1.3. Tác động của hội nhập quốc tế tới năng lực cạnh tranh của NHTM
1.3.1. Giai đoạn sau gia nhập WTO
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thƣơng mại giữa các nƣớc thành viên với nhau theo các quy tắc thƣơng mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thƣơng mại để tiến tới tự do thƣơng mại.
Sau 9 năm Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), nền kinh tế đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu. Môi trƣờng và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về khung điều tiết; quản trị nội bộ; tổ chức bộ máy, chất lƣợng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Gia nhập WTO không chỉ tạo cơ hội cho các NHTM trong nƣớc tiếp cận vốn quốc tế dễ dàng hơn, đƣa năng lực tài chính của nhiều ngân hàng tăng lên, mà còn
tạo cơ hội và thúc đẩy các NHTM nói riêng và các doanh nghiệp trong nƣớc nói chung tích cực cạnh tranh thị trƣờng để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nƣớc mà còn mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới.
Có thể thấy, cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM đã tăng lên đáng kể. Việc áp dụng các mô thức quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; triển khai hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; sắp xếp lại mô hình theo khối, tách bạch khối quản lý rủi ro theo ba vòng kiểm soát, coi trọng đầy đủ các loại rủi ro trong ngân hàng, cấu trúc lại các công ty con, cùng với việc đƣa ra một số tiêu chí bƣớc đầu phục vụ cảnh báo sớm rủi ro kinh doanh ngân hàng... là những kết quả đáng ghi nhận. Nó không chỉ là sự đòi hỏi khách quan của mỗi NHTM hƣớng đến sự phát triển ổn định, mà còn là đòi hỏi của nền kinh tế, của khách hàng. Để quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì các văn bản luật, cơ chế, chính sách của các Bộ, Ban, Ngành trong thời gian qua hầu nhƣ đã phủ kín các hoạt động chính của ngân hàng, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động. Chính điều này đã góp phần to lớn vào việc duy trì sự phát triển của nền kinh tế, của doanh nghiệp, cải thiện đời sống của dân cƣ, góp phần đƣa Việt Nam ra khỏi danh sách nƣớc có thu nhập thấp vào năm 2009.
Tuy nhiên, rất dễ nhận ra, những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bộc lộ rõ hơn khi tham gia vào sân chơi WTO. Sự chuẩn bị chƣa kỹ càng khi bƣớc vào hội nhập, với tâm thế của ngƣời đi sau muốn vƣợt lên trƣớc nên không ít NHTM rơi vào trạng thái suy giảm sau thời gian “hƣng phấn” ban đầu. Hiện Việt Nam đang có quá nhiều ngân hàng nhƣng chƣa có một ngân hàng thực sự mạnh tầm cỡ quốc tế. Các ngân hàng đã đua nhau mở rộng quy mô mạng lƣới để huy động nhiều vốn (phát triển theo chiều rộng). Việc này dẫn đến tình trạng các TCTD cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt động tín dụng mà quên mất các sản phẩm và dịch vụ tiện ích kèm theo. Không những thế, các ngân hàng mở rộng quy mô nhƣng do thiếu nguồn nhân lực có chất lƣợng cho nên công tác quản trị lại không theo kịp quy mô phát triển. Khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt từ năm 2008 đến nay cũng
đem đến rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng. Rất nhiều ngân hàng đã không thể duy trì đƣợc mức tăng trƣởng và đã bị sáp nhập vào các ngân hàng lớn…
1.3.2. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định/thỏa thuận thƣơng mại tự do đƣợc ký kết giữa 12 nƣớc vào ngày 04/02/2016 tại
Auckland, NewZealand sau 7 năm đàm phán với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á -Thái Bình Dƣơng.
Hiệp định đƣợc các quốc gia tham dự thống nhất sau khi hoàn tất đàm phán ngày 5/10 tại Atlanta (Mỹ). Bộ trƣởng Thƣơng mại Australia - Andrew Robb là ngƣời đầu tiên đặt bút ký vào hiệp định. Và ngƣời cuối cùng hoàn thành công việc này là Bộ trƣởng Thƣơng mại New Zealand - Todd Mc.Clay. TPP gồm các quốc gia New Zealand, Australia, Canada, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Singapore, Peru và Chile. TPP đƣợc đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Văn bản gồm 30 chƣơng đƣợc Bộ Công Thƣơng Việt Nam và các cơ quan phụ trách TPP của 11 nƣớc còn lại công bố chiều ngày 05/11/2015, đúng một tháng sau khi quá trình đàm phán kết thúc.
