Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 111 - 115)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4.3.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

4.2. THực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc

4.4.3.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

nắng nóng, khô hạn, thiếu nƣớc; giông, mƣa đá và sƣơng muối ở các vùng địa hình cao vào mùa đông. Điều kiện này thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm do đó có diện tích trồng lớn nhất trên toàn huyện. Tuy nhiên cây trồng chính đảm bảo cuộc sống của ngƣời dân vẫn là lúa. Vì vậy, cần chú trọng đầu tƣ, có giải pháp cụ thể để chuyển đổi diện tích đất lúa nƣơng, ngô, sắn sang đất lúa xuân - lúa mùa để tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng.

4.4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nông nghiệp

a. Giải pháp về tuyên truyền

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn thực hiện chủ trƣơng việc chuyển đổi diện tích lúa nƣớc không đảm bảo đủ nƣớc tƣới cho sản xuất, năng suất thấp và diện tích lúa nƣơng, ngô, sắn sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây dƣợc liệu, cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.

- Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thay đổi tƣ duy, phƣơng thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trƣờng để tăng hiệu quả sản xuất.

- Xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến về các mô hình, cơ chế chính sách phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh; công nghệ áp dụng trong bảo quản, chế biến quả; giới thiệu các kỹ thuật sản xuất giống, trồng cây ăn quả.

b. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt chống chịu với sâu bệnh; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

- Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chất đất, tập quán sản xuất cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng; tăng cƣờng công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

c. Giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về vật tƣ nông nghiệp, đảm bảo chất lƣợng cây giống và các loại vật tƣ thiết yếu phục vụ sản xuất.

- Tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại, quảng bá và xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia tiêu thụ nông sản của tỉnh.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tƣ hỗ trợ nông dân hƣớng dẫn sản xuất, hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.

- Tổ chức liên kết trong sản xuất, liên kết giữa các đồng bào dân tộc thành vùng hàng hóa, liên kết giữa các hộ đồng bào dân tộc với doanh nghiệp để cung ứng vật tƣ, thu mua tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cƣờng công tác sơ chế, chế biến, sấy khô sản phẩm, gia công... để nâng cao chất lƣợng nông sản, tăng tỷ trọng hàng chế biến bằng công nghệ mới.

d. Giải pháp về chính sách, vốn

- Chủ động triển khai cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện; có cơ chế, chính sách ƣu đãi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển nông sản hàng hóa gắn với ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Cần có chính sách đầu tƣ hỗ trợ lãi suất tín dụng vốn vay phát triển sản xuất (đáp ứng nhu cầu nƣớc và phân bón); hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật mới, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trƣờng, chế biến, xây dựng thƣơng hiệu, khuyến khích liên kết phát triển sản xuất,… tạo bƣớc đột phá về tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ, gia trại, trang trại, hợp tác xã.

- Mở rộng mạng lƣới dịch vụ nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tƣ nông nghiệp…) đến từng cơ sở sản xuất dƣới sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ đồng bào các dân tộc.

- Một trong những vấn đề quan trọng khi muốn phát triển trong sản xuất nông nghiệp đó là vốn. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nếu

đƣợc đầu tƣ đúng mức và kịp thời sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để làm đƣợc điều này cần phải: đa dạng hóa các hình thức tín dụng, huy động vốn nhàn rỗi, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, ƣu tiên các hộ đồng bào nghèo đƣợc vay vốn với lãi xuất thấp có khả năng phát triển theo mô hình trang trại, tạo điều kiện cho nhiều hộ đồng bào đƣợc vay vốn với lãi xuất ƣu đãi.

e. Giải pháp về quy hoạch

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các quy hoạch chuyên ngành về nông lâm nghiệp; rà soát, nâng cao chất lƣợng lập và tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch ngành nông nghiệp đã đƣợc phê duyệt.

- Rà soát điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, Quy hoạch phát triển nông thôn mới; Quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định dân cƣ vùng đặc biệt khó khăn...

- Tổ chức quản lý và triển khai có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có cơ chế khuyến khích ngƣời dân dồn điền đổi thửa đất, tổ chức sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để ngƣời dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ đất trồng cây lƣơng thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp...) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của từng địa phƣơng.

f. Giải pháp về tăng cường công tác đào tạo, bố trí nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nƣớc. Thƣờng xuyên củng cố, nâng cao chất lƣợng đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, thú y và bảo vệ thực vật đến cấp xã, bản nhằm phục vụ tốt nhất về hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho đồng bào dân tộc trong sản xuất.

- Tập trung hƣớng dẫn, đổi mới phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (từ giống, bảo vệ thực vật, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ..). Tăng cƣờng công tác khuyến nông nhằm nâng cao sự hiểu biết về kỹ thuật cho đồng bào dân tộc, chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp mới đến các hộ đồng bào dân tộc thông qua tập huấn kỹ thuật, trình diễn các mô hình thử nghiệm tại địa phƣơng.

- Tăng cƣờng năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm (con người và trang thiết bị) đối với vật tƣ

nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng và nâng cao chất lƣợng, giá trị hàng hóa.

- Tăng cƣờng công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm nông sản; khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lƣợng nông sản theo chuỗi an toàn.

g. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Đẩy mạnh các hoạt động tìm hiểu các thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại gắn với từng sản phẩm hàng hóa cụ thể nhƣ: Xuất khẩu chè, cà phê quả các loại...; tăng cƣờng phối hợp, liên kết phát triển thị trƣờng tiêu dùng đối với các sản phẩm: cà phê, chè, khoai sọ, chanh leo, mận, xoài,...

- Tập trung xây dựng và phát triển nhãn hiệu sản phẩm nông sản nhƣ: Chè, nếp tan, cà phê, khoai sọ...

- Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp gắn với khai thác bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, kết hợp với quảng bá giới thiệu tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trƣng của huyện.

- Duy trì và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và tăng cƣờng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 111 - 115)