Thu nhập của các hộ sản xuất chè

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 68)

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Hợp tác xã

Thu nhập bình quân của thành viên HTX /tháng 5.125.000

Thu nhập thuê ngoài /LĐ/tháng 4.175.000

Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng 3.11 ta thấy, thu nhập bình quân một lao động là thành viên HTX là 5.125.000 đồng/ tháng, so với mặt bằng chung thu nhập lao động khu vực huyện là tương đối cao (thu nhập bình quân lao động của huyện là 4.200.000 đồng/ tháng - Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ ). Lao động thuê ngoài của các HTX cũng ở mức bình quân 4.175.000 đồng/ tháng. Như vây, HTX chè trên địa bàn huyện đã có vai trò đáng kể trong quá trình tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động. Hiện nay, tại nhiều HTX chè trên địa bàn, các thành viên HTX đã làm giàu từ chè. Vì ngoài thu nhập được tính từ các HTX chè thì có đến trên 60% sản lượng chè của hộ do hộ tự sản xuất và tự tiêu thụ, do vậy nhiều hộ có diện tích lớn thì thu nhập từ sản xuất và kinh doanh chè tương đối cao. Bên cạnh đó, giá chè tươi và chè khô có xu hướng tăng cao, nhiều hộ gia đình cũng đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: tưới nước tự động, phun thuốc tự động, các giống chè mới chất lượng cao như chè cành, chè phúc vân tiên...nên thu nhập của hộ tăng lên đáng kể. Đối với những hộ có diện tích trồng chè ít, ngoài thời gian làm chè, lao động của hộ còn tham gia các nghề phụ khác để kiếm thêm thu nhập và tăng gia bằng việc chăn nuôi và hoa màu. Ngoài ra, nhiều lao động nhạy bén với thị trường, đã thu mua và gom hàng để bán cho tư thương để kiếm thêm lợi nhuận. Nhiều gia đình đã đầu tư nhiều máy móc như máy vò chè mini, máy quay chè, máy hút chân không,...đã thu mua thêm chè tươi để chế biến thêm và bán ra thị trường. Khi tham gia vào HTX các hộ cùng ký cam kết sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là điều kiện giúp nâng cao uy tín các sản phẩm chè thuộc các HTX, qua đó nhìn nhận của người dân về sản phẩm chè sạch, chè an toàn cũng đã thay đổi. Chình vì điều này mà thu nhập của các hộ tham gia HTX đã nâng lên, các hộ ngày càng gắn bó hơn nữa với HTX.

-Đào tạo:

Với các hộ tham gia vào HTX chủ yếu là các hộ nông dân đã tham gia vào việc sản xuất chè trong nhiều năm. Nên các hộ dân này có nhiều kinh nghiệp trong việc trồng, chăm sóc và chế biến chè. Tuy nhiên, các hộ này vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất từ nhiều năm mà chưa được tiếp cận với nền khoa học tiên tiến trong việc sản xuất chè hiện đại. Liên minh hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các HTX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã triển khai nhiều hình thức đạo tạo cho các hộ dân để thay đổi suy nghĩ cũng như phương thức làm ăn mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)