Phát triển HTX chè tại tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Phát triển HTX chè tại tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước (chỉ sau tỉnh Lâm Đồng và Thái Nguyên). Tính đến tháng 9/2020, tổng diện tích chè của Hà Giang đạt khoảng 20.460 ha, trong đó có 16.970 ha cho thu hoạch và sản

lượng chè búp tươi ước đạt 71.000 tấn. Chè Hà Giang được trồng tập trung chủ yếu tại 5 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và huyện Xín mần.

Nhìn lại thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang với các loại cây trồng chủ lực như cam, chè, dược liệu… cho thấy, tuy diện tích chưa đủ lớn, năng suất chưa nhiều, nhưng Hà Giang luôn coi trọng, khuyến khích liên kết hình thành những vùng sản xuất lớn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Đơn cử như, đối với cây chè, toàn tỉnh hiện có trên 20.810 ha chè, trong đó 9.382 ha được công nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Sản phẩm chè của tỉnh đã có mặt ở hơn 20 quốc gia trên thế giới. Hướng tới nền sản xuất lớn, Liên minh HTX tỉnh Hà Giang đã quy hoạch vùng sản xuất chè Shan tuyết hữu cơ, đẩy mạnh hỗ trợ các HTX, hộ kinh doanh đầu tư phát triển và chế biến chè hữu; thành lập nhóm sở thích trồng chè hữu cơ; phát triển sản phẩm chè hữu cơ gắn với quản lý, khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ…Sản phẩm chè của tỉnh Hà Giang đã có mặt ở hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Một trong những đơn vị tiên phong đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm chè của tỉnh là HTX Chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì). HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè Shan tuyết với trên 1.000 hộ dân vùng nguyên liệu; có trên 500 ha chè được công nhận tiêu chuẩn hữu cơ (Organic); trong đó, trên 160 ha đạt tiêu chuẩn Organic của châu Âu. Liên tục từ năm 2013 đến nay, sản phẩm Trà xanh của HTX được T.Ư Hội Nông dân chứng nhận sản phẩm tiêu biểu, Sao vàng Đất việt; sản phẩm chè Shan tuyết của HTX cũng được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Tại Cuộc thi chất lượng trà xanh châu Á Thái Bình Dương năm 2019, sản phẩm của HTX đạt giải Bạc…

Với những định hướng cụ thể của Liên minh HTX và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức, cá nhân các sản phẩm nông sản của tỉnh Hà Giang đang không ngừng vươn lên khẳng định vị thế cả về chất và lượng, giúp nhiều người dân thoát nghèo và có cuộc sống ổn định trên chính quê hương.

Ngoài những nền tảng cốt lõi như công nghệ, kỹ thuật, giống cây trồng- vật nuôi thì việc hỗ trợ về nguồn lực tài chính cũng rất quan trọng trong phát triển kinh tế tập thể. Nắm bắt được những yếu tố đó, năm 2014, Qũy hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Hà

Giang đã được thành lập dưới sự dẫn dắt của tỉnh ủy và giao Liên minh HTX phụ trách với mục đích tiếp thêm nguồn lực về vốn sản xuất, kinh doanh cho các HTX.

Sau 6 năm hoạt động, tổng nguồn vốn của Qũy hiện là 9,3 tỷ đồng; nguồn vốn được ngân sách tỉnh cấp dần qua từng năm và bổ sung từ lãi khoản vay, đóng góp của HTX tham gia vay vốn. Mỗi HTX được vay tối đa 500 triệu đồng, thời hạn 36 tháng, có phân kỳ trả nợ. Lãi suất vốn vay được áp dụng theo Ngân hàng Chính sách xã hội, hiện là 0,55%/tháng. Từ năm 2014 đến nay, Qũy đã giải quyết cho 45 HTX vay vốn với số tiền gần 10 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, trên kết quả thẩm định đã có 5 HTX được vay vốn, tổng giải ngân trên 1,3 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)