Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM

Một phần của tài liệu luan van (1) (Trang 37)

1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM

1.2.3.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là thƣớc đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Năng lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá về quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của NHTM.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là vốn do chủ sở hữu doanh nghiệp đóng góp và lợi nhuận đƣợc tích lũy trong quá trình kinh doanh. Nói một cách khác, vốn chủ sở hữu bao gồm hai bộ phận là vốn chủ sở hữu ban đầu và vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động (hay còn gọi là vốn chủ sở hữu bổ sung). Đối với các NHTM, vốn chủ sở hữu ban đầu có đƣợc từ vốn do Ngân sách nhà nƣớc cung cấp (đối với các NHTM Nhà nƣớc), do cổ đông góp thông qua việc mua cổ phần hoặc cổ phiếu (đối với NHTM cổ phần), do các bên liên doanh giữa Việt Nam và nƣớc ngoài góp vốn theo tỷ lệ nhất định, thƣờng là 50:50 (đối với các ngân hàng liên doanh). Mức vốn này phải đảm bảo tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn chủ sở hữu bổ sung bao gồm cổ phần phát hành thêm hoặc ngân sách cấp thêm trong quá trình hoạt động, lợi nhuận tích luỹ, các quỹ, phát hành giấy nợ dài hạn…

Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, vốn chủ sở hữu của một ngân hàng mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhƣng lại giữ vị trí rất quan trọng, quyết định quy mô và phạm vi kinh doanh của ngân hàng. Nó là cơ sở quyết định vấn đề huy động bao nhiêu vốn trên thị trƣờng và sử dụng vào mục đích gì. Mặt khác, vốn chủ sở hữu của ngân hàng còn đƣợc coi nhƣ là “tấm lá chắn” chống đỡ sự sụt giảm giá trị của tài sản có của ngân hàng (sự sụt giảm tài sản có là nguyên nhân dẫn đến ngân hàng bị phá sản). Đối với hoạt động của các ngân hàng, nếu có đủ vốn chủ sở hữu, duy trì và tăng thêm đƣợc vốn chủ sở hữu là biểu hiện của một ngân hàng bền vững. Các chỉ tiêu liên quan đến phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh của một ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng vào các giới hạn sau: tỷ lệ đầu tƣ cổ phần hoặc liên

doanh so với vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay các đối tƣợng ƣu đãi so với vốn chủ sở hữu, là căn cứ để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ,…

Có thể nói, đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng. Để đánh giá mức độ an toàn của vốn chủ sở hữu, có thể sử dụng các chỉ tiêu nhƣ sau:

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR)

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thƣớc đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó đƣợc tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. Tỉ lệ này thƣờng đƣợc dùng để bảo vệ những ngƣời gửi tiền trƣớc rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng nhƣ hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này ngƣời ta có thể xác định đƣợc khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo đƣợc tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một bức tƣờng phòng vệ chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những ngƣời gửi tiền. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nƣớc luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8%, giống nhƣ chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến. Khi tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ngƣời ta xét đến hai loại vốn: vốn cấp I (vốn nòng cốt) và vốn cấp II (vốn bổ sung), trong đó vốn cấp I đƣợc coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn. Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 8% trở nên, các ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không đƣợc vƣợt quá 100% vốn cấp I.

Hiệp ƣớc vốn Basel

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lƣờng vốn đƣợc gọi là Hiệp ƣớc vốn Basel (The Basel capital Accord) hay Basel I

vào năm 1988. Hệ thống này cung cấp khung đo lƣờng rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ đƣợc phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn đƣợc phổ biến ở hầu hết các nƣớc có các ngân hàng hoạt động quốc tế, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế đó, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lƣờng mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trƣờng đƣợc xem nhƣ một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ƣớc quốc tế về vốn Basel II đã chính thức đƣợc ban hành.

Basel I:

 Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro: ngân hàng phải giữ lại lƣợng vốn bằng ít nhất 8% lƣợng tài sản, đƣợc tính toán theo nhiều phƣơng pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.

 Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Basel I đã đƣa ra định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và định nghĩa về tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3

Basel II:

Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% tổng tài sản có rủi ro nhƣ Basel I. Tuy nhiên, rủi ro đƣợc tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trƣờng. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự thay đổi lớn, đối với rủi ro thị trƣờng có sự thay đổi nhỏ, nhƣng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.

Các ngân hàng thƣơng mại càng ngày càng đƣợc yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu đƣợc rủi ro. Tuy nhiên, việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nƣớc có hệ thống ngân hàng mới đang ở

giai đoạn phát triển ban đầu nhƣ Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trƣớc xu thế hội nhập và mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cƣờng năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các NHTM.

Hiện nay, khi các ngân hàng trên thế giới đã đề cập tới việc áp dụng chuẩn mực Basel III thì các ngân hàng ở Việt Nam vẫn chƣa chính thức đề cập tới việc áp dụng một chuẩn mực nào của Basel. Mặc dù các quy định trong những năm gần đây của NHNN (NHNN) nhƣ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN năm 2005, Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN và Thông tƣ số 19/2010/TT-NHNN năm 2010 cũng đã đề cập tới một số vấn đề liên quan tới các điều khoản trong hiệp định Basel nhƣng vẫn ở mức rất hạn chế. Việc các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam chƣa áp dụng các chuẩn mực của Basel một cách chính thức nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro trong khi các ngân hàng trên thế giới đã có những bƣớc phát triển cao hơn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, trƣớc xu thế hội nhập và mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc từng bƣớc áp dụng các chuẩn mực Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cƣờng năng lực hoạt động, giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thƣơng mại và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trƣờng tài chính quốc tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể mở rộng thị trƣờng trong thời gian tới.

