Họ Trang, họ Thích: Trang Chu và Thích ca Mầu ni, hai nhà chuộng học thuyết “hư vô”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm nam sơn tùng thoại của nguyễn đức đạt (Trang 115 - 118)

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

1 Họ Trang, họ Thích: Trang Chu và Thích ca Mầu ni, hai nhà chuộng học thuyết “hư vô”.

thuyết “hư vô”.

2

Sách Thông thư nói: “Kẻ sĩ mong bằng được người hiền, người hiền mong bằng được thánh, thánh mong bằng được trời”

3

Tứ khoa: Học trò Đức Khổng tử chia làm bốn khoa là: đức hạnh, chính sự, ngôn ngữ, văn học.

8. (Q1, 10b) Có người hỏi cách cầu Đạo. Tiên sinh đáp: “Chớ nghĩ điều không thể nghĩ được, điều nghĩ được tức là Đạo, chớ làm việc không thể làm được, việc làm được tức là Đạo. Đạo là không nghĩ mà không gì không nghĩ, không làm mà không gì không làm 1”.

9. Có người nói rằng: “Nhìn chẳng thấy, nghe chẳng được, đạo thần diệu đến thế ư?”. Tiên sinh đáp: “Không trông thấy, nhưng chưa từng không thấy hẳn, không nghe thấy nhưng chưa từng không nghe thấy hẳn”. Lại hỏi: “Thấy và nghe ở đâu?”. Tiên sinh đáp: “Không phải tai mắt mình có thể tiếp cận được: cái gương ở trong hộp không có hình bóng không thể bảo hẳn là không soi bóng được, cái chuông treo ở giá không có tiếng vang, không thể bảo hẳn là không kêu được”.

10. Tiên sinh nói rằng: “Đạo khó tu được lắm thay!”. Có người nói: “Sao không vay của thánh mà bán cho (Q1, 11a)người ngu”. Tiên sinh đáp: “Đạo của thánh là mệnh trời, không phải là của thánh (nguyên chú: xemsách

Hạt Quan tử), vay sao được?. Người ngu không hiểu đạo, đạo vẫn ở đấy.

Còn người buôn giỏi thì vay của người ngu bán cho người ngu (nguyên chú:

tức là lấy người trị người.2)”

11. Có người hỏi rằng: “Nguồn đạo là gì?”. Tiên sinh đáp: “Nguồn ở tính”. Lại hỏi: “Dòng đạo chảy đi đâu?”. Tiên sinh đáp: “Chảy là tình”. Lại hỏi: “Tình không phải là tính, sao gọi là đạo?”. Tiên sinh đáp: “ Tình với tính đều ở một chỗ (nguyên chú: đều thống nhất ở tâm). Chỗ tính hiển hiện

(nguyên chú: kết đọng) là tình, chỗ tình lắng đọng là tính; đắm đuối tình mà

phóng đãng tính thời là ngu; thuận tình mà thích tính thì là thánh nhân; thánh chẳng phải đạo là gì?”.

1

Câu này mượn lời trong sách Lão tử.

2

12. Tiên sinh nói rằng: “Đạo của người quân tử là tôn trời để tôn trọng tính, bảo tồn tâm để bảo tồn trời. Tâm với tính là “một”, là trời. Không tôn trọng cái đáng tôn trọng gọi là “Khinh” (nguyên chú: khinh mạn trời). Không bảo tồn cái đáng bảo tồn gọi là “Bỏ” (nguyên chú: bỏ trời). Khinh mạn trời, bỏ trời (Q1, 11b)

thì trời cũng khinh bỏ. Làm tôi mà vua không cho là trung, làm con mà cha mẹ không cho là hiếu thì trời còn cho mình ra gì. Cho nên người quân tử không thể không hoàn thiện mình, muốn hoàn thiện mình thì không thể không thuận trời, phụng sự trời mà bảo tồn lấy nó để làm người, làm con hiền, dòm ngó trời mà cướp bóc là giặc trời (nguyên chú: tức là “dị đoan”)”.

