Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 29 - 34)

Phần 2 Tổng quan tàı lıệu

2.4. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.4.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con ngƣời còn hạn chế, ngƣời ta thƣờng quan niệm kết quả và hiệu quả là một. Sau này khi nhận thức của con ngƣời phát triển cao hơn, ngƣời ta thấy rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả.

Theo từ điển ngôn ngữ hiệu quả chính là kết quả nhƣ yêu cầu của việc làm mang lại.

Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con ngƣời chờ đợi hƣớng tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động đƣợc đánh giá bằng số lƣợng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (Nguyễn Từ và Phí Văn Kỷ, 2006).

Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lƣợng vật chất tạo ra do mục đích của con ngƣời, đƣợc biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời mà ngƣời ta phải xem xét kết quả đƣợc tạo ra nhƣ thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra đƣợc kết quả đó là bao nhiêu? Có đƣa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lƣợng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giấ chất lƣợng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả.

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hiện nay của hầu hết các nƣớc trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nhà nông – những ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp (Vũ Thị Phƣơng Thụy, 2000).

Căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trê cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ƣu thế ở từng địa phƣơng, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, là một trong những điều tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hƣớng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững (Đỗ Thị Tám, 2001).

Ngày nay các nhà nghiên cứu cho rằng: việc xác định đúng khái niệm, bản chất của hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trƣờng.

a. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng đƣợc 3 vấn đề (Vũ Thị Phƣơng Thụy, 2000).

- Một là, mọi hoạt động của con ngƣời đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”.

- Hai là, hiệu quả kinh tế phải đƣợc xem xét trên quan điểm của lý luận hệ thống.

- Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lƣợng của hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cƣờng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con ngƣời.

Hiệu quả kinh tế phải đƣợc tính bằng tổng giá trị trong một giai đoạn, phải trên mức bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tƣ phải lớn hơn lãi xuất tiền cho vay vốn ngân hàng. Chất lƣợng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trong, ngoài nƣớc, hệ thống phải giảm mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh…

Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đƣợc là phần giá trị thu đƣợc của sản phẩm đầu ra, lƣợng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tƣơng quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tƣơng đối cũng nhƣ xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lƣợng đó.

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối

lƣợng của cải vật chất nhiều nhất với lƣợng đầu tƣ chi phí về vật chất và lao động tiết kiệm nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội (Vũ Thị Phƣơng Thụy, 2000).

b. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra (Nguyễn Thị Vòng, 2001). Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất.

Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải thu hút đƣợc nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phƣơng đƣợc phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hóa của địa phƣơng thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngƣợc lại sẽ không đƣợc ngƣời dân ủng hộ.

Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu đƣợc xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.

c. Hiệu quả về môi trường

Hiệu quả môi trƣờng đƣợc thể hiện ở chỗ: loại sử dụng đất phải bảo vệ đƣợc độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Độ che phủ đất tối thiểu phải đạt ngƣỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Nguyễn Văn Bộ và Bùi Huy Hiền, 2001).

Trong thực tế tác động của môi trƣờng diễn ra phức tạp và theo chiều hƣớng khác nhau. Cây trồng đƣợc phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dƣới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con ngƣời hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hƣởng rất khác nhau đến môi trƣờng.

Hiệu quả môi trƣờng đƣợc phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hóa học môi trƣờng, hiệu quả vật lý môi trƣờng và hiệu quả sinh học môi trƣờng (Đỗ Nguyên Hải, 1999).

giá thông qua mức độ hóa học hóa trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao mà không gây ô nhiễm môi trƣờng đất.

Hiệu quả vật lý môi trƣờng đƣợc thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, nƣớc mƣa của các kiểu sử dụng đất để đạt sản lƣợng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.

2.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. + Nhu cầu của địa phƣơng về phát triển hoặc thay đổi loại sử dụng đất nông nghiệp.

- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: + Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. + Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn (Vũ Khắc Hòa, 1996).

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nƣớc ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hƣớng tới xuất khẩu (Vũ Thị Phƣơng Thụy, 2000).

+ Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học (Vũ Thị Phƣơng Thụy, 2000) và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

+ Giá trị sản xuất (GTSX): Toàn bộ giá trị vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong quá trình sản xuất, thƣờng tính cho 1 năm, đƣợc quy ra bằng tiền mặt, tính theo sản lƣợng thu đƣợc của LUT, so với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra.

+ Chi phí trung gian (CPTG): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất, bao gồm chi phí vật chất + các chi phí dịch vụ khác (mua hoặc thuê ngoài).

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là phần thu nhập thuần tuý bao gồm cả công lao động gia đình tham gia sản xuất.

TNHH = GTSX – CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): đây là chỉ tiêu tƣơng đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tƣ lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của ngƣời lao động.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Cụ thể:

+ Mức thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. + Khả năng tiêu thụ sản phẩm

+ Mức sống của ngƣời lao động: tổng thu nhập, lãi thuần, giá trị ngày công lao động.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trƣờng

Hiệu quả môi trƣờng đƣợc phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hóa học môi trƣờng, hiệu quả vật lý môi trƣờng và hiệu quả sinh học môi trƣờng (Đỗ Nguyên Hải, 1999).

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hóa học môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua mức độ hóa học hóa trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao mà không gây ô nhiễm môi trƣờng đất.

Hiệu quả vật lý môi trƣờng đƣợc thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, nƣớc mƣa của các kiểu sử dụng đất để đạt sản lƣợng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trƣờng của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lƣợng, đòi hỏi phải đƣợc nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài.

Hiệu quả môi trƣờng có thể phân tích thông qua các chỉ tiêu sau: + Khả năng duy trì, cải tạo và cải thiện độ phì nhiêu đất

2.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)