Việt Nam chính thức hội nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), năm 2016 đƣợc dự báo sẽ có nhiều tập đoàn, ngân hàng lớn đang có kế hoạch nâng cao sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Mới đây, ngân hàng Kasikorn của Thái Lan đã thành lập hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trƣớc Ngân hàng Kasikorn, Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) và Maybank (Malaysia) cũng đã có mặt tại thị trƣờng Việt Nam.
Với nhu cầu vốn ngày càng lớn từ các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ những doanh nghiệp FDI tại đây, rất nhiều ngân hàng thuộc các nƣớc Asean muốn đón đầu xu thế này và tìm cách phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
Theo lộ trình hội nhập tài chính của ASEAN, giai đoạn 2015-2020, về cơ bảnsẽ loại bỏ hạn chế đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và thị trƣờng vốn phân sẽ loại bỏ hạn chế đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và thị trƣờng vốn phân ngành; tự do hóa dòng chảy vốn đầu tƣ gián tiếp, tự do hóa dịch vụ môi giới và các sản phẩm tài chính v.v… Mặt khác, nƣớc thành viên cũng phải tạo ra sân chơi bình đẳng cho ngân hàng nƣớc thành viên khác hoạt động trên lãnh thổ của mình bằng cách xóa bỏ khác biệt pháp lý mang tính phân biệt đối xử giữa các ngân hàng có quốc tịch khác nhau. Tất cả những yếu tố trên sẽ tác động không nhỏ tới lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam, đặc biệt là chính sách pháp lý.
Hiện nay, đối với mức độ sở hữu nƣớc ngoài tại các ngân hàng trong nƣớc, Nghị định 60/2015/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định: Room của công ty chứng khoán sẽ đƣợc nới hết cỡ 100% thay vì 49% nhƣ trƣớc. Đối với các ngân hàng, tỷ lệ này tối đa là 30%.
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm, mức 30% là phù hợp với cam kết
mở rộng thị trƣờng của Việt Nam. Tuy nhiên, nới room cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là xu hƣớng không tránh khỏi trong tƣơng lai gần.
Với AEC, theo cam kết về tự do hóa dịch vụ, các nƣớc sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ và nhà đầu tƣ trong khối có thể tham gia tới mức 70% vốn tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của từng nƣớc thành viên. Có thể nói, AEC là bƣớc tiến đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính so với cam kết gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã nêu lên đƣợc các cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng qua việc điểm lại một số luận văn, nghiên cứu đã từng đề cập về đề tài này, tìm ra những kết quả và hạn chế trong nghiên cứu của các luận văn này, từ đó làm cơ sở để tác giả có những đóng góp thiết thực hơn với hoàn cảnh nghiên cứu, và khắc phục đƣợc những thiếu sót của các luận văn trƣớc đó.
Ngoài ra, Chƣơng 1 đã khái quát đƣợc lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM thông qua các mô hình, đồng thời đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.
Bên cạnh đó, Chƣơng 1 cũng chỉ ra đƣợc những tác động của xu hƣớng hội nhập quốc tế tới năng lực cạnh tranh, từ đó thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong giai đoạn này.
Những cơ sở lý luận này là tiền đề để tìm ra phƣơng pháp nghiên cứu trong Chƣơng 2, sau đó là đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn INDOVINA trong Chƣơng 3, cuối cùng đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng này trong Chƣơng 4.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận
2.1.1. Quy nạp và diễn dịch
Phƣơng pháp quy nạp là phƣơng pháp đƣa ra kết luận từ một hoặc nhiều minh chứng cụ thể, kết luận này đƣợc giải thích từ các thực tế và các thực tế ủng hộ các kết luận này. Khi quan sát một số các trƣờng hợp cụ thể, ta có thể đƣa ra một nhận định tổng quát về toàn bộ các trƣờng hợp đó. Cách thức đi từ trƣờng hợp cụ thể đến lý thuyết tổng quát chính là chiều hƣớng của logic quy nạp. Từ việc phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về NHTM và năng lực cạnh tranh của NHTM và 5 nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM (chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính, chỉ tiêu đánh giá năng lực kinh doanh, chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ ngân hàng, chỉ tiêu đánh giá năng lực tổ chức quản lý và điều hành) luận văn sẽ tổng quát đƣợc năng lực cạnh tranh của NHTM nói chung và các ngân hàng liên doanh nói riêng. Cụ thể hơn, luận văn sẽ áp dụng đƣợc những chỉ tiêu đã đƣa ra để phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng INDOVINA và đƣa ra những nhận định, đánh giá về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng này.
