, 35% người cao tuổi góa vợ hoặc chồng (trong đó cụ bà cao hơn cụ ơng là 56,4% so với 40,7% và tập trung ở độ tuổi từ 75-80 với 68.6%). Tỷ lệ người cao tuổi ly thân, ly hôn hay không kết hôn chiếm tỷ rất nhỏ với 0,83%, 4% và 2,5%. Và số NCT nữ sống khơng chồng (chưa kết hơn/ góa/ ly hơn/ ly thân) ln cao hơn tỷ lệ này ở nam giới. Việc phải sống một mình là điều rất bất lợi đối với NCT, ảnh hưởng trực tiếp tới việc chăm sóc sức khỏe của họ bởi gia đình ln là chỗ dựa khi về già, gia đình ln là chủ thể chăm sóc sức khỏe chắnh cho NCT.

Đối với NCT, khi sức khỏe đã giảm sút thì việc khơng phát hiện kịp thời ra bệnh sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn. Tuy nhiên mức sống là yếu tố cản trở việc nâng cao sức khỏe của NCT. Những người có mức sống càng cao thì NCT càng có xu hướng quan tâm hơn tới các

biện pháp nâng cao sức khỏe cho bản thân và lựa chọn những biện pháp mang tắnh khoa học hơn đó là khám sức khỏe định kỳ và mua thuốc bổ. Tỷ lệ NCT có mức sống khá giả lựa chọn hai biện pháp trên là cao hơn hẳn so với nhóm NCT có mức sống nghèo. Những NCT có mức sống nghèo, do điều kiện kinh tế khơng cho phép nên họ thường lựa chọn biện pháp đơn giản, khơng tốn kém về mặt chi phắ đó là tập thể dục và tham gia vào câu lạc bộ dưỡng sinh. Mức sơng càng cao, NCT càng có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, người bệnh có nhu cầu nhiều hơn được chăm sóc nhiều hơn. Những NCT có mức sống khá giả thường tham gia nhiều hơn vào việc mua BHYT. Ngược lại những NCT có mức sống nghèo và trung bình thường khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, BHYT hơn. Trong số những lý do khiến người cao tuổi chưa mua BHYT, lý do kinh tế vẫn là lý do lớn nhất với 42.5%. Điều này càng khẳng định rõ hơn mức sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc sức khỏe của NCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)