CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
2.4. Tiến hành khảo sát
Mục đích khảo sát:
- Xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố khảo sát tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng
- Tham khảo ý kiến đánh giá các yếu tố khảo sát tại các ngân hàng thƣơng mại: Techcombank, MBbank, Indovinabank, Shinhanbank và SHB
- Phƣơng pháp tiến hành lấy ý kiến đánh giá: Gửi trực tiếp, Fax và Email - Đối tƣợng lấy ý kiến đánh giá: Giám đốc, Phó giám đốc, các Trƣởng phòng
giao dịch, các kiểm soát viên thuộc một số phòng ban trong Ngân hàng Tiến hành khảo sát:
100 Bảng câu hỏi nghiên cứu đƣợc gửi tới các Ngân hàng Techcombank, MBbank, Indovinabank, Shinhanbank và SHB, kết quả thu lại là 79 bảng câu hỏi (tỷ lệ hồi đáp là 79%). Nội dung Phiếu khảo sát và kết quả thu đƣợc sẽ đƣợc trình bày ở phần Phụ lục.
Kết quả khảo sát:
Sau khi có kết quả tổng hợp từ các phiếu khảo sát, tác giả sẽ đƣa ra một số nhận định về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong phần phân tích về thực trạng ngân
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã đƣa ra những phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện trong quá trình nghiên cứu và thiết kế luận văn. Đó là phƣơng pháp luận và cách tiếp cận cũng nhƣ các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. Tác giả đã sử dụng các tiếp cận quy nạp và diễn dịch, thông qua các phƣơng pháp định lƣợng và định tính để thu thập và xử lý các số liệu trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng INDOVINA. Từ đó tạo cơ sở cho việc đƣa ra những đánh giá một cách dễ dàng và chính xác, giúp tác giả có đầy đủ thông tin trong việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng INDOVINA một cách khách quan trong Chƣơng 3, từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong Chƣơng 4.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TNHH INDOVINAnh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng NHTM trong nƣớc
3.1.1. Khái quát về Ngân hàng TNHH INDOVINA
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn INDOVINA (INDOVINABANK Ltd. - INDOVINA), là ngân hàng liên doanh đầu tiên của Việt Nam, đƣợc thành lập vào ngày 21 tháng 11 năm 1990 theo Giấy phép của Ủy ban Nhà nƣớc về hợp tác và đầu tƣ số 135/GP, sau đƣợc thay bằng Giấy phép số 08-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 29 tháng 10 năm 1992.
Các bên liên doanh của INDOVINA hiện nay là Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Cathay United (Cathay United Bank – CUB) của Đài Loan. Đến cuối năm 2013, vốn điều lệ của INDOVINA là 193 triệu USD, trong đó Vietinbank và Cathay United Bank mỗi bên góp 96,5 triệu USD.
NGÂN HÀNG CATHAY UNITED (CUB)
Ngân hàng Cathay United có trụ sở chính tại Đài Bắc, Đài Loan, là thành viên hoàn toàn trực thuộc tập đoàn Tài Chính Cathay, tập đoàn tài chính lớn nhất Đài Loan với tổng tài sản là 202,90 tỷ USD và tổng vốn chủ sở hữu là 9,52 tỷ USD (tính đến ngày 31/12/2013). CUB là một trong những ngân hàng tƣ nhân lớn nhất ở Đài Loan. Tính đến cuối năm 2014, tổng tài sản là 203 tỷ USD và tổng vốn chủ sở hữu là 9,5 tỷ USD. CUB hiện có 165 chi nhánh nội địa, 11 văn phòng hải ngoại và 125 phòng giao dịch nằm trong các trung tâm chứng khoán chiếm thị phần lớn nhất tại Đài Loan. CUB có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thanh toán cho các công ty chứng khoán. Trong năm 2013 CUB đƣợc các tổ chức đánh giá tín nhiệm trong nƣớc và quốc tế xếp hạng tín dụng ở mức khá cao nhƣ hạng “AA+” bởi Taiwan Rating Corp., hạng “A-“ bởi Standard & Poor’s và hạng “A2” bởi Moody’s.
