Nhiều: dịch chữ Ưh đa, ở đây có lẽ ý nói là nhanh, xin cứ được dịch nguyên nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm nam sơn tùng thoại của nguyễn đức đạt (Trang 66 - 70)

là cố hiểu ép. Có người hỏi: “Đọc sách cần hiểu cho hết nghĩa, có gọi là sáng suốt không?”. Ông đáp: "Chưa gọi là sáng suốt được; sáng suốt thì không cần hiểu gượng. Đã thực không hiểu được thì không gì bằng để khuyết nghi còn hơn". (Học vấn)

Ông chủ trương giáo dục từ khi còn nhỏ, nhưng nếu muộn thì lớn vẫn cần học. Có người hỏi: “Học lúc trẻ với học lúc lớn, đằng nào hơn?”. Ông đáp: "Lúc trẻ học thì nhớ nhiều, lúc lớn học thì hiểu nhiều2. Biết nhiều thì rối trí: nào việc ngoài quấy nhiễu, nào việc nhà bận rộn, đã rối lại càng rối thêm; cho nên lúc trẻ học ít mà công nhiều, lúc lớn học nhiều mà công ít". Lại hỏi rằng: “Thế thì già còn học làm gì?”. Ông đáp: "Ruộng tốt cấy muộn với ruộng quanh năm bỏ hoang, đói với không đói cũng nên phân biệt". (Học vấn)

2. 3. 2. Những phương pháp giáo dục biểu hiện qua hình thức của tác phẩm “Nam Sơn tùng thoại”. của tác phẩm “Nam Sơn tùng thoại”.

1 Nguyên văn: “Sư sư bất như sư thư” (Coi thầy làm thầy không bằng coi sách làm thầy), có nội dung tương tự câu thành ngữ “Học thầy không tày đọc sách” làm thầy), có nội dung tương tự câu thành ngữ “Học thầy không tày đọc sách” nên dịch như vậy.

2 Nhiều: dịch chữ Ưh đa, ở đây có lẽ ý nói là nhanh, xin cứ được dịch nguyên nghĩa. nghĩa.

Ngay chính hình thức của tác phẩm cũng đã là một ý đồ của Nguyễn Đức Đạt trong mong muốn truyền đạt những tri thức nhiều mặt cho học trò.

Trước tiên phải kể đến là phương pháp dạy nêu gương. Do đặc điểm ngôn ngữ của người đi thi sử dụng là văn ngôn, lại tuân thủ những quy định ngặt nghèo, phức tạp, mang tính chất khuôn mẫu, công thức do chế độ thi cử phong kiến đem lại, khác xa với ngôn ngữ đời thường nên nhu cầu người học cần tiếp cận làm quen để thích nghi dần với hệ thống ngôn ngữ này là rất lớn. Tiến sĩ Phạm Văn Khoái khi nghiên cứu các vấn đề về chữ Hán đã xác nhận: “Người đi học nắm lấy khuôn ngôn ngữ của các văn bản cổ, khi tạo các văn bản mới, họ giữ nguyên khuôn ngữ pháp cũ, chỉ điền thêm những từ cần thiết vào. Cùng với sự ổn định của các thể loại văn học và các cách thức trong thi cử, cái ngôn ngữ cổ ấy trở thành bắt buộc cho những ai muốn nắm được văn hóa truyền thống, muốn qua thi cử để tham gia vào bộ máy nhà nước.” [26]. Các cách sử dụng ngôn từ, ngữ pháp của Nam Sơn tùng thoại thực sự mang tính khuôn mẫu để người học noi theo:

Ở cấp độ ngữ âm, chữ viết, Nguyễn Đức Đạt sử dụng nhiều chữ cổ, âm đọc cổ, thậm chí nhiều lúc chính ông còn thấy cần phải huấn hỗ cho rõ chữ nghĩa. Ví dụ: Quyển 1, trang 55b, sau khi viết chữ: “ỵi ” là một chữ cổ ít dùng, ông phải chú âm cho người đọc là: âm dao quang dã

“ưà ằằ Ơỳ Ô]” (âm đọc là dao, nghĩa là sáng láng); Quyển 1, trang 8b, đáng nhẽ phải viết: nhiên “àM ”, Nguyễn Đức Đạt vì muốn dùng chữ cổ nên đã viết thành “ỵh ” và lại phải chú thêm là: cổ nhiên tự “Ơj àM Ưr ” (dạng cổ của chữ àM nhiên).

