Trinh ưs : Nguyễn Đức Đạt dùng ngay chữ trong Dịch để trả lời Chữ này có nhiều nghĩa: chính trực, vững tốt, kiên trinh, hỏi bói , đây có lẽ Nguyễn Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm nam sơn tùng thoại của nguyễn đức đạt (Trang 132 - 135)

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

1 Trinh ưs : Nguyễn Đức Đạt dùng ngay chữ trong Dịch để trả lời Chữ này có nhiều nghĩa: chính trực, vững tốt, kiên trinh, hỏi bói , đây có lẽ Nguyễn Đức

nhiều nghĩa: chính trực, vững tốt, kiên trinh, hỏi bói …, đây có lẽ Nguyễn Đức Đạt dùng theo nghĩa hỏi bói.

2

Thập dực: Mười truyện tương truyền do Khổng Tử làm để tán nghĩa Chu Dịch

gồm thượng Thoán, hạ Thoán, thượng Tượng, hạ Tượng, thượng Hệ từ, hạ Hệ từ, Văn ngôn, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái.

3

đọc?”. Tiên sinh đáp: “(Vì các ông ấy) lấy kinh để giải nghĩa kinh”.(Lại hỏi:) “(Giải nghĩa như vậy) có thông không?”. Tiên sinh đáp: “Có lẽ không ai không thông, (còn thì) không nói chuyện không trông thấy gì với người mù, không nói chuyện không nghe thấy gì với người điếc.”

27. (Q1, 22a) Có người hỏi: “Kinh sách của Đạo giáo, Phật giáo cũng

ngang với Nho giáo, người tu hành đều coi đó như cơm áo. Vậy gồm nắm cả những kinh ấy có nên không?”. Tiên sinh đáp: “Không nên, đồ ăn tránh khác vị (vì nó) làm rối loạn vị cơm gạo, đồ mặc tránh khác màu (vì nó) là rối loạn màu của vải vóc. Chán lối thường dùng mà mê sự viển vông sao gọi là người biết học!”. Lại hỏi: “Bỏ điều viển vông mà chọn lấy điều thâm thuý thì thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Cái thâm thuý quá tức là cái viển vông quá, nó là gió và bóng, sao có được cơm áo ở đó được!”

28. Có người nói: “Đọc sách mà đọc bản in thì không sợ nhầm chữ “đế” ôề ra chữ “hổ” êờ ” (nguyên chú: Sách chép lại đến ba lần thì chữ “đế” ôề ra chữ “hổ” 1

êờ .). Tiên sinh đáp: “Gì bằng lấy tâm làm bản in.”. Lại hỏi: “Lấy tâm làm bản in là thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Các bậc tiên thánh viết (sách) từ tâm, thế là lấy tâm truyền tâm. Những kẻ hậu học cầu (đạo) từ tâm, thế là lấy tâm chứng tâm. Còn như chọn lọc từng chữ từng câu, ngụp lặn tìm chú giải từng câu chữ, dẫu đọc nhiều phỏng để làm gì?”

29. (Q1, 22b) Có người hỏi về việc đọc sách. Tiên sinh đáp: “Đọc sách

cốt phải hiểu, hiểu cốt phải thông tỏ. Sách cũng như là rừng, chim ở rừng ra nhưng không phải vì chim mà có rừng, lí ở sách ra, không phải vì lí mà có sách. Cho nên Vương Thọ đốt sách mà múa”. (nguyên chú: Sách Hoài Nam tử nói: Vương Thọ mang sách đi gặp Từ Phùng ở nhà Chu, Từ Phùng bảo rằng: “Việc phải tuỳ cơ ứng biến mà hành động, biến động tuỳ thời mà sinh ra. Sách là lời nói ra,

1

lời nói ra là ở sự biết, sự biết chứa ở trong sách”. Vương Thọ nghe vậy liền đốt sách rồi múa).

30. Ông đi qua thư quán của một người bạn vừa đúng trên án thư có cuốn sách. Ông mở xem mải quên đi. Người bạn nói: “Người trong sách1

bây giờ ở đâu? Sao mà chịu khó đọc thế! Thôi đi, thôi đi!”. Tiên sinh đáp: “Người đời nay phải kế tiếp người đời xưa, người đời xưa không còn nữa, phải thay thế ngay mới phải2”. (Q1, 23a) Hỏi: “Vì sao?”. Tiên sinh đáp: “Vì đời sau học đời nay, cũng như đời nay học đời xưa. Xưa không “có người trong sách” thì nay ông lấy đâu sách mà đọc”

31. Có người hỏi: “Kinh là để rèn đúc nên con người phải không?”. Tiên sinh đáp: “Người rèn đúc ra kinh, không phải kinh rèn đúc ra người.” Hỏi: “Xin hỏi rèn đúc kinh thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Công dụng của Thánh nhân khuôn vào Kinh Dịch, pháp chế của Thánh nhân khuôn vào

Kinh Thư, phong hóa của Thánh nhân khuôn vào Kinh Thi, điển chế của Thánh nhân khuôn vào Kinh Lễ, quyền của Thánh nhân khuôn vào Kinh Xuân thu. Cho nên Thánh nhân là khuôn đúc kinh, có thể đúc được kinh thì rèn đúc được mình, rèn đúc được mình thì rèn đúc được người.”

32. Có người nói: “Sách của chư tử kì lạ hơn kinh.”. Tiên sinh đáp: “Không có “chính” thì làm sao có “kì”. Ví như ăn, ăn cơm trước hay ăn đồ ăn trước? Một dãy ngàn cái hồ không bằng (Q1, 23b) một gợn nước ở biển, một vạn ngọn đuốc như sao chẳng bằng bóng xế của mặt trời, mặt trăng. Cho nên có câu rằng: “Dây câu bằng sợi tơ xanh, mồi câu bằng quế

1

Người trong sách: ý nói mọt sách. Liêu trai có truyện: Có người nghe nói trong sách có người đẹp bèn rất chịu khó đọc.

2

Đoạn này dùng lối viết cổ văn, chính Nguyễn Đức Đạt lại phải chú văn mình ra bạch thoại.

thì chẳng thể câu được cá! (nguyên chú: Vân Môn Tử nói: “Lời nói càng cầu kì thì tâm lí càng tối.”)”.

33. Có người nói: “Làm sách khó, diễn giảng sách dễ (nguyên chú:

diễn giảng nghĩa là chú thích)”. Tiên sinh nói: “Không phải! Các tiên thánh lấy ý thông cảm với vật mà làm sách để tỏ ý, các hậu thánh dùng vật để phát biểu ý mà thuật ý để phù hợp với sách. Đó là nói về việc các bậc thánh nhân và bậc những người giỏi giang sáng suốt1

tác thuật. Cho nên đẻ con sinh đôi đứa nào ra trước, đứa nào ra sau chỉ có người mẹ biết, ngọc với đá giống nhau chỉ người thợ giỏi mới biết, chỗ tinh vi của kinh truyện chỉ có thánh nhân mới bàn luận được.”

1

Thiên Nhạc kí – Kinh Lễ nói: “Người sáng tác là thánh, người thuật lại là minh. Minh và thánh là nói thuật và tác.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm nam sơn tùng thoại của nguyễn đức đạt (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)