Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.2. THực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc
4.3.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trƣờng
Hiện nay, tác động môi trƣờng diễn ra phức tạp và theo nhiều chiều hƣớng khác nhau. Đối với sản xuất nông nghiệp, cây trồng đƣợc phát triển tốt khi phù hợp với quy trình kỹ thuật, đặc tính và chất lƣợng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, dƣới sự hoạt động quản lý của con ngƣời sử dụng hệ thống cây trồng sẽ ảnh hƣởng, tác động khác nhau đến môi trƣờng.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là một trong những vật tƣ quan trọng và đƣợc sử dụng với một lƣợng khá lớn hàng năm góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lƣợng nông sản. Tuy nhiên việc phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng chính là những loại hoá chất nếu đƣợc sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy đƣợc những ƣu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, bảo vệ cây trồng, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con ngƣời, gia súc. Ngƣợc lại nếu không đƣợc sử dụng đúng theo quy định, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trƣờng sản xuất nông nghiệp và môi trƣờng sống.
Việc nghiên cứu, đánh giá sự ảnh hƣởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trƣờng là vấn đề rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các tác động của đất, nƣớc với mẫu nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, học viên chỉ xin đề cập đến một số ảnh hƣởng về mặt môi trƣờng của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu: mức sử dụng phân bón, mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mức độ che phủ của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất.
a. Mức sử dụng phân bón
Kết quả tổng hợp số liệu điều tra về mức sử dụng phân bón của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số so sánh với khuyến cáo của địa phƣơng cho từng loại cây cho thấy:
Trong 14 kiểu sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số có 12 kiểu sử dụng đất, sử dụng mức phân bón cho cây trồng ở mức thấp và 2 kiểu sử dụng đất sử dụng mức phân bón cho cây trồng ở mức trung bình chi tiết tại bảng 4.2.2.
- Mức sử dụng phân bón cho các loại cây trồng của đồng bào dân tộc Thái, H’Mông, Kháng, Khơ Mú, La Ha ở mức cao. Nguồn đạm chủ yếu là phân urea, lân chủ yếu là dạng super lân, kali chủ yếu là Kali clorua; đạm, lân và kali đƣợc bón cho cây trồng không theo khuyến cáo, việc sử dụng phân bón hóa học không
theo khuyến cáo gây ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng nông sản. Ngoài ra nếu sử dụng lƣợng phân hóa học lớn sẽ làm cho đất bị chai cứng, khả năng giữ nƣớc kém và là 1 trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trƣờng sản xuất nông nghiệp và môi trƣờng sống.
b. Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Kết quả tổng hợp số liệu điều tra về mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy:
- Toàn bộ các hộ đƣợc điều tra không sử dụng phƣơng pháp phòng trừ sinh học hoặc sử dụng các thuốc thảo mộc đối với cây trồng. Từ bảng số liệu 4.23 cho thấy: có 2 loại cây trồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo (cây lúa, cây cà phê); các loại cây trồng còn lại sử dụng lƣợng thuốc bảo vệ thực vật vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là cây lúa nƣơng và cây ngô với tập quán canh tác đốt nƣơng làm rẫy hiện tại các hộ đồng bào đân tộc thiểu số đang lạm dụng lớn lƣợng thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá tiêu chuẩn cho phép về lâu dài dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và sức khỏe của ngƣời dân. Do đó cần phải tuân thủ phun thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của phòng Nông nghiệp huyện cũng nhƣ trên bao bì sản phẩm để đem lại hiệu quả cao tránh gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng đặc biệt là môi trƣờng đất và nƣớc. Nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số bắt nguồn từ trình độ dân trí thấp và mức độ thâm canh còn hạn chế. Vì vậy việc sử dụng các phƣơng pháp phòng trừ sinh học hoặc sử dụng các thuốc thảo mộc còn hạn chế và chƣa đƣợc sử dụng.
Bảng 4.22. So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật
Kiểu sử dụng đất
Mức độ bón phần của nông hộ (kg/ha/vụ)
Khuyến cáo mức bón phân
của địa phƣơng (kg/ha/vụ) So sánh (kg/ha/vụ) Đánh giá N P2O5 K2O N P2O5 K2O N P2O5 K2O Điểm
