2020
4.3. Các kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ổn định môi trƣờng nền kinh tế
Văn kiện Đại hội Đảng XII đã chỉ rõ yêu cầu cần triển khai mạnh mẽ chiến lƣợc chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời xác định hội nhập quốc tế là định hƣớng chiến lƣợc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc. Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực; hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác từng bƣớc mở rộng; nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng, thực hiện các chuẩn mực chung bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc. Nhƣ vậy, chúng ta nhận thức rõ rằng, quan điểm của Việt Nam là tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, hƣớng đến một giai đoạn mới thực chất hơn, tìm kiếm những đột phá cả về tƣ duy và hành động.
Ở nƣớc ta hiện nay, Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Với một chính sách kinh tế đƣợc xây dựng đúng đắn của Chính phủ sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Từ đó, đảm bảo cho các định hƣớng, chiến lƣợc ngành ngân hàng đi đúng quỹ đạo. Điều này tạo điều kiện giúp cho các TCTD xây dựng đƣợc cho mình một chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả và định hƣớng đúng đắn con đƣờng phát triển của mình.
Trong điểu kiện hội nhập, vai trò của Chính phủ ngày càng trở nên quan trọng. Việc gia nhập WTO vừa là một động lực để kinh tế phát triển nhƣng đồng thời cũng làm cho áp lực cạnh tranh tăng cao, tính bất ổn của nền kinh tế sẽ gia tăng.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo cho môi trƣờng cạnh tranh công bằng, tác giả đƣa ra một số kiến nghị với Chính phủ nhƣ:
- Thứ nhất, ổn định môi trường pháp lý
Môi trƣờng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang từng bƣớc hoàn thiện song vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: sự cạnh tranh chƣa lành mạnh giữa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần, nhiều văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng còn chƣa đầy đủ và cụ thể gây khó khăn cho các ngân hàng.
Vì vậy đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo về việc xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung Luật NHNN, Luật Các TCTD theo hƣớng quy định rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các NHTM, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các qui định về ngân hàng với các luật và qui định khác ở cấp quốc gia và quốc tế. Điều này giúp cho các NHTM có thể tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của mình trên thị trƣờng.
- Thứ hai, ổn định môi trường kinh tế
Môi trƣờng kinh tế ổn định góp phần làm cho hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi, lợi nhuận thu đƣợc lớn, đem lại mức thu nhập cao cho cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Để ổn định môi trƣờng kinh tế, Chính phủ phải có các chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ gián tiếp nhƣ nghiệp vụ thị trƣờng mở, tái chiếu khấu, tái cấp vốn.., phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tạo điều kiện cho mọi ngành nghề hợp pháp cùng phát triển, đồng thời xây dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích phát triển kinh tế tƣ nhân, mở cửa thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Thứ ba, Chính phủ cần biện pháp để nâng cao hiệu quả tham gia cũng như dần nâng cao vị trí hiện diện của Việt Nam trên diễn đàn thế giới
Việt Nam cần có chiến lƣợc và chính sách tăng cƣờng vị thế tiếng nói cũng nhƣ sự hiện diện của Việt Nam tại các tổ chức ngân hàng tài chính quốc tế để tƣơng xứng, phù hợp với vai trò và tầm ảnh hƣởng của Việt Nam hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai. Kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn độ, hay các nƣớc trong khối
ASEAN nhƣ Thái Lan, Singapore, Indonesia cho thấy, họ đã có những chiến lƣợc và bƣớc chuẩn bị dài để tăng cƣờng tham gia vào các tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức tài chính, qua đó có đƣợc các vị trí chủ chốt, tham gia vào xây dựng chính sách, luật chơi phù hợp với đặc điểm quốc gia, tối đa hóa lợi ích quốc gia tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế có liên quan. Với vai trò đầu mối đại diện Việt Nam tại các tổ chức tài chính - ngân hàng, Chính phủ cần có các chiến lƣợc, biện pháp để nâng cao hiệu quả tham gia cũng nhƣ phát huy và dần nâng cao vai trò, vị trí hiện diện của Việt Nam trên diễn đàn thế giới.
