1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.2. Các mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
1.2.2.1. Mô hình SWOT
Phân tích SWOT là một trong những kỹ năng hữu ích nhất trong việc xác
định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm ra đƣợc Cơ hội và Nguy cơ. Sử dụng trong ngữ cảnh kinh doanh, mô hình này giúp cho ngân hàng hoạch định đƣợc thị trƣờng một cách vững chắc. Đây là mô hình phân tích đƣợc những điểm yếu của ngân hàng trong kinh doanh, từ đó có thể tìm phƣơng pháp quản lý và xóa bỏ các rủi ro. Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa ngân hàng và đối thủ cạnh tranh, các nhà lãnh đạo có thể phác thảo nên những chiến lƣợc mà giúp ngân hàng phân biệt đƣợc vị trí hoạt động với đối thủ cạnh tranh khác, nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trƣờng.
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities
từ (Cơ
tiếng hội) và Threats (Nguy cơ) - là mô hình phân tích nổi tiếng trong doanh nghiệp
Bảng 1.1: Phân tích SWOT
Môi trƣờng bên Cơ hội (O) Nguy cơ (T)
ngoài Liệt kê những cơ hội chủ Liệt kê những nguy cơ
yếu chủ yếu
Môi trƣờng Bên trong
Điểm mạnh (S) SO. Các chiến lƣợc khai ST. Các chiến lƣợc khai
Liệt kê các điểm mạnh thác điểm mạnh để tận thác điểm mạnh để hạn
chủ yếu dụng cơ hội chế các mối đe dọa
Điểm yếu (W) WO. Các chiến lƣợc khắc WT. Các chiến lƣợc khắc
Liệt kê các điểm yếu chủ phục điểm yếu để tận phục điểm yếu và giảm
yếu dụng cơ hội bớt các nguy cơ
Bảng 1.1 nêu trên cho chúng ta thấy:
- Điểm mạnh (Strengths)
Điểm mạnh của một ngân hàng là các nguồn lực hoặc khả năng mà ngân hàng có thể sử dụng làm cơ sở cho việc phát triển các lợi thế cạnh tranh. Các điểm mạnh có thể biểu hiện thông qua những việc mà ngân hàng đó làm tốt hoặc những việc mà các ngân hàng khác không làm tốt bằng. Những điểm mạnh đó có thể là: Nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại, thị phần chi phối, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao v.v…
- Điểm yếu (Weaknesses)
Những điểm yếu của các ngân hàng có thể là: sự thiếu vắng những chuyên gia công nghệ thông tin giỏi, thiếu các kênh phân phối trọng yếu, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng thấp,… Trong một số trƣờng hợp nhất định, điểm yếu của ngân hàng cũng xuất phát từ chính một mặt mạnh nào đó, nhƣ: Quy mô hoạt động lớn là điểm mạnh của một ngân hàng nhƣng điều đó lại có thể cản trở ngân hàng phản ứng một cách nhanh nhạy đối với những thay đổi của môi trƣờng.
Trong môi trƣờng kinh doanh năng động ngày nay luôn tạo ra những cơ hội cho hoạt động của các ngân hàng. Chẳng hạn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng công nghệ cao vẫn chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ, sự ra đời một công nghệ mới hay sự nới lỏng các quy định pháp luật v.v…Nhiệm vụ của các ngân hàng là phải nhanh chóng phân tích, xác định mọi cơ hội tiềm ẩn cho mình và khai thác những cơ hội đó nhằm tạo đà tăng trƣởng cho chính ngân hàng của mình.
