Quy mô lao động tại các HTX chè huyện Đồng Hỷ năm 2020

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 62)

Chỉ tiêu

Lao động thường

xuyên Lao động thuê ngoài Số lượng (LĐ) Tỷ trọng (%) Số lượng (LĐ) Tỷ trọng (%) Lao động thuộc HTX 560 100 51 100 - Lao động nam 250 44,6 12 23,53 - Lam động nữ 310 55,4 39 76,47

Quy mô bình quân/HTX 37 3

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2020

Qua bảng 3.3 ta thấy, quy mô lao động tại các HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ không có sự chênh lệch nhiều về giới gần 60% lao động là nữ giới. Tuy nhiên, đối với lao động thuê ngoài thì gần 80% là lao động nữ. Như vậy có thể thấy, đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh chè thì công đoạn sản xuất chè là một công đoạn nặng nhọc nhưng lại cần sự tỉ mỉ chăm sóc, thu hoạch cũng như chế biến chè, vì vậy nữ giới thường đảm nhiệm công việc này. Công đoạn chăm sóc như bón phân, tỉa đốn, hay làm cỏ đây là những công việc cần có sức khỏe nên thường được phụ trách bởi những lao động nam những người có sức khỏe. Đối với khi thu hoạch, để đảm bảo cho việc thu hoạch chè đúng kỹ thuật, đúng chủng loại và chất lượng: công việc này thường được người phụ nữ đảm nhận vì người phụ nữ tính tỉ mỉ cẩn thận hơn nam giới. Chính vì đặc thù sản xuất kinh doanh như vậy nên số lượng lao động nữ tại các HTX

thường chiếm tỷ trọng cao hơn nam giới. Cũng do đặc điểm của cây nông nghiệp đó là sản xuất theo mùa vụ, nên trong quá trình thu hoạch cần nhiều lao động tham gia vào sản xuất.

Do đặc thù của lao động làm chè là lao động thời vụ, do vậy, đối với các lao động thuê ngoài, chủ yếu thuê theo thời vụ từ tháng 4 đến tháng 11 dương lịch lúc này đang vào chính vụ chủ yếu là hái chè và sao chè. Bên cạnh đó, tại các HTX ngoài lao động là thành viên HTX thì vẫn phải thuê lao động ngoài để thu gom chè tươi từ các hộ thành viên về HTX để chế biến, sao chè, phân loại chè, đóng gói chè,... Như vậy có thể thấy, phát triển HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ không những tạo công ăn việc làm cho các hộ thành viên tham gia, mà còn giúp tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong vùng và lao động ở vùng lân cận, giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn..

* Quy mô vốn:

Huyện Đồng Hỷ một trong những huyện, thành phố có mức thu nhập tương đối cao của tỉnh Thái Nguyên, nơi này tập trung một số nhà máy chế biến và sản xuất chè. Bên cạnh đó, cũng do công nghiệp ít phát triển người dân chủ yếu là lao động nông nghiệp, sử dụng các công cụ thô sơ thậm chí nhiều nơi vẫn dựa vào sức người và gia súc như trâu để canh tác.

Chính vì vậy mà thu nhập người dân không cao nhất là người nông dân. Trong đó, các hộ trồng chè của huyện, với nhiều năm làm chè, số vốn chủ yếu do tích lũy từ quá trình sản xuất kinh doanh của hộ. Kết quả khảo sát nguồn vốn lưu động của hộ sản xuất và kinh doanh chè của huyện Đồng Hỷ (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và giá trị hàng còn tồn kho chưa bán, hoặc chưa bán được) như sau:

Bảng 3.4. Quy mô vốn của các hộ thành viên HTX và hộ chưa tham gia HTX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ năm 2020

