C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.
1 Luận ngữ: Khổng tử “thất thập tòng tâm sở dục nhi bất du củ” (đến năm 70 tuổi thì làm theo những điều bụng nghĩ mà không điều gì phạm với điều lễ).
tuổi thì làm theo những điều bụng nghĩ mà không điều gì phạm với điều lễ).
2
là làm quan”. Lại hỏi: “Xin hỏi về việc học?”. Tiên sinh đáp: “Là vì mình”. “Đạo học là gì?”. Đáp: “Là vì người”. “Làm quan là gì?”. Đáp: “Kiêm cả vì người, vì mình”. “Xin ông giảng cho nghe”. Tiên sinh nói: “Học thừa sức thì ra làm quan là vì người; làm quan còn thừa sức thì lại học là vì mình”.
18. (Q1, 13a) Có người hỏi rằng: “Đạo không chọn người mà dạy phải
không?”. Tiên sinh đáp: “Phải chọn chứ! Chỉ có bực Đại thánh đại hiền là không chọn. Soi sáng khắp cả chỗ đường rộng, ngõ hẻm phải là mặt trời mặt trăng, thấm nhuần hết cả cây tùng cây quế và bụi rậm phải là trận mưa to”. Lại hỏi: “Khổng tử đối với làng Hỗ 1. Ông Mạnh tử đối với Di Chi2
có soi sáng, thấm nhuần không?”. Tiên sinh đáp: “Làng Hỗ nhờ đức Khổng tử mà đứa trẻ con được ghi tiếng thơm vào sách thánh. Di Chi nhờ ông Mạnh tử mà học trò họ Mặc được theo học đạo Nho. Đời có Khổng Mạnh thì thiên hạ dù muốn tự đứng ra ngoài (Đạo) cũng không được.”.
19. Có người hỏi: “Đeo nhân mà không vinh, mặc nghĩa mà không đẹp, vậy thì đạo đáng quý ở chỗ nào?”. Tiên sinh đáp: “Thuốc là để bảo vệ sự sống; vì thuốc chữa (một người bệnh nào đó) không nghiệm mà bỏ không dùng thuốc là mê hoặc. Thóc để ăn cho no; vì năm mất mùa mà không cày cấy nữa là ngu si. Nhân nghĩa là thuốc nuôi mệnh, là đồ ăn khỏi đói, (Q1, 13b)
cái gì nên đeo thì đeo, nên mặc thì mặc. Uống thuốc mà sống, ăn cơm mà no cũng là vinh hoa, sao còn tìm vinh hoa ở đâu?”.
1
Hỗ hương: Dân làng ấy không thể khuyên làm thiện được. Khổng tử có nói:
“Hỗ hương nan dữ ngôn”
2
Di Chi là người theo đạo Mặc tử, đã nhờ một người giới thiệu vào gặp Mạnh tử.
20. Tiên sinh nói rằng: “Học để theo cho kịp thánh, theo thánh thì lấy chí làm gốc, chí thì lấy gắng sức làm gốc, gắng sức lại lấy sáng suốt làm gốc. Ôi! Đạo là chỉ cốt tự mình sáng suốt mà thôi. Lượm nhặt những cái hay tốt trong sáu kinh 1
là sáng về kinh, tìm tòi được những cái u ẩn của vạn tượng là sáng về vật, nói đúng chừng đi đúng mực là về sáng hạnh, thông suốt cơ sự, hiểu thấu lý lẽ là sáng về tâm, nuôi dưỡng được tinh thần là sáng về tính. Sáng được kinh và vật là kẻ sỹ, sáng được hạnh là bậc hiền, ngũ sự2
đều sáng là bậc thánh.”
21. Có người hỏi: “Lấy kiến thức và lấy gắng sức mà cầu đạo, đằng nào trọng?”. Tiên sinh đáp: “Kiến thức trọng hơn, vì muốn đi đến Nam kỳ mà lại ra (Q1, 14a)
trạm Bắc, ngựa chạy càng nhanh, đầy tớ càng khoẻ đi như bay thì cách Nam kỳ càng xa. Nếu đổi đường đi mà đi về phía Nam sáng đi tối nghỉ không sai phương hướng thì lo gì mà không đến.”
22. Có người hỏi: “Đến được Đạo có khó không?”. Tiên sinh đáp: “Đạo vốn không khó cầu, khó thì không phải là đạo! Thánh nhân ở vào nơi bình thản mà làm theo cách giản dị. Đã bình thản thì không trở ngại, đã giản dị thì không phiền toái vậy còn có gì là khó! Còn như hội hợp mọi việc nhân gian mà tìm tòi ở ngoài, thời tính vượt ra mà lìa xa tinh thần, như thế mà cầu lấy đạo tốt đẹp thì cũng như vén xiêm mà vượt biển vậy”
23. Có người hỏi: “Đạo trời, gì là to nhất?”. Tiên sinh đáp: “Chẳng gì to hơn mặt trời, mặt trăng, mưa và gió. Ôi! (Q1, 14b)
Mặt trời mặt trăng là tai mắt của trời, gió mưa là khí huyết của trời, vì trời có tiết độ cho nên lớn. Mặt trời không sáng ban đêm, mặt trăng không sáng ban ngày thế là