nghi của đời Chu và đời Tần để định ra lễ nghi cho nhà Hán, nên có người chế giễu là “đạo Nho”, chỉ hành động “trộm Nho” kể trên.
cốt tự mình sáng suốt mà thôi. Lượm nhặt những cái hay tốt trong sáu kinh 1 là sáng về kinh, tìm tòi được những cái u ẩn của vạn tượng là sáng về vật, nói đúng chừng đi đúng mực là về sáng hạnh, thông suốt sự cớ, hiểu thấu lí lẽ là sáng về tâm, nuôi dưỡng được tinh thần là sáng về tính. Sáng được kinh và vật là kẻ sĩ, sáng được hạnh là bậc hiền, ngũ sự2
đều sáng là bậc thánh.” (Đại đạo). Khi có người hỏi: “Bản thể của đạo thế nào?”. Ông đáp: “Là học”. Lại hỏi: “Công dụng của đạo thế nào?”. Ông đáp: “Là dạy học, là làm quan”. Lại hỏi: “Xin hỏi về việc học?”. Ông đáp: “Là vì mình”. “Đạo học là gì?”. Đáp: “Là vì người”. “Làm quan là gì?”. Đáp: “Kiêm cả vì người, vì mình”. “Xin ông giảng cho nghe”. Ông nói: “Học có sức thừa thì ra làm quan là vì người; làm quan có sức thừa lại học là vì mình” (Đại đạo). Thật là một cách lí giải hợp tình, hợp lí.
Nhưng có lẽ do người học không phải ai cũng dung hoà, phân định được điều này nên ông đã từng phải than thở: "Ta chưa thấy người nào thích sách cả. Đồ ăn ngon thì miệng biết thích; trầm hương, đàn hương thì mũi biết thích; đến như sách vở quý báu thì để bó một chỗ". Có người nói: "Người cắp sách đến trường tấp nập, người cắp tráp3
đứng như rừng, sao lại bảo không ai thích?". Ông nói: "Đấy là họ mong đi thi, không đi thi thì thôi học ngay, ai là người không đi thi mà không bỏ học?". Người kia nói: “Thế thì không đi thi cũng không nên học ư?”. Ông đáp: "Người quân tử học là vì mình, không phải học để làm quan, vì mình cho nên học
1
Lục nghệ: chữ Nguyễn Đức Đạt dùng, tương tự như lục kinh.