4.3.2. Nâng cao các hoạt động hƣớng dẫn thực hiện các hoạt động liên quan tới ngành ngân hàng
Quá trình hộ nhập quốc tế vừa là cơ hội vừa là áp lực và cả động lực để NHNN cũng nhƣ các NHTM và TCTD trong nƣớc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Do vậy để hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong thời gian tới, cũng nhƣ để hệ thống ngân hàng vƣợt qua những khó khăn, thách thức và thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra, bài viết này tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị chính sách sau:
- Cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, trong đó cần chú ý tới việc đồng bộ hóa các văn bản hƣớng dẫn luật, nhất là đối với các luật liên quan tới hoạt động Ngân hàng (nhƣ Luật các TCTD sửa đổi bổ sung; Luật đất đai, Luật các Doanh nghiệp Nhà nƣớc, Luật thƣơng mại, Luật phá sản, Luật dân sự…). Mặt khác, cần chú ý tới việc thực hiện của các cơ quan thực thi pháp luật các cấp, nhằm xây dựng đƣợc môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, lành mạnh hơn, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, an toàn và bền vững. Dù thị trƣờng tài chính Việt Nam đã bằng khoảng 150% GDP, nhƣng nó chỉ ở quy mô nhƣ Phillipines, Ấn Độ. Do vậy, thị trƣờng tài chính Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Ngoài ra, cơ cấu thị trƣờng tài chính Việt Nam mất cân đối. Khoảng 75% là hệ thống ngân hàng, còn thị trƣờng chứng khoán, trái phiếu thì vô cùng nhỏ bé.
+ Quy mô thị trƣờng chứng khoán Việt Nam rất nhỏ bé, vào khoảng 32% GDP, trong khi ở khu vực, chẳng hạn Trung Quốc 98%, Indonesia 54%, Ấn Độ khoảng 86%. Vì vậy, Việt Nam phải đẩy mạnh phát triển thị trƣờng chứng khoán lên rất nhiều thì mới hi vọng đuổi kịp các quốc gia trong khu vực. Đây đuợc xem là yếu tố hội nhập quan trọng.
+ Tƣơng tự, thị trƣờng trái phiếu của Việt Nam còn khá èo uột bởi quy mô thị trƣờng trái phiếu chỉ khoảng 20% GDP. Trong đó, chủ yếu là trái phiếu chính phủ, còn trái phiếu doanh nghiệp gần nhƣ chƣa có gì, mới chỉ bằng khoảng 2% GDP. Đây cũng là một cái chúng ta cần phát triển trong thời gian tới.
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc và Bộ Tài Chính phải định hƣớng chính sách, tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển thị trƣờng tài chính ở mức độ cân đối hơn so với các nƣớc.
- Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển nguồn nhân lực có năng lực tốt, đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về luật pháp trong đó đặc biệt là các luật về thƣơng mại quốc tế, kiến thức về hội nhập và chuyên môn liên quan để sẵn sàng tham gia tích cực, sâu rộng hơn vào các sáng kiến, chƣơng trình quốc tế, thể hiện đƣợc trình độ phát triển phù hợp với vị thế mới cũng nhƣ đảm đƣơng đƣợc trách nhiệm mà vị thế mới đòi hỏi. Để làm đƣợc điều này, cần có kế hoạch chiến lƣợc đào tạo, phát triển nguồn cán bộ trực tiếp làm việc với các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế nói riêng.
- Đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa và có thể nghiên cứu giảm bớt tỷ lệ sở hữu Nhà nƣớc tại các NHTM Nhà nƣớc, đồng thời có thể nới “room” sở hữu cho các nhà đầu tƣ ngoại tham gia vào quản trị điều hành các TCTD trong nƣớc. Mặc dù có thể gia tăng tỷ lệ sở hữu cho các đối tác nƣớc ngoài tham gia vào các TCTD trong nƣớc song cần đảm bảo Nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối 51%. Sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính tốt, kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, đảm bảo an toàn hoạt động bền vững, dần tiệm
cận với các thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng mong muốn của các nhà đầu tƣ ngoại tham gia thị trƣờng tài chính - ngân hàng.
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có đủ điều kiện tiếp cận chính sách cho vay của ngân hàng.
NHNN là ngân hàng của các ngân hàng. Do đó, mọi quyết định hành động của NHNN đều ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong những năm qua NHNN đã có những điều chỉnh tích cực đối với các chính sách về ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nƣớc. Tuy nhiên, trƣớc sự thay đổi của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới, NHNN cần có nhiều biện pháp hỗ trợ các NHTM hơn nữa nhƣ:
- Thi hành chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt, tập trung vốn nhàn rỗi trong dân cƣ để đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các NHTM và TCTD cạnh tranh lành mạnh, thực hiện tự chủ trong kinh doanh…
- Ban hành các văn bản pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.
