Đánh giá hiệu quả xã hội của loại sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 97 - 100)

LUT Kiểu sử dụng đất

Tổng số công lao động

Giá trị ngày công lao động

Khả năng tiêu thụ

sản phẩm Đánh giá hiệu quả Công Điểm Giá trị

(1000/công) Điểm (%) Điểm Tổng

điểm Đánh giá Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 200 2 84,12 2 25 1 5 Trung bình

Lúa nƣơng 80 1 125,81 3 25 1 5 Trung bình

Chuyên màu

Ngô 185 2 65,59 2 40 2 6 Trung bình

Sắn 125 1 76,00 3 80 3 7 Trung bình

Khoai lang 230 3 124,78 3 75 2 8 Cao

Khoai sọ 280 3 340,53 3 90 3 9 Cao Cây công nghiệp Cà phê 210 3 143,53 3 95 3 9 Cao Chè 280 3 124,86 3 95 3 9 Cao Cây công nghiệp - câu ăm quả Cà phê - Mận 210 3 171,82 3 95 3 9 Cao

Cà phê - Xoài 210 3 152,29 3 95 3 9 Cao

Cà phê - Sơn tra 145 1 202,44 3 95 3 7 Trung bình

Chè - Mận 245 3 157,11 3 95 3 9 Cao

Cây ăn quả

Nhãn 210 3 156,33 3 95 3 9 Cao

Cây xoài 210 3 161,04 3 95 3 9 Cao

Sơn tra 80 1 357,08 3 95 3 7 Trung bình

Mận 210 3 200,11 3 95 3 9 Cao

Chanh leo 320 3 256,74 3 95 3 9 Cao

4.3.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trƣờng

Hiện nay, tác động môi trƣờng diễn ra phức tạp và theo nhiều chiều hƣớng khác nhau. Đối với sản xuất nông nghiệp, cây trồng đƣợc phát triển tốt khi phù hợp với quy trình kỹ thuật, đặc tính và chất lƣợng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, dƣới sự hoạt động quản lý của con ngƣời sử dụng hệ thống cây trồng sẽ ảnh hƣởng, tác động khác nhau đến môi trƣờng.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là một trong những vật tƣ quan trọng và đƣợc sử dụng với một lƣợng khá lớn hàng năm góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lƣợng nông sản. Tuy nhiên việc phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng chính là những loại hoá chất nếu đƣợc sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy đƣợc những ƣu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, bảo vệ cây trồng, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con ngƣời, gia súc. Ngƣợc lại nếu không đƣợc sử dụng đúng theo quy định, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trƣờng sản xuất nông nghiệp và môi trƣờng sống.

Việc nghiên cứu, đánh giá sự ảnh hƣởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trƣờng là vấn đề rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các tác động của đất, nƣớc với mẫu nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, học viên chỉ xin đề cập đến một số ảnh hƣởng về mặt môi trƣờng của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu: mức sử dụng phân bón, mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mức độ che phủ của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất.

a. Mức sử dụng phân bón

Kết quả tổng hợp số liệu điều tra về mức sử dụng phân bón của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số so sánh với khuyến cáo của địa phƣơng cho từng loại cây cho thấy:

Trong 14 kiểu sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số có 12 kiểu sử dụng đất, sử dụng mức phân bón cho cây trồng ở mức thấp và 2 kiểu sử dụng đất sử dụng mức phân bón cho cây trồng ở mức trung bình chi tiết tại bảng 4.2.2.

- Mức sử dụng phân bón cho các loại cây trồng của đồng bào dân tộc Thái, H’Mông, Kháng, Khơ Mú, La Ha ở mức cao. Nguồn đạm chủ yếu là phân urea, lân chủ yếu là dạng super lân, kali chủ yếu là Kali clorua; đạm, lân và kali đƣợc bón cho cây trồng không theo khuyến cáo, việc sử dụng phân bón hóa học không

theo khuyến cáo gây ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng nông sản. Ngoài ra nếu sử dụng lƣợng phân hóa học lớn sẽ làm cho đất bị chai cứng, khả năng giữ nƣớc kém và là 1 trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trƣờng sản xuất nông nghiệp và môi trƣờng sống.

b. Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Kết quả tổng hợp số liệu điều tra về mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy:

- Toàn bộ các hộ đƣợc điều tra không sử dụng phƣơng pháp phòng trừ sinh học hoặc sử dụng các thuốc thảo mộc đối với cây trồng. Từ bảng số liệu 4.23 cho thấy: có 2 loại cây trồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo (cây lúa, cây cà phê); các loại cây trồng còn lại sử dụng lƣợng thuốc bảo vệ thực vật vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là cây lúa nƣơng và cây ngô với tập quán canh tác đốt nƣơng làm rẫy hiện tại các hộ đồng bào đân tộc thiểu số đang lạm dụng lớn lƣợng thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá tiêu chuẩn cho phép về lâu dài dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và sức khỏe của ngƣời dân. Do đó cần phải tuân thủ phun thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của phòng Nông nghiệp huyện cũng nhƣ trên bao bì sản phẩm để đem lại hiệu quả cao tránh gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng đặc biệt là môi trƣờng đất và nƣớc. Nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số bắt nguồn từ trình độ dân trí thấp và mức độ thâm canh còn hạn chế. Vì vậy việc sử dụng các phƣơng pháp phòng trừ sinh học hoặc sử dụng các thuốc thảo mộc còn hạn chế và chƣa đƣợc sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số dân tộc thiểu số huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)