Song song với các tiếp cận quy nạp, luận văn còn kết hợp phƣơng pháp diễn dịch, đi từ cái tổng quát đến cụ thể. Từ lý thuyết năng lực cạnh tranh, các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh, luận văn có thể suy ra đƣợc một cách logic những thuận lợi và khó khăn cũng nhƣ cơ hội và thách thức của Ngân hàng TNHH INDOVINA. Từ đó, đi đến kết luận và đƣợc thể hiện qua các minh chứng cụ thể sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 3. Qua việc đánh giá năng lực cạnh tranh và thực tiễn tại Ngân hàng TNHH INDOVINA, tác giả có thể đƣa ra những nhận định cụ thể về thực trạng tại Ngân hàng bằng sự diễn giải các số liệu cụ thể trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Định lƣợng và định tính
Trong quá trình phân tích, luận văn phải sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp định lƣợng và định tính để mô tả, phân tích các luận điểm và nội dung nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Đối với nghiên cứu định tính thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ để tiếp cận nhằm tìm cách diễn giải những đặc điểm của đối tƣợng từ quan điểm của tác giả. Còn với nghiên cứu định lƣợng thì phƣơng pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan cao nên phƣơng pháp định lƣợng có độ trung thực cao.
Đề tài đề cập đến việc đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng liên doanh, cụ thể là đối với Ngân hàng TNHH INDOVINA, vì vậy tác giả sử dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp định lƣợng và định tính. Tác giả tiến hành chọn lựa và thu thập các dữ liệu định tính và định lƣợng để lập bảng câu hỏi. Các phƣơng pháp thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau đem lại những kết quả khác nhau. Vì vậy phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu để có thể kết hợp để bổ sung lẫn cho nhau.
Thứ nhất, phân tích định lƣợng tập trung vào việc đo lƣờng tác động của các chiến lƣợc về lãi suất, quảng cáo, ƣu đãi, và dịch vụ chăm sóc khách hàng của Ngân hàng TNHH INDOVINA lên doanh số của nó. Những mối quan hệ tƣơng tác đó đƣợc đúc kết lại trong các lý thuyết kinh tế và kinh doanh. Nó chỉ ra đâu là các yếu tố thiết yếu nhất tác động đến hành vi của các tác nhân thị trƣờng; và các tác động đó diễn ra nhƣ thế nào. Ví dụ, lãi suất càng cao, càng mang tính cạnh tranh, thì lƣợng huy động vốn của NHTM càng nhiều; chi phí quảng cáo càng lớn, thì ngƣời dân càng tin vào thƣơng hiệu của ngân hàng. Bởi nếu chất lƣợng không thật sự tốt, thì ngân hàng cũng không có đủ doanh thu để bù đắp cho chi phí quảng cáo dài hạn.
Thứ hai, dựa trên cơ sở lý thuyết về các mối quan hệ kinh tế nêu trên, tác giả có thể lập ra những bảng hỏi ngắn gọn, logic. Ở đây, ta thấy có sự giao lƣu giữa phƣơng pháp định tính và định lƣợng trong nghiên cứu. Cả hai phƣơng pháp đều dựa trên việc điều tra để lấy thông tin về từ khách hàng. Nhƣng bảng hỏi của phƣơng pháp định lƣợng ngắn hơn, cụ thể hơn, và chỉ tập trung vào các yếu tố chứa
đựng lƣợng thông tin lớn nhất cho việc lý giải hành vi của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu và đƣợc chỉ dẫn bởi lý thuyết kinh tế.
Thứ ba, dựa vào dữ liệu thu thập đƣợc, các phƣơng pháp đo lƣờng kinh tế cho phép đánh giá các quan hệ kinh tế, với độ tin cậy xác định về mặt thống kê. Những đánh giá đó có thể đƣợc sử dụng cho phân tích và dự báo. Dựa trên đo lƣờng kinh tế, bằng cách chỉ tập trung vào những yếu tố để đánh giá năng lực cạnh tranh, ta có thể dự báo khả năng phát triển trong tƣơng lai của Ngân hàng TNHH INDOVINA.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, số liệu
Đề tài thu thập các tài liệu liên quan tới việc đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng TNHH INDOVINA, thông qua các số liệu về hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh.
Số liệu sơ cấp:
Chủ yếu thực hiện qua bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn các đối tƣợng khác nhau. Đề tài thực hiện khảo sát tại một số chi nhánh ngân hàng TNHH INDOVINA và ngân hàng TMCP khác, tại một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trong nội thành thủ đô Hà Nội và một số doanh nghiệp lớn ngoài thủ đô.
Nội dung điều tra là các thông tin về độ phủ sóng của Ngân hàng trong sự hiểu biết của bộ phận dân cƣ, những tiến bộ trong công nghệ phục vụ cho quá trình giao dịch của các khách hàng, đánh giá của khách hàng về một số yếu tố nhƣ: Lãi suất, Uy tín và thƣơng hiệu, Sự đa dạng của sản phẩm, Mạng lƣới chi nhánh, Vốn điều lệ, Công nghệ thông tin, Trình độ nhân sự, khả năng sinh lời, Hoạt động Marketing. Bên cạnh đó thu thập các ý kiến góp ý của khách hàng để phát triển.
