CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TNHH INDOVINA vận dụng
3.3.4. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
McKinsey- Tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực tƣ vấn chiến lƣợc kinh doanh đã dự báo doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam có thể tăng trƣởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đƣa Việt Nam trở thành một trong những thị trƣờng ngân hàng bán lẻ có tốc độ cao nhất châu Á.
Với sự mở cửa trong ngành ngân hàng hiện nay, một số hoạt động kinh doanh truyền thống của các ngân hàng liên doanh sẽ bị xâm chiếm bởi các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài. Theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thƣơng mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nƣớc ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nƣớc ngoài từ năm 2008. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2011, Việt Nam đã chính thức mở cửa cho tất cả các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động không giới hạn và đƣợc phép kinh doanh tất cả các dịch vụ ngân hàng giống nhƣ các ngân hàng TM khác trong nƣớc. Sự cạnh tranh thị phần của các NHTM Việt Nam trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh truyền thống là các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện trong ngành ngân hàng. Một khi các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trƣờng thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Có thể kể tới nhƣ Hong Leong của Malaysia là ngân hàng nƣớc ngoài đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á đƣợc NHNN Việt Nam cấp giấy phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài với vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng, hay nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng lớn trên thế giới đã xuất hiện tại Việt Nam nhiều năm qua nhƣ Commonwealth Bank (Australia), ING (Hà Lan), Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản), Deutsche Bank (Đức)... Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ đƣợc mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nƣớc ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam, ví dụ nhƣ thƣơng vụ HSBC mua 20% cổ phần tại Techcombank, trở thành ngân hàng nƣớc ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nƣớc v.v... Hiện nay, theo báo cáo của NHNN, tính đến đầu năm 2016, Việt Nam đã có 47 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, có 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 53 văn phòng đại diện và 4 ngân hàng liên doanh. Khi nhìn vào con số các ngân hàng nƣớc ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nƣớc ngoài có vốn cổ phần trong các NHTM nội địa, số ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tƣơng lai. Có thể
nói, trong ngành ngân hàng, các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng rất nhiều và mang tính chất bất ngờ.
Ngoài ra, các thƣơng vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng TMCP đang diễn ra hết sức sôi động. Các ngân hàng đã sáp nhập là theo nhu cầu mở rộng quy mô hoặc theo sự chỉ đạo của NHNN nhằm giải quyết các vấn đề mang tính bắt buộc. Một số ngân hàng nhƣ SouthernBank đã sáp nhập vào Sacombank, tổng tài sản của Sacombank đƣợc nâng lên 290.861 tỷ đồng. MDB sáp nhập vào Maritimebank, ngân hàng sau sáp nhập đƣợc bổ sung nguồn lực với tổng tài sản 111.753 tỷ đồng v.v... Ngân hàng INDOVINA cũng nhƣ nhiều ngân hàng liên doanh khác hiện tại không phải đối mặt với việc thâu tóm hay sáp nhập nhƣ các ngân hàng TMCP. Tuy nhiên, việc sáp nhập của các ngân hàng TMCP tạo nên các đối thủ cạnh tranh với quy mô vốn lớn hơn cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong việc đa dạng sản phẩm và nguồn lực.
Có thể thấy, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm tàng là khá cao và có xu hƣớng mạnh lên trong thời gian tới.