Phần 2 Tổng quan tàı lıệu
2.5.2. Các nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam
Đất nông nghiệp ở Việt Nam chƣa đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, thực tế đó đƣợc thể hiện qua những khía cạnh sau:
Việc đầu tƣ và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chƣa cao. Thể hiện ở tỷ lệ đất thủy lợi hóa, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vƣợt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa 4 tấn/ha, ngô 5,5 tấn/ha và cà phê đạt 7 tạ nhân/ha còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/ha. Đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tƣơng đƣơng với diện tích này là diện tích đất chƣa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác đƣợc diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp. (Nguyễn Đình Bồng, 2005).
Mặt khác, chất lƣợng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đƣa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phƣơng chƣa cao. Những con số dự báo chƣa đƣợc tính toán khoa học, chƣa sát với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trƣờng bất động sản. Thực tế này dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thƣờng phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Hơn nữa trách nghiệm của từng cấp quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa đƣợc xác định rõ.
Đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng đối với một nƣớc có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp nhƣ Việt Nam. Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nƣớc, trong khi ở địa phƣơng vẫn còn các loại đất khác. Nhiều “bờ xôi, ruộng mật” đã bị các khu công nghiệp chiếm mất. Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó đất các khu công nghiệp chỉ lấp đầy 46% gây lãng phí và nhiều bức xúc trong nhân dân.
Ở ngoại ô các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với đất nông nghiệp.
Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa vƣợt 10,87% và đất ở vƣợt 2%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%. (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2010).
Bên cạnh đó, việc phát triển các khu đô thị mới ở một số thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẽ giữa các khu đô thị bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn nhƣ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Luật đất đai quy định mỗi xã chỉ để lại không quá 5% đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê cho thấy hiện vẫn còn 21 tỉnh, thành phố để lại quỹ đất này quá tỷ lệ cho phép. (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2010)
Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị nhiều nơi còn dàn trải, có không ít địa phƣơng tỷ lệ lấp đầy còn dƣới 60% song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khai thác mà quỹ đất phần lớn lại là lấy từ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất ở nhiều lĩnh vực hiện nay chƣa hợp lý. Bằng chứng về cơ cấu đất ở nông thôn: đất dành cho giao thông nông thôn và đất dành cho các công trình công cộng còn thiếu, nhất là các tỉnh Trung du - miền núi phía Bắc. Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo,... chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, vị trí quy hoạch chƣa hợp lý
trong khi vẫn còn nhiều diện tích đất và đất nông nghiệp bỏ hoang (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2010).
Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam. Trong những năm qua các nhà khoa học nƣớc ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế nhiều công trình nghiên cứu cấp quốc gia đã đƣợc tiến hành, việc nghiên cứu và ứng dụng đƣợc tập trung và ngày càng phát huy hiệu quả các vấn đề nhƣ: lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Năm 1960, GS. Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đƣa ra cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng.
Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng do GS. VS Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng đồng bằng Sông Cửu Long do GS. VS Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đƣa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hƣớng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chƣơng trình đồng trũng (1985 - 1987) do Ủy ban kế hoạch Nhà nƣớc chủ trì. Chƣơng trình bản đồ canh tác (1988 - 1990) do Ủy ban khoa học Nhà nƣớc chủ trì đã đƣa ra những quy trình hƣớng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng Sông Hồng góp phần tăng năng suất, sản lƣợng cây trồng ở các vùng sinh thái.
Các đề tài nghiên cứu trong chƣơng trình KN - 01 (1991 - 1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau nhƣ: vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng Sông Cửu Long,... nhằm đánh giá hiệu quả các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó.
Đồng thời, vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lực đất đai, khí hậu, bố trí hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng đƣợc nhiều tác giả đề cập. Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng - 1997 cho thấy, ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ/1 năm đạt hiệu
quả kinh tế cao. Đặc biệt ở vùng ven đô, vùng tƣới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn đã đƣợc bố trí trong các công thức luân canh nhƣ cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp,...
Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp hàng hoá. Huyện Lƣơng Tài trong những năm vừa qua đã hình thành nhiều mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị hàng hoá. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu quả và mức độ sản xuất hàng hoá của các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy toàn huyện có 3 loại hình sử dụng đất (LUT) với 15 kiểu sử dụng đất. Một số mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả và mức độ sản xuất hàng hoá cao nhƣ mô hình chuyên rau, riềng, cà rốt, ... Nhƣ vậy, các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá đóng góp quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị sản xuất và giá trị gia tăng. (Đỗ Văn Nhạ và cs.,2016)
Đề tài nghiên cứu các loại sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã chỉ ra ảnh hƣởng của xói mòn, rửa trôi từ cách canh tác nƣơng rẫy “mở” không có thời gian bỏ hóa trên các sƣờn dốc theo truyền thống canh tác lạc hậu, chọc lỗ bỏ hạt, không bón phân hoặc rất ít sử dụng phân bón là những nguyên nhân làm cho đất đồi núi ngày càng nghèo kiệt về dinh dƣỡng. Cùng với hệ thống canh tác nƣơng rẫy không có quy hoạch và phân vùng đã làm cho diện tích rừng bị tàn phá và diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng, giảm hệ số che phủ. Do vậy, cần thiết phải mở rộng diện tích rừng trồng trên vùng đất trống và xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện đất dốc từng vùng để có thể bảo vệ đất (Đỗ Nguyên Hải và Nguyễn Thị Kim Yến, 2015).
Tác giả Nguyễn Quang Tin (2011) đã nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc nhƣ: kỹ thuật che phủ đất tận dụng các tàn dƣ thực vật, kỹ thuật tạo tiểu bậc thang trên đất dốc, kỹ thuật trồng xen canh cây trồng dể giảm thiểu sự rửa trôi… tại tỉnh Yên Bái. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc dã mở ra một huớng đi mới trong sản xuất nông lâm nghiệp cho một số huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái. Ðây là những kỹ thuật đơn giản, dễ làm, chi phí đầu tƣ ít nhƣng lại mang lại hiệu quả cao, giúp ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất đai đến 80%, tăng độ ẩm đất
từ 20-30% và cải thiện cấu trúc của đất. Hơn nữa, các kỹ thuật này còn mang tính bảo vệ môi truờng sinh thái, tăng năng suất cây trồng lên từ 25-50%, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân vùng cao tỉnh Yên Bái.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Yến (2016) nghiên cứu về: “Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp về cơ sở lý luận, thực tiễn cho sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai trên cơ sở kết hợp giữa mục đích sản xuất nông nghiệp và du lịch nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai đồng thời bảo vệ cảnh quan sinh thái, duy trì truyền thống, văn hóa dân tộc đặc trƣng của vùng đồi núi Tây Bắc, Việt Nam; Kết quả nghiên cứu đã xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu tiềm năng đất đai và định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết đƣợc phần nào những vấn đề đƣợc đạt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay. Có những mô hình cho năng suất cây trồng cao, bảo vệ môi trƣờng nhƣng hiệu quả kinh tế thấp, có mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trƣớc mắt, song chƣa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi còn làm hủy hoại môi trƣờng, phá hủy đất. Vì vậy, cần có các công trình nghiên cứu ở từng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng để đƣa ra các giải pháp thích hợp hƣớng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.