- Nguy cơ (Threats)
Bên cạnh các cơ hội thì luôn tiềm ẩn những mối đe dọa, những nguy cơ mà các ngân hàng phải đƣơng đầu trong quá trình kinh doanh. Những mối đe dọa có thể phát sinh từ bên trong ngân hàng, nhƣ: Cán bộ nhân viên có thể rời bỏ ngân hàng, đạo đức của nhân viên ngân hàng bị suy giảm,… hoặc có thể phát sinh từ môi trƣờng bên ngoài, nhƣ: Sự gia nhập thị trƣờng của những ngân hàng trong tƣơng lai, các quy định mới ban hành, sự xuất hiện và phát triển những các sản phẩm thay thế…
Sau khi liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ có thể ảnh hƣởng tới hoạt động cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của những NHTM, bƣớc tiếp theo là sử dụng ma trận SWOT (Bảng 1.1) để phân tích và xác định các chiến lƣợc cạnh tranh cho ngân hàng:
- Kết hợp những điểm mạnh của ngân hàng với cơ hội từ môi trƣờng bên ngoài thành các chiến lƣợc khai thác điểm mạnh để tận dụng cơ hội kinh doanh (SO);
- Kết hợp những điểm yếu của ngân hàng với cơ hội từ môi trƣờng bên ngoài thành chiến lƣợc khắc phục điểm yếu, để tận dụng cơ hội kinh doanh (WO);
- Kết hợp những điểm mạnh của doanh nghiệp với mối đe dọa từ môi trƣờng bên ngoài thành những chiến lƣợc khai thác điểm mạnh, hạn chế những mối đe dọa (ST);
- Kết hợp các điểm yếu trong ngân hàng với những mối đe dọa từ môi trƣờng bên ngoài thành các chiến lƣợc tối thiểu hóa điểm yếu, để hạn chế nguy cơ (WT)
1.2.2.2. Mô hình PESTEL
Phân tích PESTEL là một phƣơng thức đơn giản nhƣng rất quan trọng và
tình hình tại khu vực mà NHTM đang hoạt động kinh doanh. Hay nói cách khác, mô hình PESTEL là mô hình nghiên cứu tác động của các yếu tố trong môi trƣờng vĩ mô tới NHTM. Các yếu tố đó là:
- Political (Thể chế) - Technological (Công nghệ) - Economics (Kinh tế) - Enviroment (Môi trƣờng) - Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội) - Legal (Luật pháp)
Phân tích PESTEL một cách hiệu quả sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM phù hợp với sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế. Bằng cách tận dụng sự thay đổi sẽ tìm ra những phƣơng án giải quyết phù hợp. Ứng dụng phân tích PESTEL hiệu quả còn giúp nhà quản trị ngân hàng tránh đƣợc những quyết định sai lầm ngay từ ban đầu với lý do ngoài tầm kiểm soát.
Đây là sáu yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài NHTM và ngành. Từ đó, mỗi NHTM dựa trên các tác động sẽ đƣa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
Các yếu tố Thể chế chính trị
Đây là yếu tố có tầm ảnh hƣởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế chính trị có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các NHTM sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế chính trị tại khu vực đó.
+ Sự bình ổn: Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngƣợc lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
+ Chính sách thuế + Các đạo luật liên quan
+ Chính sách: Các chính sách của Chính phủ hay NHNN sẽ đều ảnh hƣởng tới NHTM, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với NHTM. Nhƣ các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách điều chỉnh lãi suất v.v…
Các yếu tố Kinh tế
Các NHTM cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của Chính phủ tới nền kinh tế.
+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, NHTM sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.
+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, + Các chính sách kinh tế của Chính phủ
+Triển vọng kinh tế trong tƣơng lai: Tốc độ tăng trƣởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tƣ v.v…
Các yếu tố văn hóa-xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trƣng, và những yếu tố này là đặc điểm của ngƣời tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế, các yếu tố văn hóa thông thƣờng đƣợc bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các NHTM quan tâm khi nghiên cứu thị trƣờng, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập v.v… khác nhau:
+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
+ Lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống + Điều kiện sống
Yếu tố công nghệ
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới đƣợc ra đời và đƣợc tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con ngƣời làm việc hoàn toàn độc lập v.v…Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý, phƣơng tiện truyền tải.
+ Đầu tƣ của Chính phủ vào công tác R&D: Việc kết hợp giữa các NHTM và Chính phủ nhằm nghiên cứu đƣa ra các chính sách mới sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.
+ Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu,…
+ Ảnh hƣởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trƣờng, các NHTM phải đƣa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành. Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này tạo nên rất nhiều cơ hội cho các NHTM của các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.
+ Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các NHTM phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công lao động của khu vực và của thế giới
+ Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thƣơng mại sẽ dần dần đƣợc gỡ bỏ, các NHTM có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các NHTM lúc này không chỉ là thị trƣờng nội địa nơi NHTM có trụ sở kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới.
Các yếu tố về môi trƣờng
Môi trƣờng là một nhân tố quan trọng nhất trong sự phát triển bền vững của chúng ta. Hầu hết tất cả mọi ngƣời đều nhận thức đƣợc điều này. Bởi vậy sản phẩm của NHTM có thân thiện với môi trƣờng hay không cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua của khách hàng, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Yếu tố luật pháp
Tất cả chúng ta đều phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, đó là ý chí chung để xây dựng một thế giới ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. Mỗi đất nƣớc đều có bộ luật kinh doanh và cả thế giới cũng có những luật chung. Sự phát triển lâu dài của mỗi NHTM phụ thuộc vào sự chấp hành pháp luật của ngân hàng đó, nếu ngân hàng làm những điều mà pháp luật cấm cũng là tự đào thải mình ra khỏi thƣơng trƣờng.
Tất cả 6 yếu tố trên đều liên quan với nhau, ràng buộc nhau nên ngân hàng chịu ảnh hƣởng của một yếu tố cũng là chịu ảnh hƣởng của cả 6 yếu tố.
Mô hình P.E.S.T.E.L hiện nay đã đƣợc mở rộng thành các ma trận PESTLIED: - Political – Thể chế - Economics – Kinh tế - Sociocultrural – Xã hội - Techonogical – Công nghệ STEEPLE:
- Socical - Nhân khẩu học - Techonogical – Công nghệ - Economics – Kinh tế - Envirnomental – Môi trƣờng SLEPT: - Legal – Luật pháp - International – Quốc tế - Envirnomental – Môi trƣờng - Demographic - Nhân khẩu học
- Political – Thể chế - Legal – Luật pháp - Ethical- Đạo đức - Sociocultrural – Xã hội - Legal – Luật pháp - Economics – Kinh tế - Political – Thể chế - Techonogical – Công nghệ
Những mô hình này ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chuẩn mực quan trọng khi nghiên cứu môi trƣờng bên ngoài NHTM.
1.2.2.3. Mô hình 5 năng lực cạnh tranh của Michael Porter
Michael Porter (1947) – là một nhà quản trị chiến lƣợc nổi tiếng của Trƣờng Đại học Harvard, Mỹ. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter đƣợc xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung phân tích các tác động đối với một ngành kinh doanh bất kỳ đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhà hoạch chiến lƣợc. Trong cuốn sách “Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors”, ông đã đƣa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh.
Bảng 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Dựa vào Bảng 1.2 nêu trên, chúng ta có thể thấy đƣợc 5 áp lực cạnh tranh đối với một NHTM cụ thể là:
Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Các NHTM đang hoạt động kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại ngành. Trong ngành ngân hàng các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trƣởng, số lƣợng đối thủ cạnh tranh…
Các rào cản rút lui (Exit Barries): Giống nhƣ các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của NHTM trở nên khó khăn:
Rào cản về công nghệ, vốn đầu tƣ Ràng buộc với ngƣời lao động
Ràng buộc với Chính phủ, các tổ chức liên quan Các ràng buộc chiến lƣợc, kế hoạch.
Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hƣởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của NHTM. Khách hàng đƣợc phân làm 2 nhóm:
Khách hàng lẻ và Nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với NHTM về lãi suất, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là ngƣời điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định sử dụng, lựa chọn NHTM phù hợp.
Tƣơng tự nhƣ áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành
Quy mô
Tầm quan trọng
Chi phí chuyển đổi khách hàng Thông tin khách hàng
Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của mỗi NHTM.
Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Số lƣợng và quy mô nhà cung cấp: Số lƣợng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với NHTM. Nếu trên thị trƣờng chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hƣởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thƣơng mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hƣởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho NHTM.
Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Theo Michael Porter, đối thủ tiềm ẩn là các NHTM hiện chƣa có mặt trong ngành nhƣng có thể ảnh hƣởng tới ngành trong tƣơng lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ tỉ