Lựa chọn các loại sử dụng đất có hiệu quả để đề xuất định hƣớng sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. THực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc

4.4.1. Lựa chọn các loại sử dụng đất có hiệu quả để đề xuất định hƣớng sử

dụng cho đồng bào các dân tộc thiểu số

a. Quan điểm sử dụng đất

- Từng bƣớc thay đổi hệ thống canh tác thiếu bền vững sang hệ thống canh tác vùng cao bền vững trên cơ sở chuyển đổi mô hình khai thác, tận thu tài nguyên sang sử dụng hiệu quả, bền vững và nâng cao năng suất.

- Chuyển đổi nhanh sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn liền giữa sản xuất và ngƣời tiêu dùng, nâng cao năng suất nhằm mang lại hiệu quả cao, tiếp tực phát triển mạng lƣới thị trƣờng đồng bộ, gắn liền giữa sản sản xuất và ngƣời tiêu dùng, nâng cao năng suất nhằm mang lại hiệu quả cao.

- Xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh, nhằm cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

- Nhà nƣớc giữ vai trò hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách, tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thị trƣờng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, cung cấp thông tin, dịch vụ. Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của doanh nghiệp, các tổ chức cộng đồng, nông dân đầu tƣ đổi mới quy trình sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Tranh thủ tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ, tăng cƣờng sự giao thƣơng giữa các vùng.

b. Định hướng sử dụng đất

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện Thuận Châu trong thời gian tới, định hƣớng sẽ chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả (lúa nƣơng, ngô, sắn) sang đất trồng cây công nghiệp, cây dƣợc liệu và cây ăn quả để nâng cao hiệu quả sản xuất; chuyển đổi đất trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển cơ sở vật chất hạ tầng. Đồng thời, phát triển đất nông nghiệp còn lại bằng cách khai thác các quỹ đất sử dụng không hiệu quả đƣa vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giữa các loại cây trồng và thâm canh tăng vụ… Phát triển theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, gắn với thị trƣờng tiêu thụ, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng

cao giá trị gia tăng.

Định hƣớng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp dựa trên quan điểm sử dụng đất của huyện và kết quả đánh giá hiệu quả các LUT và kiểu sử dụng đất của đồng bào các dân tộc thiểu số, cụ thể nhƣ sau:

* Dân tộc Thái:

- Đối với LUT chuyên lúa: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất lúa xuân - lúa mùa tại các xã Chiềng Pấc, Phổng Lăng, Tông Lạnh, Chiềng Ly, Thôm Mòn; khuyến khích khai thác mở rộng diện tích canh tác, cải tạo diện tích đất trồng lúa nƣơng chuyển đổi sang đất trồng lúa xuân - lúa mùa.

- Đối với LUT chuyên màu: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng khoai sọ, khoai lang tại những khu vực có độ dốc thấp, giảm thiểu kiểu sử dụng đất trồng lúa nƣơng, ngô, sắn cho hiệu quả kinh tế và môi trƣờng thấp.

- Đối với LUT cây công nghiệp: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất cây chè và cây cà phê tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn.

- Đối với LUT Cây công nghiệp - cây ăn quả: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất cà phê- mận, cà phê - xoài, chè - mận tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn.

- Đối với LUT cây ăn quả: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng chanh leo tại những khu vực thấp, chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới; ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng mận, nhãn, xoài tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn.

* Dân tộc H’Mông:

- Đối với LUT chuyên lúa: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất lúa xuân - lúa mùa tại các xã Tông cọ, Tông Lạnh, Mƣờng É; khuyến khích khai thác mở rộng diện tích canh tác, cải tạo diện tích đất trồng lúa nƣơng chuyển đổi sang đất trồng lúa xuân - lúa mùa.

- Đối với LUT chuyên màu: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng khoai sọ tại những khu vực có độ dốc thấp.

- Đối với LUT cây công nghiệp: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất cây chè và cây cà phê tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn.

- Đối với LUT Cây công nghiệp - cây ăn quả: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất cà phê- mận, ca phê - sơn tra tại những khu vực đồi đất, có độ dốc

tƣơng đối lớn.

- Đối với LUT cây ăn quả: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng cây sơn tra tại những khu vực đồi đất có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 1.500 m.

