Phần 2 Tổng quan tàı lıệu
2.3. Những vấn đề chung về sử dụng đất nông nghiệp
2.3.3. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của đồn bào dân tộc
- Đối với đồng bào Thái, Mƣờng thƣờng sinh sống ở vùng rừng núi nên nguồn nƣớc thƣờng khó khăn do đó việc canh tác phù hợp nhất là những thửa ruộng bậc thang có nhiều lợi ích, vừa chống xói mòn đất lại hợp lý cho việc tƣới tiêu. Lúa nƣớc là cây lƣơng thực chủ yếu của ngƣời Mƣờng. Trƣớc đây, đồng bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lƣơng thực ăn hàng ngày. Do ruộng bậc thang làm ở trên cao, nguồn nƣớc tƣới tiêu khó khăn nên ngƣời Mƣờng biết đào mƣơng, bắc máng, làm guồng xe nƣớc lợi dụng dòng chảy của các con sông, suối, ngòi để đƣa nƣớc lên cao, cung cấp cho ruộng. Ruộng bậc thang chủ yếu chỉ trồng đƣợc một vụ trong năm là vụ mùa, các vụ khác dùng để trồng ngô, khoai, rau,… Ngƣời Thái làm nƣơng theo phƣơng pháp đốt các loại cây cối, lau lách, cỏ dại sau đó làm sạch đất và tra hạt, mỗi mảnh nƣơng mới chỉ trồng đƣợc từ 1-3 vụ sau đó lại đƣợc bỏ hoang để tái sinh và giúp đất màu phục hồi tƣơi tốt, giữ cho đất khỏi bị xói mòn sau đó lại quay trở lại canh tác. Từ phƣơng thức canh tác theo truyền thống, tập quán nhƣ vậy đã góp phần bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên. Thƣờng những khu rừng thiêng, rừng đầu nguồn đều thuộc quyền quản lý tối cao của tập thể cộng đồng đồng bào, quy định không đƣợc chặt phá, đốt lửa do những khu rừng này toàn là cây to, gỗ quý, sống lâu đƣợc coi là nơi trú ngụ của các vị thần và ma quỷ, nếu khai thác sẽ xúc phạm đến thần linh và dân làng sẽ bị các vị thần phạt, bắt tội dẫn đến mất mùa, lũ lụt, dịch bệnh,… và chính những tập tục này đã góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ đất hiệu quả.
- Đối với đồng bào ngƣời Mông, Dao luôn sinh sống trên những vùng núi cao, nơi có rất ít những thửa đất có thể canh tác, trồng trọt do đó đồng bào đã có phƣơng thức canh tác xen canh, luân canh trên diện tích đất rất hạn chế đã phát huy tác dụng, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, có tập quán canh tác lúa nƣớc, trồng ngô, sắn, đậu tƣơng. Một bộ phận dân cƣ còn sống du canh, du cƣ, sống bằng nghề phát nƣơng làm rẫy, trồng lúa nƣơng, ngô và các hoa màu khác. Đặc điểm cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông, Dao là du canh, du cƣ, sinh sống bằng nƣơng rẫy và phá rừng; ngƣời Mông có những quy định riêng nhƣ khu rừng cấm, với loại rừng này nghiêm cấm tất cả không ai đƣợc phép vào làm
nƣơng hay khai thác gỗ, nếu vi phạm đều phải chịu phạt theo tục lệ. Tập quán sử dụng đất của ngƣời Mông, Dao cũng giống nhƣ một số dân tộc khác trong vùng là sau khi sử dụng đất một thời gian, khi độ màu mỡ của đất giảm thƣờng có xu hƣớng đi khai phá khu vực đất khác và quay lại canh tác trên mảnh đất ban đầu sau vài năm, khi độ màu mỡ đất đã đƣợc khôi phục.
Canh tác nƣơng rẫy truyền thống của ngƣời Dao có đặc điểm là hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, tất cả các khâu từ chọn đất, gieo trồng cho đến thu hái đều theo kinh nghiệm cổ truyền. Đồng bào chỉ biết dựa vào thời gian, thời vụ mà tiến hành các công việc phù hợp ít khi sử dụng các thao tác kĩ thuật phức tạp. Canh tác nƣơng rẫy của ngƣời Dao gồm hai loại nƣơng là nƣơng du canh và nƣơng thâm canh. Cây lƣơng thực chính thƣờng trồng là các giống lúa, ngô và các loại hoa màu làm nguồn cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày nhƣ: bí đao, đậu đũa, mƣớp, bầu,...
- Đối với đồng bào Tày, Nùng luôn sống thành bản, thƣờng ở chân núi hay ven suối, tên bản thƣờng đƣợc gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ mƣời lăm đến hai mƣơi nóc nhà, nếu là bản lớn sẽ chia thành những xóm nhỏ. Về tập quán sản xuất, ngƣời Tày, Nùng sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng nhƣ lúa, ngô, khoai,... và rau quả mùa nào thức đó. Họ cũng có truyền thống làm ruộng nƣớc, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện phát thuỷ lợi nhƣ đào mƣơng, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nƣớc tƣới ruộng. Ngƣời Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhƣ: quýt, hồng,...
- Đối với đồng bào dân tộc Sán Chay cƣ trú ở các bản nằm trong thung lũng. Bản bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng núi, các khe suối, bãi chăn thả,... cùng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ lâm thổ sản, cây gỗ tre. Mỗi điểm dân cƣ có khoảng 20 đến 25 hộ, điểm ít dân chỉ vài hộ; phía sau các điểm dân cƣ là núi rừng. Tuy nhiên do cƣ trú thành những điểm tụ cƣ nhỏ ở dƣới chân dốc nên đất vƣờn của các gia đình không rộng rãi, không thể trồng đƣợc nhiều cây ăn quả. Ngƣời Sán Chay sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, họ làm ruộng nƣớc thành thạo nhƣng nƣơng rẫy vẫn có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế và phƣơng thức canh tác theo lối chọc lỗ, tra hạt vẫn tồn tại đến ngày nay.
Ngoài các dân tộc điển hình ở trên, trong vùng còn nhiều DTTS sinh sống nhƣ Giáy, Khơ Mú, Xinh Mun, Hà Nhì, La Chí, Cơ Lao, Pà Thẻn,... với tổng số dân là 283.341 ngƣời. Mỗi dân tộc có đặc điểm cƣ trú và phong tục tập quán
canh tác đặc trƣng, tạo nên sắc thái văn hoá độc đáo cho vùng Tây Bắc. Phần đa các dân tộc này đều vừa làm ruộng nƣớc vừa canh tác nƣơng rẫy trên những sƣờn đồi dốc.