- Khuyến khích giảm thanh toán bằng tiền mặt, tăng thanh toán qua ngân hàng để các ngân hàng có thể nâng cao đƣợc mức huy động vốn của mình, điều chỉnh các mức lãi suất thích hợp, đặc biệt là lãi suất chiết khấu, để hỗ trợ vốn cho các NHTM khi họ gặp khó khăn…
- Hỗ trợ ngành ngân hàng Việt Nam về đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ quản lý, năng lực thẩm định, phân tích thị trƣờng…theo tiêu chuẩn trình độ quốc tế.
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin trong tín dụng. Giảm sự không cân xứng về thông tin giữa khách hàng và TCTD
- Mặt khác, NHNN cũng cần thực hiện lộ trình mở cửa hoạt động ngân hàng với nƣớc ngoài, theo cam kết hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ, WTO, tạo môi trƣờng cạnh tranh thông thoáng cho hoạt động ngân hàng đồng thời thúc đẩy thị trƣờng vốn phát triển.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Tóm lại, trên cơ sở mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc phát triển của Ngân hàng INDOVINA trong chƣơng IV, luận văn đã đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng INDOVINA ở các nội dung:
- Xây dựng các chiến lƣợc marketing nhằm phát triển thƣơng hiệu - Nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tăng cƣờng vốn tự có - Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
- Đổi mới công nghệ
- Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ
Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng nói chung cũng nhƣ cho các ngân hàng liên doanh nói riêng. Các giải pháp, kiến nghị trên đều xuất phát từ thực tiễn hoạt động của Ngân hàng INDOVINA.
KẾT LUẬN
Cạnh tranh đƣợc xem là tất yếu, là động lực của sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Có cạnh tranh thì mới phát hiện đƣợc những thế mạnh của mình để phát huy, những yếu kém để khắc phục, những cơ hội để tận dụng và những thử thách để vƣợt qua. Đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn bao giờ hết. Ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng INDOVINA nói riêng cũng không đi ngƣợc lại xu thế đó. Để có thể cạnh tranh tốt ở thị trƣờng trong nƣớc, vƣơn ra thị trƣờng khu vực Ngân hàng INDOVINA cần phải nỗ lực rất nhiều trong củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lƣợng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh việc xây dựng thƣơng hiệu.
Trên cơ sở sử dụng nguồn số liệu thực tế từ Ngân hàng INDOVINA, NHNN và một số nguồn khác, kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp, luận văn đã thực hiện đƣợc một số nội dung sau:
Một là, đề tài hệ thống hóa đƣợc các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng nói chung, và các ngân hàng liên doanh nói riêng Hai là, đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TNHH Indovina nói
riêng so với các Ngân hàng liên doanh khác hoặc các ngân hàng TMCP ra đời cùng thời điểm dựa trên cơ sở báo cáo của các ngân hàng thƣơng mại hiện thời. Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, cũng nhƣ những cơ hội và thách thức mà Ngân hàng TNHH INDOVINA sẽ phải đối mặt trong xu thế hội nhập quốc tế
Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TNHH INDOVINA cũng nhƣ có thể suy rộng cho một số ngân hàng liên doanh khác tại Việt Nam.
Ngân hàng TNHH INDOVINA, với mục tiêu trở thành một ngân hàng liên doanh hoạt động hiệu quả hàng đầu, chắc chắn việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ
trở thành vấn đề sống còn. Đề tài: “Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TNHH INDOVINA trong xu thế hội nhập quốc tế” sẽ góp phần giúp Ngân hàng có đƣợc những bƣớc đi vững chắc để nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định đƣợc vị thế của mình và tiến tới đạt đƣợc mục tiêu của mình và ngày cảng phát triển mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế hiện nay.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế về trình độ nhận thức, nguồn tài liệu, thời gian, khả năng phân tích – tổng hợp cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện luận văn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chính vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô và bạn bè quan tâm để đề tài có thể hoàn thiện hơn, chính xác và đầy đủ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Quốc hội khóa XII, 2010. Luật các TCTD số 47/2010/QH12 2. Chính phủ, 2006. Nghị định 22/2006/NĐ-CP 3. Chính phủ, 2006. Nghị định 141/2016/HĐ-CP. 4. NHNN, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN. 5. NHNN, 2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN. 6. NHNN, 2010. Thông tư 19/2010/TT-NHNN 7. NHNN, 2005. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN 8. NHNN, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
9. Micheal E.Porter, 1996. Chiến lược cạnh tranh. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật.
10.Peter Rose, 2004. Giáo trình Quản trị NHTM. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.
11.NHNN Việt Nam, 2015. Kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2015, định hướng giải pháp điều hành năm 2016. Hà Nội,