- Đối với LUT cây dƣợc: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng cây sa nhân dƣới tán rừng và tán cây ăn quả.

* Dân tộc Kháng:

- Đối với LUT chuyên lúa: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa xuân - lúa mùa tại các xã; khuyến khích khai thác mở rộng diện tích canh tác, cải tạo diện tích đất trồng lúa nƣơng chuyển đổi sang đất trồng lúa xuân - lúa mùa.

- Đối với LUT chuyên màu: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng khoai lang tại những khu vực có độ dốc thấp, giảm thiểu kiểu sử dụng đất trồng ngô, sắn cho hiệu quả kinh tế và môi trƣờng thấp.

- Đối với LUT cây công nghiệp: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất cây cà phê tại những khu vực đồi đất.

- LUT Cây công nghiệp - cây ăn quả: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất cà phê- mận, cà phê - xoài tra tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn. - Đối với LUT cây ăn quả: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng chanh leo tại những khu vực thấp, chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới; ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng nhãn, xoài tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn.

* Dân tộc La Ha:

- Đối với LUT chuyên lúa: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa, cải tạo diện tích đất trồng lúa nƣơng chuyển đổi sang đất trồng lúa xuân - lúa mùa.

- Đối với LUT chuyên màu: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng khoai lang tại những khu vực có độ dốc thấp, giảm thiểu kiểu sử dụng đất trồng ngô, sắn cho hiệu quả kinh tế và môi trƣờng thấp.

- Đối với LUT cây công nghiệp: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất cây cà phê tại những khu vực đồi đất.

- LUT Cây công nghiệp - cây ăn quả: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất cà phê- mận, cà phê - xoài tra tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn. - Đối với LUT cây ăn quả: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng chanh leo tại những khu vực thấp, chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới; ƣu tiên phát

tƣơng đối lớn.

* Dân tộc Khơ Mú:

- Đối với LUT chuyên lúa: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa, cải tạo diện tích đất trồng lúa nƣơng chuyển đổi sang đất trồng lúa xuân - lúa mùa.

- Đối với LUT chuyên màu: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng khoai sọ, khoai lang tại những khu vực có độ dốc thấp, giảm thiểu kiểu sử dụng đất trồng ngô, sắn cho hiệu quả kinh tế và môi trƣờng thấp.

- Đối với LUT cây công nghiệp: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất cây cà phê tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn.

- Đối với LUT Cây công nghiệp - cây ăn quả: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất cà phê- mận, cà phê - xoài tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn.

- Đối với LUT cây ăn quả: ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng chanh leo tại những khu vực thấp, chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới; ƣu tiên phát triển kiểu sử dụng đất trồng mận, nhãn tại những khu vực đồi đất, có độ dốc tƣơng đối lớn.

4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại sử dụng đất được lựa chọn

- LUT chuyên lúa: kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa đây là kiểu sử dụng đất đặc trƣng cho phong tục tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc với giống cây trồng của địa phƣơng. Tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc lạc hậu, phụ thuộc thiên nhiên, năng suất cây trồng vật nuôi thấp.

+ Do hạn chế về các điều kiện thổ nhƣỡng, địa hình, chế độ tƣới tiêu … nên hệ số sử dụng đất còn thấp. Tuy nhiên, kiểu sử dụng đất này mang tính truyền thống của đồng bào các dân tộc, cung cấp và đảm bảo lƣơng thực cho các hộ đồng bào nên cần đƣợc duy trì và phát triển tại đồng bào các dân tộc thiểu số. Để nâng cao năng suất và hiệu quả cần đầu tƣ giống mới có năng suất cao đồng thời đáp ứng lƣợng phân bón đầy đủ cho cây lúa.

- LUT chuyên màu: có 2 kiểu sử dụng đất (khoai sọ, khoai lang) cho hiệu quả tƣơng đối cao, góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, hiệu quả môi trƣờng của loại sử dụng đất này thấy, do trình độ học vấn và nhận thức thấp là trở ngại lớn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Vì vậy, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả cần phải có sự đầu tƣ về vốn, kỹ thuật (phân bón), đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho đồng bào các

dân tộc.