13. Có người hỏi: “Học đạo để cầu lấy gì?”. Tiên sinh đáp: “Cầu cho đắc đạo”. Lại hỏi: “Đắc đạo có cách nào không?”. Tiên sinh đáp: “Ở tự lòng ta. Lòng là một nơi “Thái hư”. Chân thực thì được hư không, giả dối thì làm cái hư không đó bị đục bẩn. Cho nên cần đạo chẳng gì bằng theo đuổi cái tâm, theo đuổi cái tâm không gì bằng xua đuổi những sự càn rỡ”. Dám hỏi: “Cách theo đuổi tâm và xua đuổi sự càn rỡ như thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Trừ bỏ bốn điều không phải tất là để xua đuổi sự càn rỡ, khuyếch trương bốn mối1

có thể coi là theo đuổi cái tâm vậy”.

14. (Q1, 12a) Có người hỏi: “Đạo khó thế nên đã có người quá, có

người bất cập. Sao còn bắt ép người quá phải lùi bước, người bất cập phải tiến lên làm gì?”. Tiên sinh đáp: “Vì khó thế cho nên phải bắt ép, bắt ép là

1

Bốn điều không phải (tứ phi): “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (chữ ở thiên Nhan Uyên sách Luận ngữ).

Bốn mối (tứ đoan): Trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị phi. Trắc ẩn là đầu mối của Nhân, hổ thẹn là đầu mối của Nghĩa, từ nhượng là đầu mối của Lễ, phân biệt phải trái là đầu mối của Trí. (chữ trong sách Mạnh Tử).

tập cho thành tự nhiên. Nếu như đánh cờ, vui chơi, đá cầu, ăn no thì cần gì phải ép nữa (nguyên chú: Nói rằng Đạo khó nên tất phải cố gắng thì sau mới vui chơi, những chuyện đó sao còn phải đợi bắt ép nữa)”.

15. Tiên sinh nói: “Cái lối “dần dần” thật là tinh diệu! Tiến dần dần cho bằng trời thì bằng trời, tiến dần dần cho bằng người thì bằng người. Giọt nước rơi làm thủng được tảng đá, sợi dây cưa làm đứt được cây gỗ

(nguyên chú: truyện Mai Thặng đời Tiền Hán có câu “Giọt nước ở núi Thái Sơn làm

thủng tảng đá, sợi dây mỏng manh cưa đứt cây gỗ”). Ôi! giọt nước có rắn hơn đá đâu, sợi dây có dai hơn cây gỗ đâu! (Chỉ là vì) “dần dần” mà được thế”. Có người hỏi: “ Dần dần cho bằng trời là thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Ngọn núi cao ngất tới trời không phải chất một hòn đá mà đến được, đường xa thăm thẳm không phải một bước mà tới được. (Q1, 12b)

Cho nên học không nên bỏ dở cũng không nên vội. Ông Mạnh tử có nói rằng: “Người quân tử để chí ở Đạo, không làm cho điều đó được sáng rõ thì không đạt được”. Ý cũng là nói phải “dần dần””

16. Có người hỏi: “Người quân tử học đạo muốn giống ai?”. Tiên sinh đáp: “Giống ông Khổng, ông Nhan”. Lại hỏi: “Ông Khổng, ông Nhan ở đâu?”. Tiên sinh đáp: “Ở tâm. Tâm mà có quy củ, ta không vượt qua thì ta cũng là ông Khổng1. Tâm mà có lòng nhân ta không làm điều gì trái thì ta cũng là ông Nhan2. Nếu không muốn được giống Khổng, Nhan thì thôi, đã muốn thì không ai cản!”.

17. Có người hỏi: “Bản thể của đạo thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Là học”. Lại hỏi: “Công dụng của đạo thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Là dạy học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm nam sơn tùng thoại của nguyễn đức đạt (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)