Điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 40)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên:

- Huyện Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở Phía bắc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc tiếp giáp với huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Cạn, phía Đông giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, phía Tây tiếp giáp huyện Phú Lương và Thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp với huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên.

- Huyện Đồng Hỷ có diện tích là 427,73 km2 địa hình phức tạp, chia thành hai vùng rõ rệt: Phía Bắc, Đông Bắc (xã Văn Lăng, Tân Long, Văn Hán, Cây Thị…) là vùng núi thấp, độ cao trung bình 500 – 600m; phía nam và tây nam (xã Hóa Thượng, Nam Hòa, Tân Lợi…) là vùng trung du có địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 100m. Huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 13 xã và 2 thị trấn), có 6 xã đặc biệt khó khăn và 1 xã ATK.

Đồng Hỷ là huyện giầu tài nguyên khoáng sản như quặng sắt, quặng chì, đá vôi, đất sét, cát sỏi, vàng sa khoáng... Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có trữ lượng lớn tạo lợi thế cho Huyện trong phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng....

Khí hậu của Đồng Hỷ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông, điển hình của khí hậu vùng trung du, miền núi khu vực Đông bắc bộ. Nền nhiệt độ trung bình của Đồng Hỷ trong khoảng 22-250C, lượng mưa bình quân 2.000 mm, độ ẩm trung bình trong khoảng 82%-85%.

Đồng Hỷ có địa hình mang đặc điểm chung của vùng miền núi, địa hình chia cắt, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi cao; Vùng đồi núi thấp; Vùng đồng bằng trung du.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)