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đƣợc thành lập năm 1988, là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam. Đến cuối năm 2015, Vietinbank có tổng tài sản đạt 779.000 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2015, Vietinbank có Có hệ thống mạng lƣới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm, có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thƣơng, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty Vietin Aviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trƣờng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…
Là một ngân hàng liên doanh, Ngân hàng TNHH INDOVINA đƣợc sự hỗ trợ tích cực và thƣờng xuyên của hai cổ đông có uy tín là Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam và Ngân hàng Cathay United Đài Loan. Với bề dày 26 năm xây dựng và phát triển, đƣợc sự hỗ trợ tích cực từ hai cổ đông lớn, Ngân hàng INDOVINA đã và đang trở thành một trong những đầu mối tài chính vững chắc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ và kinh doanh tại Việt Nam. Hoạt động với phƣơng châm an toàn, hiệu quả, luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng. Trong những năm qua, ngân hàng INDOVINA luôn là ngƣời bạn đồng hành tin cậy của khách hàng và uy tín của Ngân hàng ngày càng đƣợc củng cố và phát triển.
Ngân hàng INDOVINA đƣợc phép thực hiện các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo quy định của luật các TCTD, pháp lệnh ngoại hối và các quy định có liên quan về hoạt động của NHTM. Các hoạt động nghiệp vụ chính bao gồm:
- Huy động vốn: Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ và các hình thức huy động khác theo đúng quy định của NHNN Việt Nam và của INDOVINA.
- Hoạt động tín dụng: Cho vay ngoại tệ và tiền Việt Nam dƣới các hình thức ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu giấy tờ có giá; Phát hành bảo lãnh ngân hàng; Cấp tín dụng dƣới các hình thức khác theo quy định của NHNN.
- Thanh toán quốc tế: thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế về tín dụng chứng từ, nhờ thu và chuyển tiền theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN.
- Kinh doanh ngoại hối: thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ đối với khách hàng.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nƣớc; Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán; Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc và quốc tế; Dịch vụ thu hộ và chi hộ; Dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng; Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nƣớc;…
- Các hoạt động khác đƣợc NHNN cho phép.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và hệ thống chi nhánh
Là một ngân hàng liên doanh với nƣớc ngoài, INDOVINA chủ trƣơng xây dựng một bộ máy tổ chức gọn nhẹ mà hiệu quả. INDOVINA rất chú trọng đến vấn đề con ngƣời, coi đó là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ nhân viên thƣờng xuyên đƣợc tạo điều kiện nâng cao trình độ, kinh nghiệm và kiến thức thông qua các khoá đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc.
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TNHH INDOVINA
INDOVINA có một nguồn nhân lực đa dạng đầy kinh nghiệm quốc tế và nội địa. Cùng với tiếng Anh và tiếng Việt, đội ngũ nhân viên INDOVINA còn sử dụng tốt tiếng Hoa. Cán bộ nhân viên ngƣời Việt Nam đƣợc đào tạo tốt và quen thuộc với các khái niệm thiết yếu về ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế để có thể cung cấp dịch vụ với tiêu chuẩn cao cho khách hàng.
Ban Điều Hành của INDOVINA có bề dày kinh nghiệm về các nguyên tắc kế toán quốc tế, quản trị ngân hàng, các nghiệp vụ ngân hàng, tài trợ thƣơng mại quốc tế và hối đoái. Hỗ trợ cho Ban Điều Hành là các Giám Đốc và cán bộ, chuyên viên với nhiều kinh nghiệm về tài trợ dự án, tài trợ thƣơng mại và cung ứng dịch vụ cho mọi đối tƣợng khách hàng.
