Người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 81 - 84)

3 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

8. Khung lý thuyết

2.2. Ngƣời cao tuổi và gia đình trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi

2.2.2. Người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe

Sức khỏe là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của NCT. Vậy, bản thân NCT tự chăm sóc sức khỏe như thế nào? Nhu cầu chăm sóc khi ốm đau bất kỳ ai cũng có nhưng đối với NCT, nhu cầu này có ý nghĩa quan trọng hơn. Trong điều kiện dịch vụ xã hội và khả năng hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cịn hạn chế thì việc tự chăm sóc cho bản thân có ý nghĩa tắch cực đối với bản thân NCT. Để tìm hiểu sự tự chăm sóc sức khỏe của bản thân NCT, tôi đề cập đến các biện pháp chăm sóc sức khỏe được NCT sử dụng bao gồm tự tập thể dục tại nhà, tập dưỡng sinh, khám sức khỏe định kỳ và mua thuốc bổ.

(Nguồn: Khảo sát từ số liệu điều tra)

Biểu đồ 2.2. Các biện pháp nâng cao sức khỏe của ngƣời cao tuổi theo mức sống (%)

Điều kiện kinh tế, mức sống cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn các biện pháp rèn luyện và nâng cao sức khỏe. Mức sống càng cao thì NCT càng có xu hướng quan tâm hơn tới các biện pháp nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Qua biểu đồ trên thì chúng ta thấy những NCT có mức sống khá giả hoặc khá thường đi khám sức khỏe định kỳ nhiều hơn so với những NCT có mức sống thấp, nghèo. Có tới 78.3% NCT có mức sống khá giả đi khám sức khỏe định kỳ hàng tháng, tuy nhiên chỉ tỷ lệ NCT đi khám sức khỏe định kỳ lại thấp ở mức sống trung bình và nghèo với 16.6% và 5%. Rõ ràng mức sống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đi khám sức khỏe định kỳ của NCT. Ộ Cô thấy đấy,

trợ cấp hàng tháng được có vài trăm, ăn tiêu cũng không đủ, huống chi đi khám định kỳ, mấy cái khám định kỳ chỉ dành cho nhà giàu thơi, chứ mình nghèo, nhiều lúc ốm cũng chỉ dám ra hiệu thuốc mua vài viên về uống. Lúc nào ốm quá con cái nó bắt đi viện, thì tơi mới đi thơi, chứ bình thường khơng bệnh tật thì vào cho tốn kém raỢ [Trắch PVS, số 8, nữ, 70 tuổi, nghỉ ngơi khơng làm

gì]. Mua thuốc bổ cũng được coi là một trong những biện pháp hữu ắch nhằm nâng cao sức khỏe của NCT. Tuy nhiên biện pháp này thường chỉ được những NCT có mức sống khá giả lựa chọn, bởi những NCT có mức sống thấp, nghèo khơng có đủ điều kiện về kinh tế. Chỉ có 4.1% NCT có mức sống nghèo mua thuốc bổ để nâng cao sức khỏe, trong khi đó tỷ lệ mua thuốc bổ ở nhóm NCT có mức sống khá giả là cao nhất với 81.6%. Những NCT có mức sống nghèo thường thiên về những biện pháp mang tắnh đơn giản và không mất chi phắ để sử dụng nên tỷ lệ NCT lựa chọn biện pháp là tập thể dục và tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh chiếm tỷ lệ cao. Có tới 50.8% NCT có mức sống nghèo tham gia tập thể dục buổi sáng. Đây là biện pháp vừa đơn giản, tiện dụng vừa đỡ tốn kém, đặc biệt đối với NCT ở ngoại thành, điều kiện kinh tế còn hạn chế, cõ sở vật chất cho chãm sóc sức khỏe NCT cịn thiếu thốn thì Ộhầu như các cụ lớn

tuổi là ra đường tập thể dụcỢ. Rõ ràng mức sống ảnh hưởng đến việc lựa chọn

các biện pháp nâng cao sức khỏe của NCT. Những người có mức sống càng cao thì NCT càng có xu hướng quan tâm hơn tới các biện pháp nâng cao sức khỏe cho bản thân và lựa chọn những biện pháp mang tắnh khoa học hơn đó là khám sức khỏe định kỳ và mua thuốc bổ. Tỷ lệ NCT có mức sống khá giả lựa chọn hai biện pháp trên là cao hơn hẳn so với nhóm NCT có mức sống nghèo. Những NCT có mức sống nghèo, do điều kiện kinh tế không cho phép nên họ thường lựa chọn biện pháp đơn giản, không tốn kém về mặt chi phắ đó là tập thể dục và tham gia vào câu lạc bộ dưỡng sinh.

Tiểu kết: Trong điều kiện dịch vụ xã hội và khả năng hỗ trợ của Nhà

nước và cộng đồng cịn hạn chế thì việc tự chăm sóc cho bản thân có ý nghĩa tắch cực đối với bản thân NCT. Đối với NCT, khi sức khỏe đã giảm sút thì việc không phát hiện kịp thời ra bệnh sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn. Tuy nhiên mức sống là yếu tố cản trở việc nâng cao sức khỏe của NCT. Vì vậy, các chắnh sách chăm sóc sức khỏe NCT cần hướng đến việc khuyến khắch và tạo điều kiện cho NCT, đặc biệt là NCT nghèo, tiếp cận BHYT, khám sức khỏe định kỳ nhằm kịp thời phát hiện và điều trị bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 81 - 84)