Thực trạng về quản lý điều hành của INDOVINA

Một phần của tài liệu luan van (1) (Trang 90 - 92)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TNHH INDOVINA

3.2.3. Thực trạng về quản lý điều hành của INDOVINA

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng INDOVINA cũng giống nhƣ cơ cấu tổ chức của các ngân hàng liên doanh khác, bao gồm

- Hội đồng thành viên - Ban kiểm soát

- Ban điều hành

- Các phòng ban và chi nhánh

Ngân hàng INDOVINA đƣợc thành lập bởi hai bên liên doanh là Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam và Ngân hàng Cathay United của Đài Loan, tỷ lệ góp vốn là 50:50 theo nguyên tắc đồng thuận. Cơ chế quản lý của Ngân hàng INDOVINA cũng nhƣ của hầu hết các ngân hàng liên doanh khác tƣơng đối đơn giản hơn so với các ngân hàng TMCP. Hội đồng thành viên đƣợc hình thành trên cơ sở đề xuất của các bên liên doanh. Các quyết định của Hội đồng thành viên phải đƣợc 2/3 số thành viên đồng ý thì mới đƣợc thông qua.

Ban Điều Hành của Ngân hàng INDOVINA có bề dày kinh nghiệm về các nguyên tắc kế toán quốc tế, quản trị ngân hàng, các nghiệp vụ ngân hàng, tài trợ thƣơng mại quốc tế và hối đoái. Hỗ trợ cho Ban Điều Hành là các Giám Đốc và cán bộ, chuyên viên với nhiều kinh nghiệm về tài trợ dự án, tài trợ thƣơng mại và cung ứng dịch vụ cho mọi đối tƣợng khách hàng. Ban điều hành cũng hoạt động theo nguyên tắc tƣơng tự với Hội đồng thành viên. Nếu bên liên doanh nƣớc ngoài đƣợc đề cử làm Tổng Giám đốc thì vị trí Phó tổng giám đốc thứ nhất sẽ do phía đại diện Việt Nam đảm nhận. Vị trí trong Ban điều hành phía Việt Nam luôn là vị trí quyết định các vấn đề về tín dụng. Với nguyên tắc hoạt động đó thì lợi ích các bên Việt Nam và liên doanh sẽ đƣợc đảm bảo.

Tuy nhiên, cũng chính vì lí do đó, công tác quản lý trở nên cứng nhắc do mọi vấn đề đều phải có sự đồng thuận từ hai phía thành viên, với tiêu chí đảm bảo lợi ích các bên, gây chậm trễ trong việc ra quyết định hoặc có khả năng bị trì hoãn do hai bên không thống nhất đƣợc ý kiến với nhau. Sự thiếu linh hoạt này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng INDOVINA nói riêng cũng nhƣ các ngân hàng liên doanh khác nói chung. Trong một số trƣờng hợp cạnh tranh trực tiếp, khi mà các ngân hàng cần đƣa ra quyết định nhanh chóng, đôi khi là táo bạo để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong hệ thống, thì việc cần có sự thống nhất ý kiến của các bên liên doanh dẫn đến lãng phí thời gian. Đây cũng chính là một yếu điểm lớn của ngân hàng liên doanh so với các ngân hàng TMCP.

Hiện nay, để bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế ngân hàng INDOVINA đã bắt đầu đổi mới công tác quản lý và điều hành bằng cách phân quyền cụ thể cho việc quản lý của từng chi nhánh hoạt động. Mỗi giám đốc phụ trách chi nhánh sẽ có quyền quyết một mức tín dụng nhất định. Với sự đổi mới này, các ngân hàng có thể giải quyết các vấn dề nhanh chóng hơn và đƣa ra các quyết sách kịp thời phù hợp với sự đổi thay của nền kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cần tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tới từng chi nhánh để giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động, đảm bảo sự phát triển theo đúng mục tiêu đã đặt ra.

Ngoài ra, việc thực hiện mô hình quản lí từ trên xuống dƣới tạo ra sự nhất trí trong chính sách, thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch online mọi nơi. Số liệu cập nhật nhanh chóng, chính xác, các chi nhánh có thể sử dụng tài nguyên lẫn nhau. Ngân hàng INDOVINA cũng đã liên tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lí rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực quản lí, đầu tƣ nhƣ: mở các lớp bồi dƣỡng năng lực quản lí, bổ nhiệm cán bộ có trình độ đại học trở lên, có khả năng lãnh đạo tốt vào những vị trí chủ chốt của bộ máy.

Một phần của tài liệu luan van (1) (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w