Ngoài trụ sở chính đóng tại TP. Hồ Chí Minh, cho đến nay Ngân hàng TNHH INDOVINA đã mở rộng mạng lƣới hoạt động trên toàn quốc với 13 chi nhánh và 20 phòng giao dịch, tập trung tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dƣơng, Đồng Nai và Hội An.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TNHH INDOVINA
3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn là tiền gửi của khách hàng - nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhờ có môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc khách hàng đúng đắn, quy mô nguồn tiền gửi của Ngân hàng INDOVINA tăng dần qua các năm. Trong 4 năm đánh giá từ 2012-2015, tổng lƣợng tiền gửi huy động ngày một tăng cao, chiếm tới hơn 90% tổng vốn huy động. Ngân hàng đã thu hút đƣợc khối lƣợng vốn nhàn rỗi khá lớn trong dân cƣ và doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn cả nƣớc nói chung, cũng nhƣ các địa phƣơng nói riêng, từ đó chủ động đầu tƣ mở rộng tín dụng, mở rộng thị trƣờng đến tất cả các thành phần kinh tế không phân biệt kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh, miễn sao đồng vốn đó phát huy tác dụng.
100% 119,903,150 69,663,504 71,554,740 90% 271,627,652 226,969,143 27,636,235 80% 6,958,834 25,786,437 70% 60% Vay từ các TCTD khác 50% 751,214,842 866,200,296 Tiền gửi từ các TCTD kh 40% Tiền gửi của khách hàn 586,707,208 593,515,331 30% 20% 10% 0% 2012 2013 2014 2015
Hình 3.2: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng INDOVINA
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng INDOVINA năm 2012-2015)
Huy động tiền gửi dân cƣ và các doanh nghiệp: thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, với các sản phẩm dịch vụ đa dạng thu hút khách hàng tới gửi tiền tại ngân hàng nhƣ: tiền gửi thanh toán bằng VNĐ, bằng ngoại tệ; tiền gửi có kì hạn bằng VNĐ, bằng ngoại tệ; tài khoản tiền gửi chuyên dùng cho kinh doanh chứng khoán… Lƣợng tiền gửi huy động từ khách hàng tăng dần từ năm 2012 tới 2015, ban đầu chỉ chiếm khoảng 60% tổng vốn huy động, đến năm 2015, tỷ lệ này đã lên tới 80%. Trong 4 năm đánh giá, Ngân hàng đã đƣa ra nhiều biện pháp để huy động và khai thác nguồn vốn tại địa bàn một cách tối đa và hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ việc vay tiền từ các TCTD khác – đi vay để cho vay lại có chiều hƣớng giảm, nếu nhƣ năm 2012, tổng nguồn vốn huy động từ tiền vay là 271.627.152 USD thì đến năm 2015 chỉ còn 69.663.504 USD, giảm hơn 200 triệu USD. Việc giảm thiểu chiếm dụng vốn từ các TCTD khác cho thấy Ngân hàng INDOVINA đã tự chủ hơn trong nguồn vốn huy động của mình, tăng tỷ lệ vốn tự có và giảm thiếu vốn vay ngoài.
Sau hơn 26 năm hoạt động, Ngân hàng INDOVINA đã từng bƣớc khẳng định đƣợc vai trò và vị trí của mình trong mối tƣơng quan với các ngân hàng liên doanh khác, luôn đạt danh hiệu là một trong những ngân hàng hoạt động có hiệu quả và an toàn trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam.
Tuy nhiên, thị phần huy động vốn của Ngân hàng INDOVINA nói riêng, cũng nhƣ nhóm ngân hàng liên doanh nói chung vẫn còn khá nhỏ bé. Theo báo cáo của NHNN, về tốc độ tăng thị phần, mặc dù vốn điều lệ/vốn đƣợc cấp có xu hƣớng tăng khá nhanh từ mức 13% lên đến 19,1% (chƣa kể gần 5% vốn góp, mua cổ phần của khối ngân hàng nƣớc ngoài tại các NHTM cổ phần Việt Nam). Tuy nhiên, thị phần tổng tài sản và huy động vốn của khối ngân hàng liên doanh chỉ tăng nhẹ (thị phần tổng tài sản tăng từ 10,4% năm 2012 lên 10,67% năm 2015, thị phần huy động vốn tăng từ 7,9% năm 2012 lên 8,19% năm 2015).
