Điều kiện kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 45)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội:

2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất

Bảng 2.1: Tình hình phân bổ sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%)

SL (ha) Cơ cấu % SL (ha) Cơ cấu % SL (ha) Cơ cấu % 2019/ 2018

2020/

2019 BQ Tổng diện tích đất TN 42.773,3 100 43.173,1 100 43.173,1 100 100,93 100 100,47 1. Đất Nông lâm nghiệp 37.921,1 88,6 37.936,7 87,8 37.887,8 87,76 100,04 99,87 99,96

1.1. Đất sản xuất NN 13.635,4 35,9 13.529,8 35,6 13.514,4 35,67 99,23 99,89 99,56 1.2. Đất lâm nghiệp 23.886,8 62,9 24.007,8 63,2 23.974,6 63,28 100,51 99,86 100,18 1.3. Đất nông nghiệp khác 37,6 0,1 77,2 0,2 77,2 0,2 205,32 100 152,66 2. Đất chuyên dùng 2.502,4 5,8 2.779,7 6,44 2.827,3 6,55 111,08 101,71 106,40 3. Đất ở 810,8 1,9 927,8 2,15 929,2 2,15 114,43 100,15 107,29 4. Đất chưa sử dụng 666,9 1,5 715,4 1,66 715,3 1,66 107,27 99,99 103,63

Diện tích đất của tỉnh Thái Nguyên vẫn không ngừng tăng qua các năm, tổng diện tích đất năm 2018 là 42.773,3 (ha).Trong đó đất nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất vào năm 2018 đất nông lâm nghiệp chiếm 88,6% tổng diện tích đất TN, đất chuyên dùng chiếm 5,8%, đất ở chiếm 1,9%, đất chưa sử dụng chiếm 1,5%.

Năm 2019 tổng diện tích đất TN tăng lên 0.93%, đất nông lâm nghiệp tăng 0,04%, đất chuyên dùng tăng 11,08%, đất ở tăng 14,43%, đất chưa sử dụng tăng 7,27% so với diện tích đất năm 2018.

Vẫn tiếp tục tăng đến năm 2020 tăng thêm 0,47% tổng diện tích đất, đất nông lâm nghiệp giảm 0,13%, đất chuyên dùng tăng 1,71%, đất ở tăng 0,15%, đất chưa sử dụng giảm 0,01% so với năm 2019.

Ta thấy diện tích đất TN vẫn không ngừng tăng lên nhưng cũng đang dần chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đất sản xuất nông lâm nghiệp đang giảm dần đi, hướng tới đất ở và đất chuyên dùng hiều hơn.

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội a. Dân số

Bảng 2.2: Dân số trung bình toàn huyện Đồng Hỷ phân theo giới tính, thành thị, nông thôn

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%)

SL cấu Cơ % SL cấu % SL cấu % 2019/ 2018 2020/2019 BQ I. Tổng số nhân khẩu Người 91.597 100 92.622 100 93.300 100 101,1 100,7 100,9 1. Theo giới tính - Nam Người 45.113 49,25 46.138 49,81 46.446 49,78 102,3 100,7 101,5 - Nữ Người 46.484 50,75 46.484 50,19 46.854 50,22 100,0 100,8 100,4 2. Theo khu vực - Thành thị Người 7.807 8,52 7.762 8,38 7.894 8,46 99,4 101,7 100,6 - Nông thôn Người 83.790 91,48 84.860 91,62 85.406 91,54 101,3 100,6 101,0

Ta thấy tình hình dân số của huyện Đồng Hỷ vẫn tăng đều qua các năm. Tỉ trọng dân số giữa nam và nữ huyện Đồng Hỷ qua các năm đều giữ tương đối cân bằng nhau không quá chênh lệch nam chiếm 49,25% nữ 50,75%.

Chủ yếu dân số tại huyện là ở vùng nông thôn chiếm 91,48%, tại thành thị chỉ chiếm 8,52% dân số tại năm 2018 so với tổng dân số toàn huyện, chính tỏ rằng chủ yếu người dân tại huyện phát triển kinh tế bằng sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp phát triển nền nông nghiệp nông thôn.

Qua các năm dân số trên địa bàn huyện vẫn tăng đều nhưng vẫn giữ được tỉ trọng giữa nam và nữ ổn định đều nhau nam chiếm 49,81% nữ 50,19%. Dân số thành thị giảm 0,06%, nông thôn tăng 0,06% so với dân số năm 2018.