Các vấn đề đƣợc nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tƣ nƣớc ngoài, tiêu chuẩn môi trƣờng và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Sau khi hoàn tất, hiệp định sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm. Một trong những điểm đƣợc quan tâm nhất trong văn bản này là điều khoản áp dụng. Theo đó, TPP sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ khi tất cả các thành viên thông báo đã hoàn tất trình tự thông qua về mặt pháp lý trong nƣớc. Trong điều kiện một số điều khoản hoặc toàn bộ hiệp định không đƣợc một hoặc một số nƣớc thành viên thông qua, TPP vẫn có hiệu lực nếu có ít nhất 6 trên 12 thành viên, chiếm tối thiểu 85% GDP toàn khối chấp nhận.
Những cơ hội của Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP
- Hội nhập khu vực đang nổi lên đóng vai trò chủ đạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Xu thế này không chỉ phản ánh sự mƣu cầu lợi ích kinh tế mà còn phản ánh cục diện chính trị quốc tế mới, sau sự nổi lên nhanh chóng của một số nƣớc đang phát triển hàng đầu. Tham gia vào Hiệp định TPP, một cấu trúc quan trọng của khu vực, sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng nhƣ xu thế hội nhập kinh tế khu vực đem lại.
- Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lƣợc hội nhập quốc tế nói chung và chiến lƣợc đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
- Thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán để Hoa Kỳ mở cửa thị trƣờng cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa đầu tƣ của Hoa Kỳ và các nƣớc vào Việt Nam.
Những thách thức khi tham gia Hiệp định TPP
- Việc cam kết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định TPP sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trƣờng, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, đây là con đƣờng mà sớm hay muộn Việt Nam cũng phải đi qua để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng, chất lƣợng và hiệu quả của tăng trƣởng kinh tế.
- Tham gia Hiệp định TPP có thể gây ra một số hệ quả xã hội tiêu cực nhƣ tình trạng phá sản và thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu. Ngoài ra, kết quả đàm phán nội dung lao động trong Hiệp định TPP có thể sẽ có tác động tới môi trƣờng lao động ở Việt Nam.
- Để thực thi cam kết trong Hiệp định TPP, Việt Nam có thể sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi nhiều quy định pháp luật về thƣơng mại, đầu tƣ, đấu thầu, sở hữu trí tuệ… Với những kinh nghiệm có đƣợc từ quá trình đàm phán gia nhập WTO, đây có thể không phải là một thách thức quá lớn đối với Việt Nam
1.3.3. Các cam kết của ngành ngân hàng
Việt Nam chính thức hội nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), năm 2016 đƣợc dự báo sẽ có nhiều tập đoàn, ngân hàng lớn đang có kế hoạch nâng cao sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Mới đây, ngân hàng Kasikorn của Thái Lan đã thành lập hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trƣớc Ngân hàng Kasikorn, Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) và Maybank (Malaysia) cũng đã có mặt tại thị trƣờng Việt Nam.
Với nhu cầu vốn ngày càng lớn từ các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ những doanh nghiệp FDI tại đây, rất nhiều ngân hàng thuộc các nƣớc Asean muốn đón đầu xu thế này và tìm cách phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
Theo lộ trình hội nhập tài chính của ASEAN, giai đoạn 2015-2020, về cơ bảnsẽ loại bỏ hạn chế đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và thị trƣờng vốn phân sẽ loại bỏ hạn chế đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và thị trƣờng vốn phân ngành; tự do hóa dòng chảy vốn đầu tƣ gián tiếp, tự do hóa dịch vụ môi giới và các sản phẩm tài chính v.v… Mặt khác, nƣớc thành viên cũng phải tạo ra sân chơi bình đẳng cho ngân hàng nƣớc thành viên khác hoạt động trên lãnh thổ của mình bằng cách xóa bỏ khác biệt pháp lý mang tính phân biệt đối xử giữa các ngân hàng có quốc tịch khác nhau. Tất cả những yếu tố trên sẽ tác động không nhỏ tới lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam, đặc biệt là chính sách pháp lý.
Hiện nay, đối với mức độ sở hữu nƣớc ngoài tại các ngân hàng trong nƣớc, Nghị định 60/2015/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định: Room của công ty chứng khoán sẽ đƣợc nới hết cỡ 100% thay vì 49% nhƣ trƣớc. Đối với các ngân hàng, tỷ lệ này tối đa là 30%.
