Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất của LUT/kiểu sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 47 - 63)

TT Hiệu quả Ký hiệu Tổng điểm

1 Cao H ≥ 23

2 TB M 15 - 22

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THUẬN CHÂU

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Thuận Châu có diện tích tự nhiên 153.338 ha, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, theo Quốc lộ 6 cách thành phố Sơn La 34 km về phía Tây Bắc và cách huyện lỵ Tuần Giáo - Điện Biên 52 km về phía Đông Nam. Huyện có toạ độ địa lý 21012' - 41' vĩ độ Bắc, 103020' - 103059' kinh độ Đông; ranh giới hành chính đƣợc xác định nhƣ sau:

Phía Đông giáp thành phố Sơn La tỉnh Sơn La.

Phía Tây - Tây Bắc giáp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Phía Nam giáp huyện Sông Mã, Mai Sơn tỉnh Sơn La. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai, Mƣờng La tỉnh Sơn La.

Là một huyện nằm cuối tỉnh Sơn La dọc theo tuyến quốc lộ huyết mạch của vùng Tây Bắc tiếp giáp với thành phố Sơn La và tỉnh Điện Biên nên Thuận Châu có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (trên 80 km đƣờng địa giới tiếp giáp với tỉnh bạn); 85% diện tích tự nhiên thuộc lƣu vực Sông Đà; có tuyến Quốc lộ 6 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi về giao lƣu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với các huyện, các tỉnh bạn.

b. Địa hình

Thuận Châu có địa hình đặc trƣng của các tỉnh miền núi phía Bắc, độ dốc lớn và chia cắt mạnh. Điển hình có các dãy núi chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam có độ cao trung bình 700 - 750 m so với mặt nƣớc biển, dãy núi cao nhất là dãy Côpia có đỉnh cao nhất 1.821 m chia địa hình của Thuận Châu làm hai phần: phần phía Tây thuộc lƣu vực Sông Mã, phía Đông thuộc lƣu vực Sông Đà. Hƣớng dốc của địa hình thấp dần theo hƣớng từ Tây sang Đông, thấp nhất là khu vực ven Sông Đà; xen kẽ những dãy núi là những thung lũng, phiêng bãi, ruộng nƣớc tƣơng đối bằng phẳng có diện tích không lớn.

Nhìn chung địa hình Thuận Châu khá phức tạp, chia cắt mạnh, phần lớn là địa hình cao và dốc, diện tích đất bằng chiếm tỷ lệ nhỏ và phân tán, tạo ra nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất nông lâm nghiệp

khác nhau trên địa bàn huyện.

c. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Địa hình chia cắt mạnh đã tạo cho Thuận Châu có 3 tiểu vùng khí hậu tƣơng đối khác nhau:

+ Vùng phía Nam Quốc lộ 6 (gắn với dãy núi Copia., gồm 11 xã mang đặc trƣng của khí hậu vùng Tây Bắc; mùa đông lạnh, mùa hè rất nóng.

+ Vùng dọc Sông Đà có đặc trƣng khí hậu nóng chịu ảnh hƣởng mạnh của gió Tây khô và nóng.

+ Vùng còn lại (bao gồm các xã dọc quốc lộ 6) chịu ảnh ảnh của hai tiểu vùng khí hậu nói trên.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,40C, mùa hè nhiệt độ trung bình từ 240C - 260C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 160C - 180C. Nhiệt độ tối cao là 30,60C vào tháng 5, nhiệt độ thấp nhất 110C vào tháng 12.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 2.052 giờ/năm. Số giờ nắng trung bình mùa hè từ 6 - 7 giờ/ngày, mùa đông từ 4 - 5 giờ/ngày. Trung bình số ngày nắng/tháng là 26 ngày.

- Mưa: Tổng lƣợng mƣa bình quân 1.371,8 mm/năm với lƣợng mƣa phân bố không đều ở các tháng trong năm. Mùa mƣa kéo dài 5 - 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9), mƣa tập trung vào tháng 6, 7, 8 lƣợng mƣa chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô lƣợng mƣa nhỏ chỉ chiếm 20% tổng lƣợng mƣa cả năm.

