a. Tài nguyên đất
Căn cứ vào tính chất thổ nhƣỡng, tài nguyên đất huyện Thuận Châu đã điều tra phân loại thổ nhƣỡng 146.497/153.336 ha (trừ diện tích núi đá, lòng hồ, suối, bãi cát sỏi,…). Kết quả cho thấy huyện với 18 loại đất khác nhau, trong đó có một số loại đất chính sau:
- Đất Feralit có 129.638,5 ha (chiếm 84,4% DTTN): Loại đất này chiếm ƣu thế nhất, bao gồm hầu hết vùng đồi núi. Đất có màu vàng đỏ, đỏ nâu chứa nhiều sắt và nhôm, có phản ứng chua, thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, chè.
- Đất phù sa sông suối có 551 ha (chiếm 0,36% DTTN): phân bố chủ yếu ven các suối nhƣ Suối Muội, Suối Ty, suối Nậm Khiêng,.. rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả.
- Đất rốc tụ có 1.356 ha (chiếm 0,88% DTTN): phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây ngô, cây lúa nƣớc và cây công nghiệp.
- Đất khác có 20.044,5 ha (chiếm 14,35% DTTN): phân bố ở các xã trong huyện.
Nhìn chung đất đai của Thuận Châu phù hợp với nhiều nhóm cây trồng khác nhau, song hiện nay nhiều diện tích đất đã và đang bị suy thoái do thảm thực vật bị tàn phá nặng nề và những tập quán canh tác lạc hậu, quảng canh bóc lột đất. Do vậy cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đƣa ra những mô hình canh tác hợp lý trên đất rốc, trồng rừng phòng hộ để bảo vệ đất sử dụng hiệu quả, lâu dài.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất và đời sống cho nhân dân trong huyện đƣợc khai thác từ hai nguồn sau:
- Nguồn nƣớc mặt: Đây là nguồn nƣớc chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Nguồn nƣớc mặt huyên Thuận Châu khá phong phú với hệ thống sông, suối khá dày nhƣ Sông Đà, Suối Muội, Suối Ty,…Địa hình dốc, chia cắt và độ che phủ của thảm thực vật thấp nên khả năng giữ nƣớc rất hạn chế, do nguồn nƣớc mặt phân bố không đều trên lãnh thổ nên nhiều khu vực cao thiếu nƣớc nghiêm trọng vào mùa khô, ở vùng thấp thƣờng xảy ra lũ ống, ngập úng vào mùa mƣa. Chất lƣợng nguồn nƣớc mặt không đƣợc tốt, đặc biết là sau mỗi đợt mƣa lũ, do vậy cần xử lý trƣớc khi đƣa vào sử dụng cho sinh hoạt.
c. Tài nguyên rừng, thảm thực vật
Theo số liệu thống kê năm 2018 huyện Thuận Châu có 64.579,10 ha đất lâm nghiệp, chiếm 42,12 % diện tích tự nhiên, trong đó: diện tích đất rừng sản xuất 25.369,0 ha, rừng phòng hộ 31.044,25 ha, rừng đặc dụng 8.165,85 ha. Rừng Thận Châu có chủng lợi phong phú với nhiều loại cây gỗ quý hiếm nhƣ: Nghiến, đinh hƣơng,… là tiền đề để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất có giá trị cao.
Những năm qua công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng mới rừng đã đƣợc chính quyền và nhân dân chú trọng và triển khai thực hiện qua các chƣơng trình 661, chƣơng trình KFW7 đã đạt đƣợc những kết quả to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đật đƣợc thì còn tồn tại nạn khai thác rừng trái phép, cháy rừng, phá rừng làm nƣơng, du canh du cƣ trong thời gian qua đã làm cho tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng của huyện nghèo đi, chất lƣợng rừng bị suy giảm. Hiện nay, phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre, nứa và rừng hỗn giao chữ lƣợng thấp. Chỉ có một số ít rừng có trữ lƣợng lớn và chất lƣợng rừng tƣơng đối tốt tập trung chủ yếu ở các xã nhƣ: Co Mạ, Long Hẹ,
Chiềng Bôm,… phân bố chủ yếu ở các vùng địa hình hiểm trở có độ cao trên 1.000 m, độ dốc lớn khả năng khai thác sử dụng rất hạn chế.