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm, mức 30% là phù hợp với cam kết
mở rộng thị trƣờng của Việt Nam. Tuy nhiên, nới room cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là xu hƣớng không tránh khỏi trong tƣơng lai gần.
Với AEC, theo cam kết về tự do hóa dịch vụ, các nƣớc sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ và nhà đầu tƣ trong khối có thể tham gia tới mức 70% vốn tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của từng nƣớc thành viên. Có thể nói, AEC là bƣớc tiến đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính so với cam kết gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã nêu lên đƣợc các cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng qua việc điểm lại một số luận văn, nghiên cứu đã từng đề cập về đề tài này, tìm ra những kết quả và hạn chế trong nghiên cứu của các luận văn này, từ đó làm cơ sở để tác giả có những đóng góp thiết thực hơn với hoàn cảnh nghiên cứu, và khắc phục đƣợc những thiếu sót của các luận văn trƣớc đó.
Ngoài ra, Chƣơng 1 đã khái quát đƣợc lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM thông qua các mô hình, đồng thời đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.
Bên cạnh đó, Chƣơng 1 cũng chỉ ra đƣợc những tác động của xu hƣớng hội nhập quốc tế tới năng lực cạnh tranh, từ đó thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong giai đoạn này.
Những cơ sở lý luận này là tiền đề để tìm ra phƣơng pháp nghiên cứu trong Chƣơng 2, sau đó là đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn INDOVINA trong Chƣơng 3, cuối cùng đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng này trong Chƣơng 4.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận 2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận
2.1.1. Quy nạp và diễn dịch
Phƣơng pháp quy nạp là phƣơng pháp đƣa ra kết luận từ một hoặc nhiều minh chứng cụ thể, kết luận này đƣợc giải thích từ các thực tế và các thực tế ủng hộ các kết luận này. Khi quan sát một số các trƣờng hợp cụ thể, ta có thể đƣa ra một nhận định tổng quát về toàn bộ các trƣờng hợp đó. Cách thức đi từ trƣờng hợp cụ thể đến lý thuyết tổng quát chính là chiều hƣớng của logic quy nạp. Từ việc phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về NHTM và năng lực cạnh tranh của NHTM và 5 nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM (chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính, chỉ tiêu đánh giá năng lực kinh doanh, chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ ngân hàng, chỉ tiêu đánh giá năng lực tổ chức quản lý và điều hành) luận văn sẽ tổng quát đƣợc năng lực cạnh tranh của NHTM nói chung và các ngân hàng liên doanh nói riêng. Cụ thể hơn, luận văn sẽ áp dụng đƣợc những chỉ tiêu đã đƣa ra để phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng INDOVINA và đƣa ra những nhận định, đánh giá về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng này.
Song song với các tiếp cận quy nạp, luận văn còn kết hợp phƣơng pháp diễn dịch, đi từ cái tổng quát đến cụ thể. Từ lý thuyết năng lực cạnh tranh, các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh, luận văn có thể suy ra đƣợc một cách logic những thuận lợi và khó khăn cũng nhƣ cơ hội và thách thức của Ngân hàng TNHH INDOVINA. Từ đó, đi đến kết luận và đƣợc thể hiện qua các minh chứng cụ thể sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 3. Qua việc đánh giá năng lực cạnh tranh và thực tiễn tại Ngân hàng TNHH INDOVINA, tác giả có thể đƣa ra những nhận định cụ thể về thực trạng tại Ngân hàng bằng sự diễn giải các số liệu cụ thể trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Định lƣợng và định tính
Trong quá trình phân tích, luận văn phải sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp định lƣợng và định tính để mô tả, phân tích các luận điểm và nội dung nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Đối với nghiên cứu định tính thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ để tiếp cận nhằm tìm cách diễn giải những đặc điểm của đối tƣợng từ quan điểm của tác giả. Còn với nghiên cứu định lƣợng thì phƣơng pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan cao nên phƣơng pháp định lƣợng có độ trung thực cao.
Đề tài đề cập đến việc đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng liên doanh, cụ thể là đối với Ngân hàng TNHH INDOVINA, vì vậy tác giả sử dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp định lƣợng và định tính. Tác giả tiến hành chọn lựa và thu thập các dữ liệu định tính và định lƣợng để lập bảng câu hỏi. Các phƣơng pháp thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau đem lại những kết quả khác nhau. Vì vậy phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu để có thể kết