ĐVT: triệu VNĐ

Chỉ tiêu < 10 10-50 50 - 100 > 100

Hộ là thành viên HTX 23,57 10,56 51,76 14,11

Hộ không tham gia HTX 24,32 48,56 16,05 11,07

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2020

Qua bảng 3.4 ta thấy, quy mô vốn bình quân của các hộ là thành viên HTX, và hộ làm thành viên HTX có quy mô vốn trên 100 triệu là 14,11%; 51,76% hộ có quy mô vốn từ 50 đến dưới 100 triệu; 23,57% hộ có quy mô vốn dưới 10 triệu đồng; Hộ không tham gia HTX có quy mô vốn thấp hơn, quy mô vốn trung bình từ 10 đến dưới 50 triệu chiếm 48,56%; 24,32% hộ có quy mô vốn dưới 10 triệu đồng; 11,07% hộ có quy mô vốn trên 100 triệu đồng.

Như vậy, có thể thấy quy mô vốn bình quân của các hộ sản xuất và kinh doanh chè của huyện Đồng Hỷ không cao, phần lớn mức vốn bình quân của các hộ thành viên từ 50 đến 100 triệu đồng. Một lượng rất nhỏ là trên 100 triệu đồng. Mức vốn đầu tư này được dùng để mua máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất tại nhà, thêm vào đó một lượng vốn không nhỏ được đưa vào sản xuất đó là dùng để mua phân bón và một số tư liệu sản xuất khác.

Hiện nay, tại một số gia đình khi mà diện tích trồng chè nhiều các hộ gia đình này đã mạnh dạn đầu tư một số máy móc phục vụ cho việc trồng chè hệ thống tưới nước, hệ thống phun thuốc sâu...với lượng vốn đầu tư không nhỏ.

Cũng qua số liệu điều tra đa phần những hộ có vốn đầu tư lớn đều tham gia HTX vì những hộ này thường diện tích trồng chè là tương đối lớn, nhu cầu thị trường nhiều vì vậy các hộ cần có thị trường tiêu thụ, giá cả ổn định thì mới đảm bảo khả năng sản xuất cũng như đảm bảo thu nhập của người lao động.

i. Công nghệ sản xuất của các hộ thành viên HTX chè:

- Công nghệ về giống:

Để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chè huyện Đồng Hỷ đã đẩy mạnh việc chuyển đổi giống chè theo hướng giảm diện tích chè Trung du (chè cổ truyền thống) thay thế bằng một số giống chè mới cho năng suất và chất lượng. Kết quả khảo sát hộ

dân trồng chè tham gia HTX chè của huyện Đồng Hỷ về cơ cấu giống chè năm 2020 như sau:

Hình 3.1. Diện tích các giống chè của các HTX tại huyện Đồng Hỷ năm 2020

Qua hình 3.1 ta thấy, hiện nay giống chè của các hộ dân tham gia HTX đã thay đổi đáng kể, tỷ trọng giống chè trung du của các hộ tham gia HTX chiếm 42,37%, còn lại là các giống chè mới. Như vậy có thể thấy, những năm qua, người dân trồng chè của huyện Đồng Hỷ đã được UBND huyện chú trọng đưa cây chè là cây trồng chủ lực cho phát triển cây công nghiệp của huyện. Do vậy, để nâng cao năng suất chất lượng chè, việc thay đổi giống chè mang tính chất quyết định. UBND huyện giao cho phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tuyên truyền, hỗ trợ các hộ dân thay giống chè cũ cho năng suất và chất lượng thấp bằng giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao. Theo đó, giống chè trung du (chè cổ) giảm dần và tăng nhanh các giống chè cho năng suất chất lượng cao như chè TRI777, chè Kim Tuyền, LDP1, và một số giống chè khác.

Đa số người dân trồng chè trên địa bàn huyện tuy đã có nhiều thay đổi trong tư duy như: Đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã sử dụng nhiều giống chè năng suất và chất lượng cao vào trồng như diện tích chè Trung Du vẫn được sử dụng nhiều vì đây là loại chè trồng từ lâu đời, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên trên địa bàn.

Thêm vào đó, giống chè này có khả năng chống chịu sâu bệnh nên được nhiều người dân tiếp tục lựa chọn để sản xuất.