Vào năm 2020 dân số của huyện nam chiếm 49,78% nữ 50,22%. Dân số thành thị tăng 1,7%, nông thôn tăng 0,6% so với dân số năm 2019.

b. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%

SL (tỷ đồng) cấu % SL (tỷ đồng) cấu % SL (tỷ đồng) cấu % 2019/ 2018 2020/ 2019 BQ Tổng GTSX 3.091 100 3.943,4 100 4.111,2 100 127,58 104,26 115,92 1. GTSX Nông - Lâm - Thủy sản 1.231 39,83 1292,1 32,77 1.340,3 32,60 104,96 103,73 104,35 2. GTSX CN - TTCN - XDCB 1.602 51,83 2320,6 58,83 2.438,5 59,31 144,86 105,08 124,97 3. GTSX Thương mại - Dịch vụ 258 8,34 330,7 8,4 332,4 8,09 128,18 100,51 114,35

Nền kinh tế huyện Đồng Hỷ không ngừng phát triển qua từng năm, ta thấy tổng GTSX năm 2018 đạt 3.091 tỷ đồng, trong đó có GTSX nông - lâm - thủy sản chiếm 39,83%, GTSX CN - TTCN - XDCB chiếm tới 51,83%, GTSX thương mại -dịch vụ chỉ chiếm 8,34%.

Tới năm 2019 tổng GTSX đạt 3.943,4 tỷ đồng tăng 27,58% trong đó có GTSX nông - lâm - thủy sản tăng 4,96%, GTSX CN - TTCN - XDCB tăng 44,86%, GTSX thương mại - dịch vụ tăng 28,18% so với năm 2018.

Đến năm 2020 tổng GTSX đã đạt được 4.111.2 tỷ đồng tăng 4,26% trong đó có GTSX nông - lâm - thủy sản tăng 3,73%, GTSX CN - TTCN - XDCB tăng 5,08%, GTSX thương mại – dịch vụ tăng 0,51% so với năm 2019.

* Kinh tế:

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, huyện Đồng Hỷ đã triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hằng năm, do vậy tình hình kinh tế, xã hội về cơ bản ổn định; các nguồn lực được tập trung để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh; môi trường sản xuất kinh doanh được củng cố; các nguồn thu được khai thác có hiệu quả…

- Năm 2018 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt 14,46% (công nghiệp - xây dựng: 22,9%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 3,66%; thương mại - dịch vụ: 4,9%).

+ Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng được quan tâm đầu tư phát triển. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định năm 2010) đạt 2.215 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương đạt 505 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN địa phương đạt 720 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành Xây dựng đạt 990 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của địa phương như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục được quan tâm, phát triển; một số dự án mới đã và đang được đầu tư. Năm 2018, toàn huyện có trên 170 doanh nghiệp đang hoạt động; 28 làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.

+ Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt nhiều kết quả do triển khai tốt các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất. Công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Năm 2018 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.231 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích; từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung như sản xuất lương thực, trồng rau, cây ăn quả và vùng chè chất lượng cao.

Các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ như: Bưu chính, viễn thông, văn hóa, y tế, giáo dục, vận tải, dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp… cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân dân. Mạng lưới hệ thống chợ, cửa hàng thương mại dịch vụ được quy hoạch và từng bước đầu tư nâng cấp, cải tạo phục vụ nhu cầu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn.

Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn bám sát vào mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo nguồn vốn vay cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và thực hiện chính sách xã hội. Hằng năm, nguồn vốn tín dụng và dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tăng bình quân trên 15%.

+ Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ kinh tế chủ yếu (năm 2018) đạt 257 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 719 tỷ đồng.

Thu ngân sách có mức tăng trưởng khá, năm 2018 đạt 119,7 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách hằng năm (không kể thu cấp quyền sử dụng đất) tăng bình quân 18%.

* Văn hóa - xã hội

- Công tác giáo dục - y tế được quan tâm thực hiện tốt trong nhiều năm qua, năm 2018 đã xây dựng thêm 12 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn huyện 47/53 trường học, bằng 88,6% số trường đạt chuẩn (trong đó 06 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2), 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 81%. Hiện nay, Trạm y tế các xã, thị trấn đều có bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chí mới. Các chương trình mục tiêu y tế - dân số và

phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện đồng bộ, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn; chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh được củng cố và nâng lên; công tác tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế được đẩy mạnh; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến nay đạt 98,5%.

- Các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển sâu rộng; thiết chế văn hóa tiếp tục được củng cố, hoàn thiện; đến nay 201/205 xóm, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, trong đó có 113 nhà văn hóa đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Các chính sách xã hội được triển khai thực hiện tốt, nhất là chính sách đối với người có công, giảm nghèo, an sinh xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; bình quân hằng năm số lao động được tạo việc làm mới đạt trên 2.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm trên 3%; công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện đạt kết quả tích cực, giảm trên 3% số người nghiện ma tuý mỗi năm./.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)