Các đặc điểm về nhân khẩu học, xã hội của người cao tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 56 - 58)

3 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

8. Khung lý thuyết

2.1. Các đặc điểm của ngƣời cao tuổi

2.1.1. Các đặc điểm về nhân khẩu học, xã hội của người cao tuổi

2.1.1.1. Cơ cấu giới tắnh và độ tuổi

Như chúng ta đã biết, dân số cao tuổi hiện đang tăng nhanh cả về số tương đối và tuyệt đối, và tăng nhanh hơn các nhóm dân số khác. Chỉ số già hóa tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, dân số cao tuổi Việt Nam có xu hướng ỘgiàỢ ở nhóm già nhất, tức là tỷ lệ NCT ở nhóm lớn tuổi nhất (từ 80 trở lên) đã và đang tăng lên nhanh chóng. Người cao tuổi ở xã Hữu Hòa cũng nằm trong xu thế chung của cả nước, tăng nhanh về số lượng. Tổng cộng có 120 phiếu điều tra được chia cho 3 thơn của xã Hữu Hịa đó là thơn Hữu Lê, Xóm Chùa và Thơn Hữu Trung. Kết quả về khảo sát giới tắnh NCT cho thấy có sự phân chia tương đối giữa cụ ông và cụ bà, cụ thể là cụ ông chiếm 41,5% và cụ bà chiếm 58,5%. Về tuổi tác, NCT có độ tuổi từ 60-64 chiếm 42% trong tổng số NCT trong mẫu nghiên cứu và chiếm tỷ lệ cao nhất đây được xem là Ộnhóm trẻỢ của lớp NCT. Nhóm 65-69 chiếm 28%, nhóm 70-74 chiếm 35% và nhóm 75-80 chiếm 15%. Qua đây, chúng ta thấy trong xã thì Ộnhóm trẻỢ của lớp NCT (NCT từ 60-64) chiếm tỷ lệ cao nhất, so với các nhóm tuổi khác, điều này mang ý nghĩa tắch cực chứng tỏ lớp người cao tuổi vẫn tham gia tắch cực vào các hoạt động tạo thu nhập, mang lại kinh tế cho gia đình, giảm bớt được gánh nặng cho con cháu. Đồng thời chúng ta thấy là dù ở nhóm tuổi nào thì số lượng cụ bà ln cao hơn cụ ơng hay nói cách khác là tuổi thọ của cụ bà cao hơn cụ ông. Sở dĩ có sự chênh lệch cao về tỷ lệ giới tắnh trong nhóm dân số cao tuổi ở xã là do tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới. Hơn nữa, phải trải qua những năm tháng chiến tranh kéo dài, nhiều nam giới hy sinh ngoài mặt trận. Trong số những người trở về, một số bị thương, tật

nguyền, di chứng... đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến các nhóm nam cao tuổi trong xã. Độ chênh lệch tuổi thọ giữa nam và nữ liên quan đến nhân tố lối sống hút thuốc, ăn uống và căng thẳng quá mức góp phần làm tăng huyết áp và nguy cơ bệnh tim, rút ngắn tuổi thọ của con người. Phụ nữ có xu hướng kết nối mọi người với tần số tương tác nhiều hơn, điều này có thể làm tăng tuổi thọ cho họ. Chắnh sự chia sẻ tình cảm, tâm tư qua trò chuyện với người xung quanh khiến cho phụ nữ có đời sống tinh thần thoải mái hơn. Ngược lại, nam giới thường gặp nhiều áp lực hơn nên giữ cảm xúc cho riêng mình, khó chia sẻ những suy tư của họ. Qua đây thì chúng thấy được là xét về cả cơ cấu giới tắnh lẫn độ tuổi thì số lượng cụ bà đều cao hơn các cụ ơng.

2.1.1.2. Trình độ học vấn

Tỷ lệ NCT có trình độ học vấn cao khơng nhiều, chênh lệch lớn giữa nam và nữ. Theo số liệu tìm hiểu về trình độ học vấn của NCT cho thấy, phần lớn NCT có mức học vấn phổ cập. Có tới 39.1% NCT có trình độ học vấn là Trung học cơ sở, 30% NCT có trình độ học vấn là Tiều học, có 18.3% người cao tuổi có trình độ học vấn là trung học phổ thơng. Tỷ lệ NCT có trình độ học vấn là Cao đẳng khá thấp với 2.5%, 4.6% NCT có trình độ học vấn là trung cấp,và chỉ có 0,83% NCT có học vấn trên Đại học. Có thể thấy mức học vấn của NCT ở xã ở mức tương đối. Với các kết quả thu được về trình độ học vấn của NCT ở trên ta cũng dễ hiểu được lớp NCT càng cao sẽ tương ứng với hoàn cảnh lịch sử của đất nước và trong số đó nhiều người khơng có cơ hội để học tập. Theo số liệu ở trên thì đa số NCT có trình độ học vấn là tiểu học và trung học cơ sở. Sở dĩ mức độ học vấn của NCT không được cao là do điều kiện, hồn cảnh gia đình của các cụ rất khó khăn, khơng đủ điều kiện để cho các cụ hành cao.

2.1.1.3. Tình trạng hơn nhân

Đời sống gia đình, văn hóa và tinh thần cho biết nhiều hàm ý về phúc lợi của NCT bởi nó được thể hiện qua tình trạng hơn nhân, việc sống cùng hay không sống cùng với con cháu; điều kiện sống khác. Trong số các yếu tổ

thể hiện đời sống của NCT thì tình trạng hơn nhân là yếu tố quan trọng nhất vì vợ/ chồng của NCT có thể là nguồn hỗ trợ và chia sẻ chủ yếu về vật chất, tinh thần cũng như chăm sóc khi bị đau ốm hoặc dễ tổn thương. Nói cách khác, đối với NCT thì sống với vợ/ chồng, tiếp đó là góa vợ hoặc chồng, cịn các tình trạng hơn nhân khác (như ly dị, ly thân, không kết hôn) chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Kết quả khảo sát tình trạng hơn nhân của NCT cho thấy có 64,1% NCT sống với vợ/ chồng, 35% người cao tuổi góa vợ hoặc chồng (trong đó cụ bà cao hơn cụ ông là 56,4% so với 40,7% và tập trung ở độ tuổi từ 75-80 với 68.6%). Tỷ lệ người cao tuổi ly thân, ly hôn hay không kết hôn chiếm tỷ rất nhỏ với 0,83%, 4% và 2,5%. Và số NCT nữ sống khơng chồng (chưa kết hơn/ góa/ ly hơn/ ly thân) ln cao hơn tỷ lệ này ở nam giới. Việc phải sống một mình là điều rất bất lợi đối với NCT, bởi gia đình ln là chỗ dựa khi về già. Sự thiếu vắng người chồng trong cuộc sống khiến người cao tuổi nữ gặp nhiều khó khăn như có ắt hỗ trợ kinh tế hơn, hạn chế cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân NCT. Trong khi đó vấn đề tái giá của người già, nhìn chung khơng được ủng hộ. Trong điều kiện yếu thế về mọi mặt của NCT nữ so với nam giới cùng độ tuổi thì tình trạng NCT sống khơng chồng địi hỏi các cán bộ địa phương phải chú tâm hơn nữa trong việc đưa ra các chắnh sách phúc lợi xã hội, các chắnh sách trợ cấp cho NCT có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội) (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)