TB Đánh giá
Lúa xuân – Lúa
mùa 170 560 285 112 220 60 -58 -340 -225 1 Thấp Lúa nƣơng 70 132 36 60 100 48 -10 -32 -62 1 Thấp Ngô 214 108 146 180 240 80 -34 132 -62 1 Thấp Sắn 108 188 164 80 140 80 -28 -48 -84 1 Thấp Khoai lang 162 282 246 52 140 80 -110 -142 -166 1 Thấp Khoai sọ 216 376 328 120 240 120 -96 -136 -208 1 Thấp Cà phê 512 437 240 553 545 451 41 108 211 2 Trung bình Chè 926 484 400 650 880 300 -276 396 -100 1 Thấp Nhãn 416 582 320 405 450 315 -11 -132 -5 1 Thấp Xoài 416 582 320 450 300 325 34 -282 5 1 Thấp Mận 468 655 360 540 600 420 72 -55 60 1 Thấp Chanh leo 981 534 893 850 125 1350 -131 -409 457 1 Thấp Sa nhân 260 364 200 345 485 265 85 121 65 2 Trung bình
Nguồn: Tổng hợp số liệu điệu tra của 100 hộ đồng bào dân tộc * Đối với cây sơn tra (cây táo mèo) là cây rừng không có khuyến cáo sử dụng phân bón
Bảng 4.23. Lƣợng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng (tính trên 1 ha)
Cây trồng Tên thuốc Thực tế Khuyến cáo Điểm trung
bình Đánh giá Liều lƣợng Liều lƣợng
Thuốc trừ sâu bệnh
Lúa Hobine 75WP 0,35 kg/ha 0,3 - 0,35 kg/ha. 1 Thấp
Lúa Actara 25WG 30g/ha 25 - 30 g/ha 2 Trung bình
Lúa Regent 800WG 0,35 kg/ha 0,32 - 0,4 kg/ha 2 Trung bình
Chè Actara 25WP 130g/ha 25 - 80g/ha. 1 Thấp
Cà phê Manozeb 80WP 200g/ha 200-250g/ha 2 Trung bình
Nhãn Permecide 50EC 0.8 lít/ha 0.4 - 0.6 lít/ha 1 Thấp
Nhãn Carbenzim 500FE 1,2 lít/ha 0,75 - 1,12 lít/ha 1 Thấp
Mận Fastac 5EC 0.8 lít/ha 0.3 - 0.5 lít/ha 1 Thấp
Xoài Comda gold 5WG 120 g/ha. 80 - 100 g/ha. 1 Thấp
Xoài Carbenzim 50 FE 1,3 lít/ha 0,75 - 1,12 lít/ha 1 Thấp
Chanh leo Applaud 10WP 1,2 kg/ha 0,8 - 1 kg/ha 1 Thấp
Chanh leo Permecide 50EC 0.7 lít/ha 0.4 - 0.6 lít/ha 1 Thấp
Thuốc trừ cỏ
Lúa nƣơng Padan 95SP 1,3 kg/ha 0,8 kg/ha 1 Thấp
Ngô Alyando 200WG 50g/ha 25g/ha 1 Thấp
Ngô Aloha 25WP 1,2 kg/ha 0,8 kg/ha 1 Thấp
c. Khả năng che phủ đất
Khả năng che phủ đƣợc tính bằng thời gian mặt đất đƣợc cây trồng che phủ trong một năm (KNCP = số tháng tồn tại của cây trồng trên đất /12 tháng)
Dựa vào các thông tin từ điều tra nông hộ và các số liệu của phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, kết quả điều tra thực địa, học viên tiến hành đánh giá chung khả năng che phủ đất của các loại sử dụng đất nhƣ sau:
Số liệu bảng 4.24 cho thấy các LUT chuyên lúa chuyên mầu có khả năng che phủ không cao (đều nhỏ hơn 50%) do thời gian khép tán che phủ đất đối với LUT chuyên lúa mỗi vụ khoảng 2,5 tháng, đối với LUT chuyên mầu trồng 1 vụ trong năm (thời gian khoảng 6 tháng).
Đối với các LUT cây lâu năm trừ kiểu sử dụng đất Chanh leo có khả năng che phủ đất đạt 52%, các LUT và kiểu sử dụng đất khác đều có khả năng che phủ đất ≥ 70%.
Bảng 4.24. Khả năng che phủ đất của các loại sử dụng đất
Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Mức độ che phủ (%) Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 46
Lúa nƣơng 38 Chuyên màu Ngô 32 Sắn 42 Khoai lang 46 Khoai sọ 41
Cây công nghiệp Cà phê 85
Chè 85
Cây công nghiệp - cây ăn quả
Cà phê - Mận 95
Cà phê - Xoài 95
Cà phê - Sơn tra 95
Chè - Mận 95
Cây ăn quả
Nhãn 85
Xoài 80
Sơn tra 80
Mận 70
Chanh leo 48
Trong 18 kiểu sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số có 2 kiểu sử dụng đất đất hiệu quả môi trƣờng ở mức cao (Kiểu sử dụng đất trồng cây sơn tra và Kiểu sử dụng đất trồng cây sa nhân), 6 kiểu sử dụng đất ở mức đánh giá hiệu quả môi trƣờng trung bình, các kiểu sử dụng đất này chủ yếu là cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dƣợc liệu với tổ hợp các chỉ tiêu đạt 5 - 6 điểm; 10 kiểu sử dụng đất còn lại có đánh giá hiểu quả môi trƣờng ở mức thấp với tổ hợp các chỉ tiêu đạt 3 - 4 điểm.
Bảng 4.25. Đánh giá hiệu quả môi trƣờng của loại sử dụng đất LUT Kiểu sử dụng đất LUT Kiểu sử dụng đất Mức sử dụng phân bón hóa học Mức sử dụng thuốc BVTV Khả năng che phủ Tổng điểm Mức độ đánh giá (Điểm) (Điểm) (Điểm)
Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 1 2 1 4 Thấp
Lúa nƣơng 1 1 1 3 Thấp Chuyên màu Ngô 1 1 1 3 Thấp Sắn 1 1 1 3 Thấp Khoai lang 1 1 1 3 Thấp Khoai sọ 1 1 1 3 Thấp
Cây công nghiệp Cà phê 2 1 3 6 Trung bình
Chè 1 1 3 5 Trung bình
Cây công nghiệp - cây ăn quả
Cà phê - Mận 1 1 3 5 Trung bình
Cà phê - Xoài 1 1 3 5 Trung bình
Cà phê - Sơn tra 1 1 3 5 Trung bình
Chè - Mận 1 1 3 5 Trung bình
Cây ăn quả
Nhãn 1 1 3 5 Thấp
Xoài 1 1 3 5 Thấp
Sơn tra 2 2 3 7 cao
Mận 1 1 2 4 Thấp
Chanh leo 1 1 2 4 Thấp