Với những loại giống mới như: Chè Kim Tuyên, LDP1... cũng đang được người dân lựa chọn để thay thế dần những giống chè đã cũ cho năng suất thấp và chất lượng không cao. Qua đây, ta có thể thấy được sự nỗ lực của UBND huyện trong việc hỗ trợ, khuyến khích các hộ trồng chè, đặc biệt là hộ dân tham gia HTX chè phá bỏ đồi chè cũ, trồng lại bằng giống chè mới.

ii. Công nghệ chăm sóc

Hiện nay, nhu cầu chè sạch có xu hướng ngày càng cao, nhu cầu người dân cần có những sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, để có thể tiêu thụ được chè thì các nhà sản xuất chè nói chung, các hộ trồng chè nói riêng phải thay đổi tư duy sản xuất chè theo hướng chè an toàn và chè hữu cơ, nhằm hạn chế tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Đặc trưng của cây chè là có rất nhiều loài sâu bệnh: rệp, bọ cánh cứ, rầy nâu,... do vậy, để hạn chế sâu bệnh, người dân phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để phòng và trị bệnh. Tuy nhiên, do các hộ dân còn hạn chế về kiến thức phòng và điều trị sâu bệnh, các hộ trồng chè chủ yếu vẫn phun thuốc theo kinh nghiệm, dẫn đến nhiều loại sâu bệnh có khả năng kháng thuốc cao, nên nhiều hộ gia đình càng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc chè. Khi các hộ tham gia vào các HTX thì sản phẩm được đảm bảo chất lượng theo quy định chung của HTX, đặc biệt là phần lớn các hộ phải cam kết tham gia VietGAP, UTZ, hoặc sản xuất chè hữu cơ,... để đảm bảo tiêu chuẩn chè an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Kết quả khảo sát cho thấy, 68,82% hộ là thành viên HTX tham gia VietGAP. Chính việc các thành viên HTX tham gia sản xuất chè an toàn, đã giúp cho HTX tiêu thụ được một lượng lớn chè chất lượng cho các thành viên tham gia.

iii) Công nghệ chế biến

Công nghệ chế biến ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của chè, công nghệ chế biến và kỹ thuật chế biến tốt giúp cho chất lượng chè tốt và ngược lại. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành của chè trên thị trường. Đối với các hộ gia đình, chế biến chè vẫn chủ yếu theo phương pháp thủ công.

Trong những năm gần đây, do giá thành chè có xu hướng tăng cao nên nhiều hộ gia đình đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng chè, nâng cao giá thành của chè trên thị trường, bên cạnh đó nhiều hộ tham gia HTX chè được chính quyền địa phương và Trung ương hỗ trợ nhiều máy móc thiết bị cho chế biến chè. Kết quả khảo sát 170 hộ thành viên HTX về số lượng và giá trị máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất và chế biến chè cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Số lượng và giá trị các thiết bị sản xuất và chế biến chè tại các HTX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ năm 2020

STT Thiết bị sản xuất và chế biến chè Số lượng (chiếc) Số thiết bị/HTX Giá trị (đồng) Máy sao chè: 242 20 173.129.359 1 - Tôn quay chè bằng sắt 68 7 584.792.502

