C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.
1 Lục nghệ: chữ Nguyễn Đức Đạt dùng, chỉ sáu kinh.
2
Ngũ sự: Mạo (dáng điệu), Ngôn (lời nói), Thị (sự nhìn), Thính (sự nghe), Tư (suy nghĩ) (thiên Hồng phạm – Kinh thư)
hai vừng nhật nguyệt không kiêm được cả ngày đêm. Gió mạnh không qua buổi sáng, mưa to không suốt được cả ngày thế là gió mưa không thái quá được”. Lại hỏi: “Người ta cũng có tiết độ chứ?”. Tiên sinh đáp: “Tai mắt người ta cũng như mặt trời mặt trăng, giữ được tai mắt cho có tiết độ thì sức trông nghe không suy; khí huyết người ta cũng như gió mưa, giữ gìn được khí huyết thì tinh thần không suy, cho nên có câu rằng “Thân thể người ta cũng là trời đất, vũ trụ” (nguyên chú: sách Hoài Nam tử)”
24. Có người hỏi việc mưu Đạo 1. Tiên sinh đáp: “Đạo có nơi băt đầu”. Lại hỏi: “Bắt đầu từ đâu?”. Đáp: “Thanh âm bắt đầu từ âm Cung, âm Cung mà đúng thì năm âm2
biến hoá vui tai. Sắc mầu bắt đầu từ sắc trắng, sắc trắng đã đúng thì năm sắc 3
thay đổi (Q1, 15a) vui mắt. Cho nên cỗi gốc trăm việc đều do từ một cửa mà ra, “Giảm những điều bản thân muốn nắm giữ thì nắm được cả những tế vi, bớt những điều bản thân cầu mong thì cầu cũng dễ được.” (nguyên chú: xem sách Hoài Nam tử); lấy ít mà chính đính nhiều thì dùng sức không nhọc. Như thế thì ý nghĩa chữ “nhất” không đâu là không hợp (nguyên chú: sách Hoài Nam Tử: “Ý nghĩa chữ “nhất” hợp cả trời đất.”) mà trăm việc biến đổi không việc gì không ứng phó được (nguyên chú: sách Hoài Nam Tử nói: “Trăm việc biến đổi, không gì không ứng phó được.”); cho nên mới nói: “Nắm lấy một việc để làm khuôn mẫu cho thiên hạ”(nguyên chú: Lão Tử nói)”
1
Mưu Đạo: sách Luận ngữ có câu: Người quân tử mưu tính việc có Đạo, không mưu tính việc ăn.