Các cam kết của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu luan van (1) (Trang 56 - 59)

1.3. Tác động của hội nhập quốc tế tới năng lực cạnh tranh của NHTM

1.3.3. Các cam kết của ngành ngân hàng

Việt Nam chính thức hội nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), năm 2016 đƣợc dự báo sẽ có nhiều tập đoàn, ngân hàng lớn đang có kế hoạch nâng cao sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Mới đây, ngân hàng Kasikorn của Thái Lan đã thành lập hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trƣớc Ngân hàng Kasikorn, Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) và Maybank (Malaysia) cũng đã có mặt tại thị trƣờng Việt Nam.

Với nhu cầu vốn ngày càng lớn từ các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ những doanh nghiệp FDI tại đây, rất nhiều ngân hàng thuộc các nƣớc Asean muốn đón đầu xu thế này và tìm cách phát triển kinh doanh tại Việt Nam.

Theo lộ trình hội nhập tài chính của ASEAN, giai đoạn 2015-2020, về cơ bảnsẽ loại bỏ hạn chế đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và thị trƣờng vốn phân sẽ loại bỏ hạn chế đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và thị trƣờng vốn phân ngành; tự do hóa dòng chảy vốn đầu tƣ gián tiếp, tự do hóa dịch vụ môi giới và các sản phẩm tài chính v.v… Mặt khác, nƣớc thành viên cũng phải tạo ra sân chơi bình đẳng cho ngân hàng nƣớc thành viên khác hoạt động trên lãnh thổ của mình bằng cách xóa bỏ khác biệt pháp lý mang tính phân biệt đối xử giữa các ngân hàng có quốc tịch khác nhau. Tất cả những yếu tố trên sẽ tác động không nhỏ tới lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam, đặc biệt là chính sách pháp lý.

Hiện nay, đối với mức độ sở hữu nƣớc ngoài tại các ngân hàng trong nƣớc, Nghị định 60/2015/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định: Room của công ty chứng khoán sẽ đƣợc nới hết cỡ 100% thay vì 49% nhƣ trƣớc. Đối với các ngân hàng, tỷ lệ này tối đa là 30%.

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm, mức 30% là phù hợp với cam kết

mở rộng thị trƣờng của Việt Nam. Tuy nhiên, nới room cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là xu hƣớng không tránh khỏi trong tƣơng lai gần.

Với AEC, theo cam kết về tự do hóa dịch vụ, các nƣớc sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ và nhà đầu tƣ trong khối có thể tham gia tới mức 70% vốn tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của từng nƣớc thành viên. Có thể nói, AEC là bƣớc tiến đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính so với cam kết gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã nêu lên đƣợc các cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng qua việc điểm lại một số luận văn, nghiên cứu đã từng đề cập về đề tài này, tìm ra những kết quả và hạn chế trong nghiên cứu của các luận văn này, từ đó làm cơ sở để tác giả có những đóng góp thiết thực hơn với hoàn cảnh nghiên cứu, và khắc phục đƣợc những thiếu sót của các luận văn trƣớc đó.

Ngoài ra, Chƣơng 1 đã khái quát đƣợc lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM thông qua các mô hình, đồng thời đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.

Bên cạnh đó, Chƣơng 1 cũng chỉ ra đƣợc những tác động của xu hƣớng hội nhập quốc tế tới năng lực cạnh tranh, từ đó thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong giai đoạn này.

Những cơ sở lý luận này là tiền đề để tìm ra phƣơng pháp nghiên cứu trong Chƣơng 2, sau đó là đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn INDOVINA trong Chƣơng 3, cuối cùng đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng này trong Chƣơng 4.

Một phần của tài liệu luan van (1) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w