- Độ ẩm và lượng bốc hơi: Độ ẩm trung bình năm 80%, độ ẩm và lƣợng

bốc hơi phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm, từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau là thời kỳ khô hạn lƣợng mƣa ít, lƣợng bốc hơi nƣớc cao hơn lƣợng mƣa nhiều lần, độ ẩm của tầng đất mặt rất thấp, gây ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Mùa mƣa lƣợng bốc hơi không đáng kể và độ ẩm tầng đất cao.

- Gió, bão: Hƣớng gió thịnh hành trên địa bàn huyện là gió Đông Nam, ít chịu ảnh hƣởng của bão, gió mùa Đông Bắc nhƣng lại chịu ảnh hƣởng của gió Tây khô nóng (tháng 5) và gió lốc.

tháng 1 gây ảnh hƣởng tới sản xuất nông lâm nghiệp của huyện.

Nhìn chung khí hậu thời tiết của Thuận Châu mang đặc trƣng của miền núi Tây Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: cây công nghiệp, cây lƣơng thực,...và thích hợp cho chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Tuy nhiên yếu tố bất lợi do khí hậu đem lại cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

e. Thuỷ văn

Huyện Thuận Châu thuộc lƣu vực hai con sông lớn là Sông Đà và Sông Mã, có nhiều suối lớn nhƣ: suối Muội, suối Ty, suối Nậm Khiêng,... tạo thành mạng lƣới sông suối khá dày, đây là nguồn nƣớc quan trọng phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, do địa hình cao và chia cắt nên hệ thống sông, suối phân bố không đồng đều, độ dốc lớn, mặt nƣớc thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cƣ nên khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn rất hạn chế, đặc biệt vào mùa khô.

4.1.2. Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Căn cứ vào tính chất thổ nhƣỡng, tài nguyên đất huyện Thuận Châu đã điều tra phân loại thổ nhƣỡng 146.497/153.336 ha (trừ diện tích núi đá, lòng hồ, suối, bãi cát sỏi,…). Kết quả cho thấy huyện với 18 loại đất khác nhau, trong đó có một số loại đất chính sau:

- Đất Feralit có 129.638,5 ha (chiếm 84,4% DTTN): Loại đất này chiếm ƣu thế nhất, bao gồm hầu hết vùng đồi núi. Đất có màu vàng đỏ, đỏ nâu chứa nhiều sắt và nhôm, có phản ứng chua, thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, chè.

- Đất phù sa sông suối có 551 ha (chiếm 0,36% DTTN): phân bố chủ yếu ven các suối nhƣ Suối Muội, Suối Ty, suối Nậm Khiêng,.. rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả.

- Đất rốc tụ có 1.356 ha (chiếm 0,88% DTTN): phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây ngô, cây lúa nƣớc và cây công nghiệp.

- Đất khác có 20.044,5 ha (chiếm 14,35% DTTN): phân bố ở các xã trong huyện.

Nhìn chung đất đai của Thuận Châu phù hợp với nhiều nhóm cây trồng khác nhau, song hiện nay nhiều diện tích đất đã và đang bị suy thoái do thảm thực vật bị tàn phá nặng nề và những tập quán canh tác lạc hậu, quảng canh bóc lột đất. Do vậy cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đƣa ra những mô hình canh tác hợp lý trên đất rốc, trồng rừng phòng hộ để bảo vệ đất sử dụng hiệu quả, lâu dài.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất và đời sống cho nhân dân trong huyện đƣợc khai thác từ hai nguồn sau:

- Nguồn nƣớc mặt: Đây là nguồn nƣớc chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Nguồn nƣớc mặt huyên Thuận Châu khá phong phú với hệ thống sông, suối khá dày nhƣ Sông Đà, Suối Muội, Suối Ty,…Địa hình dốc, chia cắt và độ che phủ của thảm thực vật thấp nên khả năng giữ nƣớc rất hạn chế, do nguồn nƣớc mặt phân bố không đều trên lãnh thổ nên nhiều khu vực cao thiếu nƣớc nghiêm trọng vào mùa khô, ở vùng thấp thƣờng xảy ra lũ ống, ngập úng vào mùa mƣa. Chất lƣợng nguồn nƣớc mặt không đƣợc tốt, đặc biết là sau mỗi đợt mƣa lũ, do vậy cần xử lý trƣớc khi đƣa vào sử dụng cho sinh hoạt.

c. Tài nguyên rừng, thảm thực vật

Theo số liệu thống kê năm 2018 huyện Thuận Châu có 64.579,10 ha đất lâm nghiệp, chiếm 42,12 % diện tích tự nhiên, trong đó: diện tích đất rừng sản xuất 25.369,0 ha, rừng phòng hộ 31.044,25 ha, rừng đặc dụng 8.165,85 ha. Rừng Thận Châu có chủng lợi phong phú với nhiều loại cây gỗ quý hiếm nhƣ: Nghiến, đinh hƣơng,… là tiền đề để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất có giá trị cao.