Khả năng sinh lời

Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng đồng thời cũng phản ánh phần nào kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Các chỉ tiêu cụ thể đánh giá khả năng sinh lời của một NHTM gồm có: Giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận, cơ cấu và tính chất ổn định của lợi nhuận (lợi nhuận đƣợc hình thành từ nguồn nào, từ hoạt động kinh doanh thông thƣờng hay từ các khoản thu nhập bất thƣờng), tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có (ROA),…

Trong số các chỉ tiêu này, bốn chỉ tiêu thƣờng đƣợc quan tâm để đo lƣờng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là ROA, ROE, NIM và NNIM. Cụ thể:

Lợi nhuận ròng sau thuế

ROA (%) = * 100%

Tổng tài sản

ROA thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Tỷ số càng cao cho thấy NHTM kinh doanh càng hiệu quả. Nếu ROA < 0 thì NHTM kinh doanh thua lỗ, ROA = 0 thì NHTM hòa vốn, ROA >0, khi đó NHTM mới hoạt động có hiệu quả . Chỉ số này đánh giá công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng.

Lợi nhuận ròng sau thuế

ROE (%) = * 100%

Vốn chủ sở hữu

ROE thể hiện 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng sau thuế. Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả.

Thu nhập từ lãi - Chi phí trả lãi NIM = ____________________________

* 100% Tổng tài sản sinh lời

NIM là tỷ lệ thu nhập từ lãi biên, đƣợc tính bằng cách chia phần thu nhập từ lãi cho thu nhập tài sản bình quân. Theo nhƣ đánh giá của S&P (Hãng đánh giá tín nhiệm Standard and Poor, Mỹ) thì tỷ lệ NIM dƣới 3% đƣợc xem là thấp, trong khi NIM lớn hơn 5% thì đƣợc xem là quá cao. NIM có xu hƣớng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hƣớng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại.

Thu nhập ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi

________________________________ * 100% NNIM =

NNIM là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng, nếu tỷ lệ NNIM có sự giảm sút cho thấy lợi nhuận thu đƣợc từ các hoạt động ngoài tín dụng của các ngân hàng đang bị ảnh hƣởng

Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, tỷ lệ ROA và ROE đƣợc sử dụng rộng rãi hơn NIM và NNIM do tính thực tế và phổ biến của chúng.

Khả năng thanh khoản: là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền của khách hàng, đƣợc tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của vốn.

Khả năng thanh khoản của ngân hàng đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu chính nhƣ sau:

Tài sản Có có thể thanh toán ngay Khả năng thanh toán ngay =

Tài sản Nợ phải thanh toán ngay

Chỉ tiêu này đo lƣờng khả năng ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu tiền mặt của khách hàng. Tỷ lệ này theo quy định của NHNN tối thiểu phải bằng 1. Khi nhu cầu về tiền mặt của ngƣời gửi tiền bị giới hạn thì uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm một cách đáng kể, rủi ro thanh khoản xảy ra đe doạ đến sự sống còn của NHTM.

Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn = Tổng dƣ nợ cho vay trung, dài hạn trung và dài hạn

Nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn Tỷ lệ này tối thiểu phải đạt 100% mới đảm bảo yêu cầu. Một nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM là sự mất cân đối về kỳ hạn giữa Tài sản có và Tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn.

Quản trị rủi ro

Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt và rủi ro trong hoạt động ngân hàng vì thế cũng mang tính đặc thù. Bản chất của hoạt động kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng phải quan tâm đến rủi ro. Trong phân tích rủi ro ngân hàng, ngƣời ta chú trọng đến các loại rủi ro thƣờng gặp là: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thu nhập. Một ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao khi mà các loại rủi ro của nó đƣợc đánh giá là thấp và ngƣợc lại. Có 2 chỉ tiêu thƣờng sử dụng để phân tích rủi ro của ngân hàng:

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Vốn tự có

= (Giá trị tài sản có rủi ro nội bảng + Giá trị tài sản có rủi x100% ro ngoại bảng)

Tỷ lệ này đã đƣợc nêu cụ thể trong Tiểu mục 1.2.3.1 ở trên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu càng cao cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh, càng tạo đƣợc uy tín, sự tin cậy trong lòng khách hàng.

 Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x100% Tổng dƣ nợ Tỷ lệ nợ xấu: Dƣ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 Tỷ lệ nợ xấu = x100% Tổng dƣ nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu thể hiện chất lƣợng tín dụng tại NHTM. Nếu các tỷ lệ này càng thấp cho thấy chất lƣợng tín dụng của NHTM càng tốt, tình hình tài chính lành mạnh và ngƣợc lại.

Căn cứ quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD do Thống đốc NHNN ban hành thì nợ quá hạn của các TCTD đƣợc phân làm 5 loại:

+Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn đƣợc đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tƣơng lai nhƣ các khoản bảo lãnh.

+ Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn sau 10 ngày tới dƣới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

+ Nợ nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày.

+ Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.

+ Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày,

Một phần của tài liệu luan van (1) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w