3.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Trong các hoạt động của NHTM, hoạt động tín dụng là khoản mục chủ yếu trong danh mục tài sản của Ngân hàng, đem lại cho Ngân hàng một khoản thu nhập lớn từ lãi. Khoản mục này liên quan chặt chẽ đến chính sách tín dụng của INDOVINA, đó là chính sách tăng trƣởng tín dụng an toàn và vững chắc, chú trọng đến chất lƣợng tín dụng thay vì chạy theo quy mô. Với chính sách này, trong hơn 26 năm hoạt động, Ngân hàng luôn đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng, công tác thẩm định luôn đƣợc tiến hành cẩn thận, chặt chẽ; chất lƣợng tín dụng cao, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, chỉ khoảng 0,5% và đã đƣợc trích quỹ dự phòng rủi ro 100%. Trƣớc năm 2009, khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (chiếm khoảng 40%), các doanh nghiệp vừa và nhỏ (khoảng 40%) và một số khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng (khoảng 20%) thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, INDOVINA đang mở rộng hoạt động chủ yếu hƣớng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ các khách hàng cá nhân Việt Nam. Cơ cấu ngành nghề các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng INDOVINA cũng ngày một đa dạng, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng, chiếm khoảng 36%, sau
đó là tới các doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ, khoảng 26% và các khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất cũng chiếm tỷ lệ tƣơng đối, khoảng 22 %, còn lại là các khách hàng thuộc lĩnh vực khách sạn, du lịch và các ngành nghề khác. 3% 22% Sản xuất 36% Thương mại và dịch vụ 26% Khách sạn và du lịch 13% Phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng Các ngành khác
Hình 3.3: Cơ cấu ngành nghề khách hàng vay
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng INDOVINA)
Trong phƣơng hƣớng phát triển mới, cùng với những thuận lợi do dịch vụ và uy tín của ngân hàng sẵn có trên thị trƣờng, INDOVINA luôn mở rộng các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ tài chính cho khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng mới.
Cuối năm 2015, Ngân hàng INDOVINA đã tung ra 4 gói tín dụng trị giá hơn 1.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lƣu động hoặc sản xuất kinh doanh. Gói 600 tỷ đồng và 20 triệu USD dành cho các khách hàng đang đƣợc cấp hạn mức tín dụng tại INDOVINA với mức giảm lãi suất từ 0,5% đến 1,5%. Gói 1.000 tỷ đồng, lãi suất 6% tài trợ cho khách hàng doanh nghiệp. Gói 25 triệu USD tài trợ nhập khẩu máy móc thiết bị, linh kiện từ Đài Loan với lãi suất ƣu đãi từ 2% một năm, thời gian vay đến 60 tháng. Gói 40 triệu USD tài
trợ vốn lƣu động cho doanh nghiệp bằng VNĐ lãi suất USD. INDOVINA luôn dành một hạn mức tín dụng đáng kể với vốn vay ƣu đãi giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất, mở rộng thị trƣờng, cùng doanh nghiệp vƣợt qua thách thức, khủng hoảng.
Với ngân hàng INDOVINA, hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với phƣơng châm phát triển bền vững, vấn đề an toàn tín dụng vẫn là yêu cầu quan trọng nhất đối với ngân hàng. Các khoản vay của ngân hàng luôn tuân thủ đúng quy trình tín dụng và có sự giám sát chặt chẽ của bộ phận Tái thẩm định rủi ro cũng nhƣ Tái thẩm định giá. Nhờ vậy, nguồn vốn của ngân hàng không ngừng đƣợc tăng lên, đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và không để xảy ra tình trạng thiếu