Số liệu thứ cấp:
Bài viết thu thập số liệu thứ cấp từ các số liệu và tài liệu do các chi nhánh ngân hàng cung cấp, đó là các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, các biên bản họp đánh giá kinh doanh hàng năm của Ngân hàng TNHH INDOVINA từ năm 2012 đến năm 2015 nhƣ vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tổng nguồn vốn, cơ cấu
tổ chức v.v... Ngoài ra còn có các số liệu, tài liệu của cơ quan thống kê, cơ quan quản lý nhà nƣớc, Bộ tài chính, NHNN Việt Nam v.v... và các tài liệu tham khảo khác nhƣ các nghiên cứu, sách báo, tạp chí, các trang web của các ngân hàng nhƣ thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở điều tra, khảo sát một số các NHTM khác của Ngành ngân hàng theo các tiêu chí đã đƣợc xác định, tác giá đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng liên doanh đƣợc điều tra bằng các phƣơng pháp thống kê, sử dụng các công cụ phân tích các mô hình năng lực cạnh tranh nhƣ đã nêu trong Chƣơng 1.
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu, số liệu
2.2.2.1. Phương pháp thống kê
Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Các số liệu thống kê đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TNHH INDOVINA trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2015.
Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, các số liệu thu thập đƣợc này sẽ đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán để đƣa ra những kết quả giúp khái quát đƣợc đặc trƣng về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TNHH INDOVINA
Từ đó, ta có thể đƣa ra những dự đoán thông qua quan sát sự biến động của hoạt động kinh doanh của ngân hàng này, sau đó tổng hợp lại thành quy luật và sử dụng quy luật này để suy luận, dự đoán sự phát triển của ngân hàng liên doanh nói chung cũng nhƣ Ngân hàng TNHH INDOVINA nói riêng trong thời gian tới.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc áp dụng vào trƣờng hợp cụ thể của luận văn là việc xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc và so sánh với đối thủ cạnh tranh là các NHTM liên doanh khác và các NHTM trong nƣớc có cùng thời điểm thành lập). Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh tại Ngân hàng TNHH INDOVINA, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các đối thủ cạnh
tranh cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong các bài nghiên cứu kinh tế nói chung và đánh giá năng lực cạnh tranh nói riêng, đƣợc áp dụng xuyên suốt quá trình phân tích. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh,đƣợc gọi là gốc so sánh.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Đây chính là vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng vào điều kiện hoạt động cụ thể để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những khó khăn và thuận lợi, cơ hội và thử thách, từ đó xây dựng lên các chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TNHH INDOVINA. Để công tác tổ chức phân tích có hiệu quả ta cần áp dụng các phƣơng pháp phân tích phù hợp với đặc điểm kinh tế của ngành ngân hàng, phù hợp với điều kiện phƣơng tiện hiện có.
Bên cạnh đó, xây dựng mẫu phiếu điều tra dựa trên các mức đánh giá (1: Yếu; 2: Trung bình, 3: Khá, 4 Tốt) đối với các yếu tố là:
- Lãi suất - Công nghệ thông tin - Uy tín và thƣơng hiệu - Trình độ nhân sự - Sự đa dạng của sản phẩm - Khả năng sinh lời - Mạng lƣới chi nhánh - Hoạt động Marketing - Vốn điều lệ
2.3. Thiết kế luận văn:
- Viết đề cương: Qua tìm hiểu các tài liệu tham khảo và hƣớng dẫn của giảng viên, tác giả xây dựng đề cƣơng làm 4 chƣơng (ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục).
- Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu thu thập được: Sau khi xây dựng đƣợc đề cƣơng chi tiết, tác giả cần thu thập dữ liệu theo các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đƣợc đề ra và phân tích bằng các phƣơng pháp đã nói ở trên để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.
- Tiến hành hoàn thiện luận văn: Chƣơng 1 làm rõ hơn đối tƣợng, mục tiêu nghiên cứu của luận văn sau khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, từ đó xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm ở chƣơng 3 và 4. Chƣơng 2 tác giả sẽ trình bày cụ thể những phƣơng pháp sẽ đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn. Chƣơng 3 đánh giá thực trạng cụ thể của đối tƣợng nghiên cứu, từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá. Chƣơng 4 là các giải pháp và kiến nghị đƣợc hoàn thiện trong thời gian còn lại.
2.4. Tiến hành khảo sát
Mục đích khảo sát:
- Xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố khảo sát tới năng lực cạnh