- LUT cây công nghiệp, LUT cây ăn quả và LUT cây dƣợc liệu: đây là LUT cho hiệu quả cao, từng bƣớc nâng cao đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cƣ, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, loại sử dụng đất này cần chi phí đầu tƣ lớn trong khi khả năng vốn của ngƣời dân còn hạn chế, mức hỗ trợ của nhà nƣớc giới hạn dẫn đến khó triển khai nhân rộng.

- Do đặc điểm địa hình miền núi, địa hình chia cắt, yếu tố thời tiết khắc nghiệt gây khó khăn cho đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp nhƣ: nắng nóng, khô hạn, thiếu nƣớc; giông, mƣa đá và sƣơng muối ở các vùng địa hình cao vào mùa đông. Điều kiện này thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm do đó có diện tích trồng lớn nhất trên toàn huyện. Tuy nhiên cây trồng chính đảm bảo cuộc sống của ngƣời dân vẫn là lúa. Vì vậy, cần chú trọng đầu tƣ, có giải pháp cụ thể để chuyển đổi diện tích đất lúa nƣơng, ngô, sắn sang đất lúa xuân - lúa mùa để tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng.

4.4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nông nghiệp

a. Giải pháp về tuyên truyền

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn thực hiện chủ trƣơng việc chuyển đổi diện tích lúa nƣớc không đảm bảo đủ nƣớc tƣới cho sản xuất, năng suất thấp và diện tích lúa nƣơng, ngô, sắn sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây dƣợc liệu, cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.

- Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thay đổi tƣ duy, phƣơng thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trƣờng để tăng hiệu quả sản xuất.

- Xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến về các mô hình, cơ chế chính sách phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh; công nghệ áp dụng trong bảo quản, chế biến quả; giới thiệu các kỹ thuật sản xuất giống, trồng cây ăn quả.

b. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt chống chịu với sâu bệnh; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

- Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chất đất, tập quán sản xuất cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng; tăng cƣờng công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

c. Giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về vật tƣ nông nghiệp, đảm bảo chất lƣợng cây giống và các loại vật tƣ thiết yếu phục vụ sản xuất.

- Tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại, quảng bá và xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia tiêu thụ nông sản của tỉnh.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tƣ hỗ trợ nông dân hƣớng dẫn sản xuất, hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.

- Tổ chức liên kết trong sản xuất, liên kết giữa các đồng bào dân tộc thành vùng hàng hóa, liên kết giữa các hộ đồng bào dân tộc với doanh nghiệp để cung ứng vật tƣ, thu mua tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cƣờng công tác sơ chế, chế biến, sấy khô sản phẩm, gia công... để nâng cao chất lƣợng nông sản, tăng tỷ trọng hàng chế biến bằng công nghệ mới.

d. Giải pháp về chính sách, vốn

- Chủ động triển khai cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện; có cơ chế, chính sách ƣu đãi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển nông sản hàng hóa gắn với ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Cần có chính sách đầu tƣ hỗ trợ lãi suất tín dụng vốn vay phát triển sản xuất (đáp ứng nhu cầu nƣớc và phân bón); hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật mới, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trƣờng, chế biến, xây dựng thƣơng hiệu, khuyến khích liên kết phát triển sản xuất,… tạo bƣớc đột phá về tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ, gia trại, trang trại, hợp tác xã.

- Mở rộng mạng lƣới dịch vụ nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tƣ nông nghiệp…) đến từng cơ sở sản xuất dƣới sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ đồng bào các dân tộc.

- Một trong những vấn đề quan trọng khi muốn phát triển trong sản xuất nông nghiệp đó là vốn. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nếu

đƣợc đầu tƣ đúng mức và kịp thời sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để làm đƣợc điều này cần phải: đa dạng hóa các hình thức tín dụng, huy động vốn nhàn rỗi, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, ƣu tiên các hộ đồng bào nghèo đƣợc vay vốn với lãi xuất thấp có khả năng phát triển theo mô hình trang trại, tạo điều kiện cho nhiều hộ đồng bào đƣợc vay vốn với lãi xuất ƣu đãi.

e. Giải pháp về quy hoạch

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các quy hoạch chuyên ngành về nông lâm nghiệp; rà soát, nâng cao chất lƣợng lập và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)