Nam Sơn tùng thoại sử dụng chữ huý. Đây không chỉ là một điều bắt buộc đối với việc in ấn thời bấy giờ mà còn có tác dụng giúp người học nắm được các chữ huý, thế nào là huý… để không bị mắc phải lúc thi cử. Chẳng hạn: Quyển 1, trang 13b, đáng nhẽ phải viết: vinh hoa “ ºa àỉ ”, Nguyễn Đức Đạt vì kị huý đã viết thành “ ºa ỵg ”, hay quyển 1, trang 22b; đáng nhẽ phải viết thời “ đẫ ” thì viết thành “ă° ”, chữ nhậm

(nhiệm) “ Ơụ ” thì viết thành “ ỵw ”(Q3, 5b, 6, 4)… Đây đều là những huý thời Nguyễn, học trò học dần sẽ quen, không phạm phải nữa.

Ông sử dụng nhiều điển cố, điển tích, nhiều câu văn viện dẫn các sách cổ càng làm tăng tính hàm súc cho văn bản, đồng thời cung cấp cho người đọc những tri thức trong nhiều sách vở khác nhau của Nho gia. Suốt 32 thiên của tác phẩm, Nguyễn Đức Đạt sử dụng hàng trăm điển cố, trích dẫn trong các sách, nhiều nhất là các sách Tứ thư, Ngũ kinh, Hoài Nam Tử, Liệt Tử, Sơn hải kinh,… và nhiều sách lịch sử, văn học khác của Trung Hoa. Có trường hợp ông chú rõ điển hoặc trích dẫn lấy từ sách nào, có trường hợp ông không ghi rõ, buộc người học phải tìm hiểu những sách vở đó mới hiểu rõ được.

Cùng với các điển cố, trích dẫn là hàng trăm địa danh, nhân danh, một mặt cung cấp một lượng tri thức lớn cho người học, mặt khác giúp học trò làm quen có kinh nghiệm trong việc dẫn tên người, dẫn sự việc, viện dẫn kinh sách…

Ở cấp độ diễn đạt ngữ pháp, Nguyễn Đức Đạt dùng nhiều cách hành văn cổ, giữ đúng phong cách văn ngôn, chẳng hạn: Quyển 1, trang 22b, sau khi viết: kim cổ tự dã “Ôà Ơj ảà Ô] ”, ông phải chua thêm:

ngôn kim nhân cổ nhân kế khởi “ăƠ Ôà ÔH Ơj ÔH Ä~ °_ ” (ý nói người nay kế thừa người xưa).

Hình thức tác phẩm còn là một biểu hiện của cách dạy học đặt người học vào “tình huống có vấn đề”, buộc người học phải có sự nỗ lực, cố gắng nhiều mới tự vượt qua được chính mình. Chẳng hạn, nhiều trường hợp Nguyễn Đức Đạt trích dẫn kinh sách, nêu tên người, sự kiện… nhưng ông lại không nói rõ xuất xứ, buộc người học phải tự tìm hiểu, tích luỹ học vấn thì mới hiểu được. Ví dụ: Có người hỏi: “Học đạo để cầu lấy gì?”. Ông đáp: “Cầu cho đắc đạo”. Lại hỏi: “Đắc đạo có cách nào không?”. Ông đáp: “Ở tự lòng ta. Lòng là một nơi “Thái hư”, chân thực thì được hư không, càn rỡ thì làm cái hư không đó bị đục bẩn. Cho nên cầu đạo chẳng gì bằng theo đuổi cái tâm, theo đuổi cái tâm không gì bằng xua đuổi những sự càn rỡ”. Dám hỏi: “Cách theo đuổi tâm và xua đuổi sự càn rỡ thế nào?”. Ông đáp: “Trừ bỏ bốn điều để xua đuổi sự càn rỡ, khuyếch trương bốn mối1

có thể coi là theo đuổi cái tâm vậy” (Đại đạo). Nếu người học không chịu học hỏi, tìm hiểu sẽ không hiểu “bốn điều” và “bốn mối” là gì.

1

Bốn điều không phải (tứ phi): “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”, chữ ở thiên Nhan Uyên sách Luận ngữ. Bốn mối (tứ đoan): Trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị phi. Trắc ẩn là đầu mối của Nhân, hổ thẹn là đầu mối của Nghĩa, từ nhượng là đầu mối của Lễ, phân biệt phải trái là đầu mối của Trí. (chữ trong sách Mạnh Tử).

Chương III

“NAM SƠN TÙNG THOẠI” – NHỮNG KIẾN GIẢI MỚI

TRONG GIÁO DỤC.

Bên cạnh những tiếp thu, kế thừa từ truyền thống giáo dục nước nhà, Nguyễn Đức Đạt cũng có những kiến giải mang tính chất mới mẻ đáng ghi nhận, tuy chưa thể gọi là những “đột phá” nhưng cũng đã có được những cải biến mang tính thực tế cao hơn so với tư tưởng giáo dục truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm nam sơn tùng thoại của nguyễn đức đạt (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)