Những năm qua công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng mới rừng đã đƣợc chính quyền và nhân dân chú trọng và triển khai thực hiện qua các chƣơng trình 661, chƣơng trình KFW7 đã đạt đƣợc những kết quả to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đật đƣợc thì còn tồn tại nạn khai thác rừng trái phép, cháy rừng, phá rừng làm nƣơng, du canh du cƣ trong thời gian qua đã làm cho tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng của huyện nghèo đi, chất lƣợng rừng bị suy giảm. Hiện nay, phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre, nứa và rừng hỗn giao chữ lƣợng thấp. Chỉ có một số ít rừng có trữ lƣợng lớn và chất lƣợng rừng tƣơng đối tốt tập trung chủ yếu ở các xã nhƣ: Co Mạ, Long Hẹ,

Chiềng Bôm,… phân bố chủ yếu ở các vùng địa hình hiểm trở có độ cao trên 1.000 m, độ dốc lớn khả năng khai thác sử dụng rất hạn chế.

4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội và hạ tầng

Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2018 ƣớc đạt 5.795,5 tỷ đồng, tăng 10,61% so với cùng kỳ năm trƣớc; trong đó sản xuất nông lâm nghiệp tăng 6,55%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,07%; thƣơng mại - dịch vụ 15,23%. Cụ thể:

a. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản

Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2018 ƣớc đạt 1.650,1 tỷ đồng, tăng 6,55% so với cùng kỳ năm 2017.

* Về nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh thực hiện chủ trƣơng chuyển đổi cây trồng hàng năm hiệu quả thấp (lúa nƣơng, ngô, sắn) sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm; tăng cƣờng các giải pháp quản lý chất lƣợng giống cây trồng, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Mở rộng và triển khai mới các chuỗi sản xuất tiêu thụ nông sản trên địa bàn nhƣ chè, chanh leo, xoài, cam, bơ, thanh long ruột đỏ… Diện tích, sản lƣợng các cây trồng chủ yếu năm 2018 đều cơ bản đạt kế hoạch đề ra.

Tổng diện tích gieo trồng lúa chiêm xuân đạt 1.835 ha, sản lƣợng ƣớc đạt 10.827 tấn; lúa mùa đạt 1.926 ha, sản lƣợng ƣớc đạt 7.405 tấn; lúa nƣơng 3.060 ha, sản lƣợng ƣớc đạt 3.369 tấn; ngô 7.480 ha, sản lƣợng ƣớc đạt 27.826 tấn; sắn 5.650 ha, sản lƣợng ƣớc đạt 77.405 tấn; đậu tƣơng 81 ha, sản lƣợng ƣớc đạt 91 tấn; khoai sọ 141ha, sản lƣợng ƣớc đạt 1.555 tấn. So với cùng kỳ năm 2017, diện tích lúa nƣơng giảm 0,6%, ngô giảm 6,5%, sắn giảm 5,04% do chuyển đổi một phần sang trồng cây ăn quả theo chủ trƣơng của tỉnh, huyện.

Tổng diện tích trồng mới năm 2018 các loại cây lâu năm nhƣ sau: Cây ăn quả 1.155 ha (trong đó nhãn 76 ha, xoài 557 ha, bơ trồng xen 313 ha, chanh leo 87 ha, cây có múi 25 ha, cây ăn quả khác 150 ha., bằng 115,5% kế hoạch; chè 307 ha, bằng 307% kế hoạch, cà phê 520 ha, bằng 260% kế hoạch; sơn tra 548 ha, bằng 219,2% kế hoạch. Tính đến nay, tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn là 3.075 ha, cà phê 5.257 ha (trong đó cà phê kinh doanh 3.756 ha., chè 1.146 ha (trong đó chè kinh doanh 737 ha., sơn tra 4.726,6 ha, cao su 1.677 ha (trong đó diện tích cho sản phẩm 656 ha.. Sản lƣợng một số cây trồng so với năm

trƣớc nhƣ sau: Quả 7.000 tấn, tăng 16,7%; búp chè tƣơi 8.844 tấn, tăng 39%; mủ cao su 65 tấn, tăng 333,3%, quả sơn tra 2.028 tấn, tăng 4,0%.