- Tôn quay chè bằng inox 165 10 1.059.936.411

- Máy sao chè bằng Gas 9 4 1.480.000.000

2 Máy vò chè 187 11 789.271.321

3 Máy đóng gói hút chân không 35 4 431.825.200

4 Máy ủ hương chè 06 6 HTX có 175.048.000

5 Máy sàng lọc chè 7 4 HTX có 29.400.000

6 Máy co màng 01 01 HTX có 10.000.000

Nguồn: Phòng nông nghiệp &PTNT huyện Đồng Hỷ

Đa phần các hộ dân trong HTX sử dụng hay công cụ đó là máy vò chè và máy sao chè là công cụ chủ yếu để chế biến chè. Đây là những công cụ thô sơ đã được người dân sử dụng lâu đời, 100% hộ tham gia HTX sử dụng máy sao chè và máy vò chè. Ở mỗi HTX có ít nhất 1 đến 2 máy hút chân không để đóng gói và bảo quản chè. Tuy nhiên hiện nay các HTX chè của huyện chưa có nhiều máy sao bằng gas. Như vậy, Để nâng cao hơn chất lượng và giá thành chè bán ra trên thị trường. Các hộ gia đình cũng đã đầu tư thêm một số máy móc như: Máy sao chè bằng gas, máy sàng lọc chè, máy đóng gói chè chân không và máy ủ hương chè. Đây là những máy móc giúp nâng cao chất lượng của chè bán ra trên thị trường: Hương thơm tốt, bảo quản được lâu, sàng được chất lượng chè.

3.1.4. Phát triển sản xuất kinh doanh của HTX chè

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 15 HTX. Để đánh giá một cách chính xác tình hình sản xuất chè của các HTX, tác giả đã tiến hành điều tra toàn bộ 150 hộ thuộc HTX để phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ tham gia HTX. Đồng thời, tìm hiểu những khó khăn và vướng mắc mà các hộ nông dân gặp phải.

Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của HTX trong sản xuất chè huyện Đồng Hỷ TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ thành viên HTX 2018 Hộ thành viên HTX 2019 Hộ thành viên HTX 2020 1 Diện tích chè Ha 0,63 0,65 0,57

2 Năng suất bình quân Tạ/ha 99,78 114,15 121,02 3 Giá trị sản xuất Nghìn đồng 212,16 254,68 289.445 4 Chi phí trung gian Nghìn đồng 153,52 120,36 100.123 5 Giá trị gia tăng Nghìn đồng 125,21 157,11 195.342

Nguồn: Theo khảo sát của tác giả

Qua bảng trên ta thấy, diện tích chè bình quân của các hộ tham gia HTX tương đối lớn, năng suất khá cao. Như vậy có thể thấy, những đóng góp tích cực của các HTX cho các thành viên như hỗ trợ về giống, hỗ trợ về vốn, hỗ trợ phương tiện sản xuất... Khi hộ tham gia HTX được hỗ trợ sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới cho năng suất cao kháng chịu được nhiều sâu bệnh, đặc biệt là thích nghi trong điều kiện thời tiết đa dạng nên năng suất bình quân của các hộ này là tương đối cao so với các khu vực. Đây chính là những minh chứng đáng tin cậy về sự hiệu quả của các hộ tham gia vào HTX trên địa bàn huyện.

Thị trường được mở rộng, giá cả ổn định và có xu hướng tăng cao nên giá trị sản xuất trên mỗi ha là khá cao. Một số HTX đã ký kết với các doanh nghiệp nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc...với số lượng lớn nên việc thu mua chè của các thành viên cũng cao hơn so với mặt bằng chung thị trường. Để có thêm làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp này thì yếu tố chất lượng cần đặt lên hàng đầu đảm bảo uy tín các sản bán ra. Thêm vào đó, nhiều yếu tố đầu vào được chính quyền địa phương hỗ

trợ như giống phân bó, thuốc trừ sâu...ngoài ra việc sản xuất cũng khoa học hơn, ít chi phí để chăm sóc lên chi phí trung gian là tương đối thấp. Điều này giúp cho thu nhập của các hộ nông dân được cải thiện đáng kể.

* Hỗ trợ sản xuất cho các thành viên HTX

Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, hiện nay ngoài việc các hộ tham gia HTX được hỗ trợ tập huấn làm chè, hỗ trợ giống chè, hỗ trợ phân bón, hỗ trợ máy móc thiết bị,... thì việc hỗ trợ giúp các HTX chè ứng dụng mô hình chuỗi giá trị sản phẩm cho sản xuất chè đang được phổ biến rộng rãi ở tỉnh Thái Nguyên nói chung và ở huyện Đồng Hỷ nói riêng. Kết quả khảo sát một số chính sách hỗ trợ chính cho các hộ tham gia HTX chè của huyện Đồng Hỷ như sau:

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)