* Về chăn nuôi

Tiếp tục đƣợc duy trì phát triển cả về tổng đàn và sản lƣợng sản phẩm chăn nuôi; thực hiện tốt công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật vận chuyển và lƣu thông trên địa bàn. Trong năm 2018 đã tổ chức tiêm phòng đƣợc 13.682 liều vắc xin dại; trên 330 nghìn liều vắc xin cho trâu , bò, lơ ̣n; so với cùng kỳ năm 2017, tổng đàn trâu có 12.151 con, giảm 1,36%, đàn bò có 42.384 con, tăng 14,73%; đàn gia cầm 633 nghìn con, tăng 1,93%; đàn lợn 87 nghìn con, giảm 3,33%; sản lƣợng thịt hơi ƣớc đạt 7.500 tấn.

* Về lâm nghiệp: Chƣơng trình phát triển, bảo vệ rừng và công tác PCCCR đƣợc quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Kết thúc niên vụ trồng rừng năm 2018, toàn huyện trồng mới đƣợc 736,71 ha rừng, bằng 86,7% kế hoạch (trong đó diện tích cây sơn tra là 548 ha, bằng 219,2% kế hoạch), trồng đƣợc 25.331 cây phân tán, chăm sóc bảo vệ 63.256 ha rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh 2.393 ha rừng, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 41,3%. Trong năm 2018 trên địa bàn huyện không xảy ra vụ cháy rừng nào; hoàn thành và trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đảm bảo thời gian quy định; chuẩn bị các điều kiện tổ chức diễn tập Ứng phó cháy rừng - TKCN xã Phổng Lập.

* Thuỷ sản: Khai thác tốt diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; tiếp tục phát triển các mô hình nuôi các lồng tại vùng lòng hồ thủy điện Sơn La. Tổ chức thả cá giống hƣởng ứng ngày truyền thống nghề cá Việt Nam với số lƣợng 28.300 con cá giống các loại. Tính đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện 380 ha, có 473 lồng cá, tăng 74 lồng so với năm 2017, sản lƣợng khai thác đạt khoảng 1.000 tấn, tăng 12,87% so với năm 2017.

b. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2018 ƣớc đạt 1.630,8 tỷ đồng, tăng 8,07%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ƣớc đạt 260,9 tỷ đồng, tăng 8,13% so với cùng kỳ năm trƣớc.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 nhà máy gạch tuynel công suất 15 triệu viên/năm; 4 nhà máy chế biến chè tổng công suất 2.000

tấn/năm; 3 cơ sở khai thác đá làm vật liệu thông thƣờng với tổng sản lƣợng 80 nghìn m3/năm; 3 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động với sản lƣợng 20MW; 1 nhà máy thủy điện đang triển khai xây dựng với công suất 18MW (Thủy điện Nậm Hóa 1 xã Mƣờng Bám); 1 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 9.000 tấn/năm (đã đƣa vào vận hành từ cuối tháng 10/2018); 1 nhà máy sản xuất gạch không nung, 1 nhà máy sản xuất nƣớc sạch. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ: Đá đạt 80 nghìn m3, tăng 6,67%; chè chế biến đạt 1.769 tấn, tăng 39%; nƣớc máy thƣơng phẩm đạt 0,59 triệu m3, tăng 3,51%; điện thƣơng phẩm đạt 60 Tr.Kwh, tăng 3,27%; gạch nung các loại đạt 22 triệu viên, bằng so với thực hiện năm 2017.

Rà soát quỹ đất, mời gọi các nhà đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn tại xã Nong Lay, Nhà máy chế biến dƣợc liệu công nghệ cao. Tổ chức kiểm tra, lấy ý kiến dân cƣ các xã Mƣờng É, Phổng Lập, Long Hẹ, É Tòng, Chiềng Ngàm để trình cấp có thẩm quyền bổ sung quy hoạch Thủy điện Nậm Hét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)